Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Đại học Thái Nguyên tham gia ký kết phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Đăng ngày: 20-08-2021 | 1288 lần đọc
|

Ngày 18-8, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ ký kết Chương trình phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 giữa các đơn vị: Đại học Thái Nguyên; Sở Khoa học và Công nghệ; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Tỉnh đoàn; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; Câu lạc bộ Đầu tư & Khởi nghiệp; các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp (ảnh).

20-8-2021-KK-1.jpg

 PGS.TS Trần Thanh Vân, Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên (đứng thứ ba, từ phải sang)

ký kết chương trình phối hợp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 giữa các đơn vị

Chương trình phối hợp gồm 8 nội dung chính: (1)Thực hiện truyền thông về hoạt động khởi nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ đầu tư cho khởi nghiệp và phổ biến tuyên truyền các điển hình khởi nghiệp thành công của tỉnh Thái Nguyên; (2) Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST (Đào tạo nâng cao năng lực cho các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức về khởi nghiệp ĐMST và phát triển sản phẩm khởi nghiệp; Đào tạo nâng cao năng lực huấn luyện viên khởi nghiệp cho đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đng trên địa bàn tỉnh; Đào tạo kiến thức về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên, phụ nữ); (3) Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động khởi nghiệp ĐMST (Tiếp tục hình thành các trung tâm ươm tạo khởi nghiệp, câu lạc bộ khởi nghiệp ĐMST trong các trường đại học, cao đng; các huyện, thị xã, thành phố; Lựa chọn, xây dựng và phát triển khu dịch vụ tập trung khởi nghiệp từ các Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp hiện có); (4) Tổ chức các sự kiện khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Cuộc thi khởi nghiệp ĐMST cấp tỉnh, hội nghị, hội thảo, diễn đàn về khởi nghiệp ĐMST; (5) Tìm kiếm, phát hiện, hỗ trợ và tuyển chọn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST; (6) Hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST thực hiện nhiệm vụ khoa học và công ngh; (7) Tổ chức kết nối hoạt động hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST (Xây dựng sàn giao dịch ý tưởng khởi nghiệp ĐMST; Xây dựng, kết nối mạng lưới nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp và mạng lưới quỹ đầu tư cho khởi nghiệp ĐMST; Đẩy mạnh các hoạt động liên kết giữa các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu với các doanh nghiệp để ứng dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu); (8) Hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng của tỉnh tham dự TECHFEST vùng, Quốc gia.

Chương trình cũng đã nêu nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị tham gia. Đại học Thái Nguyên với vai trò là Đại học vùng, có nhiệm vụ: Tham gia xây dựng mạng lưới khởi nghiệp, thúc đẩy và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Phối hợp tổ chức các sự kiện về khởi nghiệp ĐMST; Thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp ĐMST theo quy định; Xây dựng và tổ chức hoạt động sàn giao dịch ý tưởng sáng tạo; Xây dựng chương trình đào tạo, thực hiện đào tạo bồi dưỡng cho giảng viên, sinh viên; định hướng và hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên.

Các Trung tâm ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp có nhiệm vụ: Tham gia xây dựng mạng lưới khởi nghiệp, thúc đẩy và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn tỉnh; Kết nối đưa thanh niên, sinh viên giỏi, có ý tưởng và mong muốn khởi nghiệp thực tập tại các doanh nghiệp khởi nghiệp; Cung cấp đào tạo và tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức, kiến thức cơ bản về khởi sự và khởi nghiệp ĐMST; Triển khai các hoạt động ươm tạo công nghệ, cung cấp dịch vụ và cơ sở vật chất cần thiết để hỗ trợ khởi nghiệp từ giai đoạn hình thành ý tưởng tới phát triển sản phẩm cho đến khi thành lập doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh; Thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩm khoa học và công nghệ bằng việc kết nối giữa sinh viên và các nhà nghiên cứu để khởi nghiệp, các nhà nghiên cứu với doanh nghiệp, các doanh nghiệp với sinh viên.

Tại Chương trình có 4 tác giả, nhóm tác giả tham gia trình bày ý tưởng khởi nghiệp và đề xuất nhu cầu hỗ trợ, các ý tưởng gồm: “Xây dựng một hệ sinh thái thông minh cho hệ thống chiếu sáng đường sử dụng bộ đèn có nhiều mắt LED” của Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên ; “Nghiên cứu bào chế xà phòng dược liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da” của Trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên; “Tăng cường công nghệ phát triển giá trị thặng dư từ cây chè Thái Nguyên trong sản xuất dung dịch vệ sinh phụ nữ HAPPYLADY” của Công ty TNHH SKX Organic USA; “Nghiên cứu và phát triển một số trà thảo dược hỗ trợ trong việc phòng và điều trị hô hấp cấp” của Công ty Cổ phần phát triển Nông lâm nghiệp và môi trường Việt Nam.

Chương trình nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện hỗ trợ các nội dung hoạt động khởi nghiệp ĐMST tỉnh Thái Nguyên đảm bảo thiết thực, hiệu quả; Huy động, tập trung mọi nguồn lực thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và hoạt động khởi nghiệp ĐMST tại tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời, tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới, tập trung vào các ngành, lĩnh vực tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Vừa qua, Đại học Thái Nguyên đã ký kết thỏa thuận phối hợp công tác với Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hợp tác phát triển Hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo. Mục tiêu của việc hợp tác nhằm triển khai các dự án hợp tác, cung cấp dịch vụ chung hướng đến mục tiêu phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia; Phối hợp thu hút nguồn lực trong và ngoài nước nhằm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, thực hiện Đề án “Hỗ trợ sinh thái khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo quốc gia đến năm 20215” (Đề án 844); Xây dựng ĐHTN trở thành trung tâm, đầu mối của Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia ở vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, đồng thời liên kết ĐHTN với mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia và quốc tế, thiết lập hệ sinh thái khởi nghiệp; Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mỗi bên về hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật, nguồn nhân lực, các mối quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam; Thông qua việc hợp tác để nâng cao năng lực, uy tín và vai trò của ĐHTN trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của quốc gia và quốc tế./.

Thanh Loan – TNU Media