Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Bộ mã số B2016-TNA-14 do PGS.TS. Cao Thị Hà - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 07-03-2019 | 1140 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Nghiên cứu nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên Toán trung học phổ thông đáp ứng chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới

- Mã số: B2016-TNA-14

- Chủ nhiệm đề tài:  PGS.TS. Cao Thị Hà

- Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên

- Thời gian thực hiện: 30 tháng.

2. Mục tiêu

Nghiên cứu thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên Toán ở Việt Nam và xây dựng hồ sơ nghề nghiệp của giáo viên Toán đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Từ đó, đề xuất điều chỉnh chuẩn nghề nghiệp giáo viên Toán các cấp, thiết kế khung chương trình bồi dưỡng giáo viên Toán và những giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên Toán.

3. Tính mới và sáng tạo

1) Phân tích được một số điểm khác biệt trong chính sách đào tạo và bồi dưỡng GV của một số quốc gia có nền giáo dục tiên tiến và khuyến nghị cho việc đào tạo và bồi dưỡng GV của Việt Nam.

2) Đề xuất được khung năng lực nghề nghiệp GV Toán trong các trường phổ thông của Việt Nam.

3) Đề xuất khung chương trình bồi dưỡng GV Toán nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV Toán các trường phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới.

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu thực trạng năng lực đội ngũ GV Toán ở trường phổ thông của Việt Nam.

4.2. Đề xuất khung năng lực nghề nghiệp của GV Toán trong các trường phổ thông

4.3. Đề xuất khung chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV Toán nhằm đáp ứng được khung năng lực nghề nghiệp và đổi mới giáo dục phổ thông;

4.4. Đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng GV nhằm nâng cao năng lực cho GV Toán nhằm đáp ứng được khung năng lực nghề nghiệp và đổi mới giáo dục phổ thông.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

06 bài báo được đăng trên tạp chí trong nước, quốc tế và kỷ yếu hội thảo trong nước và quốc tế:

  1. Cao Thị Hà (2016), “Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 10/2016, tr. 25-28.
  2. Cao Thị Hà (2016), “Kinh nghiệm trong đào tạo giáo viên của một số nước và những khác biệt trong đào tạo giáo viên của Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về: Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, NXB Đại học Sư phạm, tr. 177-183.
  3. Cao Thị Hà (2017), “Mô hình bồi dưỡng giáo viên của Việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Kỷ yếu Hộ thảo khoa học Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, NXB Đại học Thái Nguyên, tr. 70 - 77.
  4. Cao Thi Ha, Nguyen Thi Quoc Hoa, Nguyen Thanh Hai (2017), “A fostering model for Vietnamese mathematics teacher in the global layout”, Proceedings of international conference, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 154-160.
  5. Cao Thi Ha (2018), “Teachers’ Capacity of Instruction for Developing Higher -Order Thinking Skills for Upper Secondary Students - A Case Study in Teaching Mathematics in Vietnam”, Revista Romaneasca pentru Educatie Multidimensionala, 10 (1), pp.8-19.
  6. Cao Thị Hà (2018), “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Toán của một số nước trên thế giới và kiến nghị cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, 5, tr. 112- 116.

5.2. Sản phẩm đào tạo

Đào tạo thạc sĩ: 06 học viên cao học đã bảo vệ

  1. Hoàng Tư Duy (2016), Rèn luyện năng lực lập luận logic cho học sinh trong dạy học Hình học lớp 8, Luận văn thạc sĩ LL&PPDH môn Toán, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên.
  2. Phạm Văn Hoàng (2016), Nghiên cứu các sai lầm phổ biến của học sinh THPT trong chứng minh hình học, Luận văn thạc sĩ LL&PPDH môn Toán, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên.
  3. Sonepasit Sivongsay (2016), Rèn luyện kĩ năng đặc biệt hóa và tương tự hóa trong dạy học Hình học ở trường THCS nước CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ LL&PPDH môn Toán, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên.
  4. Trần Thị Hoài Linh (2017), Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học Hình học ở trường Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ LL&PPDH môn Toán, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên.
  5. Trịnh Hải Yến (2017), Vận dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học Hình học ở trường Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ LL&PPDH môn Toán, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên.
  6. Nguyễn Tiến Dũng (2017), Dạy học Giải tích ở trường Trung học phổ thông theo hướng tăng cường liên hệ với thực tiễn, Luận văn thạc sĩ LL&PPDH môn Toán, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên.

Hỗ trợ đào tạo 01 tiến sĩ:

Nguyễn Thị Quốc Hòa (2019), Dạy học chủ đề giới hạn cho học sinh[r trường Trung học phổ thông theo hướng phát triển tư duy bậc cao, Chuyên ngành LL&PPDH môn Toán, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên.

5.3. Sản phẩm ứng dụng

Cao Thị Hà (2018), Dạy học Toán ở Trường Phổ thông theo định hướng phát triển năng lực, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích đem lại của kết quả nghiên cứu:

- Kết quả nghiên cứu về kinh nghiệm đào tạo và bồi dưỡng GV của một số quốc gia trên thế giới sẽ là bài học cho công tác đào tạo và bồi dưỡng GV của nước ta trong giai đoạn tới;

- Khung năng lực GV toán có thể là tài liệu tốt cho các trường ĐHSP trong xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và cũng có thể là cơsở trong công tác đánh giá và bồi dưỡng GV trong giai đoạn tới.

