Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Bộ mã số B2017-TNA-36 do ThS. Lê Thị Kiều Oanh - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 16-01-2019 | 2590 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Nghiên cứu tuyển chọn và xây dựng biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội tại Thái Nguyên

- Mã số: B2017-TNA - 36

- Chủ nhiệm: Ths. Lê Thị Kiều Oanh

- Cơ quan chủ trì: Đại học Thái Nguyên

- Thời gian thực hiện: từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018

2. Mục tiêu

Tuyển chọn được 1-2 giống dưa lê mới có khả năng sinh trưởng tốt, năng suất cao, chất lượng quả tốt và xây dựng được các biện pháp kỹ thuật canh tác dưa lê nhằm tăng năng suất, chất lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.

3. Tính mới và sáng tạo

Đề tài nghiên cứu lựa chọn được 2 giống dưa lê Hàn Quốc có triển vọng và xây dựng biện pháp kỹ thuật canh tác dưa lê phục vụ cho sản xuất rau an toàn tại Thái Nguyên.

Đề tài đã xây dựng được mô hình trình diễn với 0,2 ha dưa lê vụ thu đông ở Thái Nguyên. Kết quả của mô hình đã phổ biến được giống dưa lê mới với sự vượt trội về năng suất và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng giống mới và áp dụng biện pháp kỹ thuật phù hợp.

4. Kết quả nghiên cứu

1) Đề tài đã đánh giá khả năng sinh trưởng của 8 giống dưa lê Hàn quốc trồng trong vụ xuân hè và thu đông 2017 tại Thái Nguyên.

Kết quả đánh giá cho thấy các giống dưa lê Hàn Quốc có khả năng sinh trưởng tốt tại Thái Nguyên, thời gian sinh trưởng từ 97-100 ngày trong vụ xuân hè và 87-92 ngày vụ thu đông. Thời gian ra hoa cái từ 40-50 ngày sau gieo trồng. Một số sâu bệnh hại dưa lê như Sâu xanh ăn lá, bọ dưa, ruồi đục quả, bệnh phấn trắng, giả sương mai, thán thư, khảm lá trong đó sâu gây hại ở mức độ nhẹ, bệnh phấn trắng và giả sương mai gây hại ở mức phổ biến.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống Hàn Quốc đều vượt trội hơn  giống đối chứng Ngân Huy, trong đó, giống Chamsa Rang và giống Geum Je có ưu thế rõ rệt nhất tại Thái Nguyên. Giống Geum Je đạt 22,67 tấn/ha (vụ xuân hè) và 17,74 tấn/ha (vụ thu đông) và Chamsa Rang (22,33 tấn/ha vụ xuân hè và 17,97 tấn/ha vụ thu đông).

Hầu hết các giống dưa lê Hàn Quốc đều có  màu sắc vỏ quả vàng sọc trắng, bóng đẹp, có hương thơm đặc trưng như mùi mật ong khi chín, thịt quả chắc, màu trắng ngà vị giòn, có thể bảo quản ở nơi thoáng mát từ 10-12 ngày.

2) Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác dưa lê Geum Je

- Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng dưa lê trong nhà có mái che cho thấy trong 3 phương thức trồng trọt, phương thức trồng không che và che vòm nilon thấp có năng suất lý thuyết cao hơn trồng trong nhà màng có mái che, NSLT đạt từ 25,88-26,16 tấn/ha (P<0,05). Tuy nhiên, năng suất thực thu ở các phương thức trồng trọt không có sự sai khác về mặt thống kê, NSTT dao động từ 20,06-23,67 tấn/ha. Phương thức trồng thường (không che vòm) và che vòm nilon thấp có xu hướng cho năng suất cao hơn. 

- Kết quả nghiên cứu mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất dưa lê.

Mật độ trồng không ảnh hưởng nhiều đến thời gian sinh trưởng của dưa lê. Ở các mật độ trồng đều bị sâu xanh ăn lá, bọ dưa và ruồi đục quả gây hại ở mức độ nhẹ. Các bệnh phấn trắng, sương mai, virus, vi khuẩn cũng là những đối tượng gây hại trong đó trồng mật độ dầy (mật độ 13.333 cây/ha) bệnh phấn trắng gây hại sớm và nặng hơn ở vụ Xuân Hè, bệnh sương mai gây hại ở vụ Thu Đông

Vụ Xuân Hè tại Thái Nguyên mật độ trồng phù hợp là 11.111 cây/ha (khoảng cách trồng 0,6 x 1,5 m) năng suất đạt 25,34 tấn/ha, lãi thuần thu được 232,267 triệu đồng/ha/vụ. Vụ Thu Đông mật độ trồng phù hợp là 13.333 cây/ha (khoảng cách trồng 0,5 x 1,5 m), năng suất đạt 20,50 tấn/ha, lãi thuần thu được 255,501 triệu đồng/ha/vụ.

Kết quả nghiên cứu phân bón cho dưa lê giống Geum Je

+ Vụ Xuân hè:

Nền 15-30 tấn phân chuồng + 120 kg N + 60 kg P2O5 + 110 kg K2O/ha

+ Vụ Thu đông:

Nền 15-30 tấn phân chuồng + 90 kg N + 60 kg P2O5 + 110 kg K2O/ha

Tuy nhiên liều lượng phân bón trên còn tùy thuộc vào đất canh tác và trình độ kỹ thuật thâm canh.

3) Kết quả xây dựng mô hình trồng thử nghiệm giống dưa lê mới

Đã xây dựng thành công 0,2 ha mô hình trồng thử nghiệm giống dưa lê mới Geum Je tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên. Kết quả năng suất trung bình trong điều kiện vụ thu đông năm 2018 đạt 22,47 tấn/ha,  lãi đạt trên 250 triệu đồng/ha/vụ.

5. Sản phẩm

5.1 Sản phẩm khoa học

- 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

+ Lê Thị Kiều