- Khung chương trình bồi dưỡng và mô hình bồi dưỡng GV do đề tài đề xuất có thể được triển khai trong công tác bồi dưỡng GV trong giai đoạn tới.

 

INFORMATION OF RESEARCH RESULTS

1. General Information

- Project title: A studyto improve the capacity of Mathematics teachers to meet the requirements of reforming the general education program

- Code: B2016-TNA-14

- Lead researcher: Assoc. Prof. Dr. Cao Thi Ha

- Host organization: Thai Nguyen University

- Duration: 30 months

2. Research Objectives

Researching the status of the capacity of Mathematics teachers in Vietnam and developing professional profiles of Mathematics teachers to meet the requirements of reforming the general education program. Accordingly, making a proposal to adjust the professional standards of Math teachers at all levels, design the framework of Math teacher training program and give solutions to improving the capacity of Math teaching staff.

3. Contributions of the research

1) Analyzing a number of differences in teacher’s training and fostering policies in some countries with advanced education and making recommendations for the training and fostering teachers of Vietnam.

2) Proposing the professional competence framework of Math teachers in Vietnam’s high schools.

3) Proposing a framework of Math teacher training program to improve the quality of Math teachers' teams in schools at all levels to meet the requirements of the new general education program.

4. Research results

4.1.A research on the current capacity of Math teachers in Vietnam’s high schools.

4.2. A proposal of the professional competence framework of Math teachers in high schools.

4.3. A proposal of a framework of fostering programs to improve the capacity of Math teachers in order to meet the framework of professional competence and reform of general education;

4.4. A suggested proposal of solutions to improving the quality of teacher fostering activities in order to enhance the capacity of Math teachers to meet the requirements of the framework of professional competence and the reform of general education.

5. Products

5.1. Scientific products

Published 6 paper:

  1. Cao Thị Hà (2016), “Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 10/2016, tr. 25-28.
  2. Cao Thị Hà (2016), “Kinh nghiệm trong đào tạo giáo viên của một số nước và những khác biệt trong đào tạo giáo viên của Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về: Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, NXB Đại học Sư phạm, tr. 177-183.
  3. Cao Thị Hà (2017), “Mô hình bồi dưỡng giáo viên của Việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Kỷ yếu Hộ thảo khoa học Bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, NXB Đại học Thái Nguyên, tr. 70 - 77.
  4. Cao Thi Ha, Nguyen Thi Quoc Hoa, Nguyen Thanh Hai (2017), “A fostering model for Vietnamese mathematics teacher in the global layout”, Proceedings of international conference, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr. 154-160.
  5. Cao Thi Ha (2018), “Teachers’ Capacity of Instruction for Developing Higher -Order Thinking Skills for Upper Secondary Students - A Case Study in Teaching Mathematics in Vietnam”, Revista Romaneasca pentru Educatie Multidimensionala, 10 (1), pp.8-19.
  6. Cao Thị Hà (2018), “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Toán của một số nước trên thế giới và kiến nghị cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, 5, tr. 112- 116.

5.2. Training products

Post- graduate training: 06 Master students have defensed their theses

  1. Hoang Tu Duy (2016), Practicing the ability of logic reasoning for students in teaching Geometry for Grade 8, Master thesis majoring in theory and teaching methodology of Mathematics, University of Education - Thai Nguyen University.
  2. Pham Van Hoang (2016), A study on common mistakes of high school students in geometric proofs, Master thesis majoring in theory and teaching methodology of Mathematics, University of Education - Thai Nguyen University.
  3. SonepasitSivongsay (2016), Practising the specialization and similarization skills in Geometric teaching at secondary schools in Lao PDR, Master thesis majoring in theory and teaching methodology of Mathematics, University of Education - Thai Nguyen University.
  4. Tran Thi HoaiLinh (2017), Applying some active teaching techniques in teaching Geometry at high school, Master thesis majoring in theory and teaching methodology of Mathematics, University of Education - Thai Nguyen University.
  5. Trinh Hai Yen (2017), Applying some active teaching techniques in teaching Geometry at high school, Master thesis majoring in theory and teaching methodology of Mathematics, University of Education - Thai Nguyen University.
  6. Nguyen Tien Dung (2017), Teaching Calculus at high schools towards practice orientation, Master thesis majoring in theory and teaching methodology of Mathematics, University of Education - Thai Nguyen University.

Doctoral training support:

Nguyễn Thị Quốc Hòa (2019), Dạy học chủ đề giới hạn cho học sinh trường Trung học phổ thông theo hướng phát triển tư duy bậc cao, Chuyên ngành LL&PPDH môn Toán, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên.

5.3. Application Products

Cao Thị Ha (2018), Teaching mathematics in high school in order to develop student’s capacities (textbook for fostering mathematic teachers).

6. Transfer method, application address, impacts and benefits of research results

- Research results on teacher training and fostering experience of some advanced countries in the world will be lessons for training and fostering of Vietnamese teachers in the coming period;

- Capacity framework for math teachers can be a good referencesource for pedagogical universities in developing their output standards of training programs and could also be a basis for the evaluation and training of teachers in the coming time.

- The training program framework and training model for teachers proposed by the research could be implemented in the training of teachers in the next period.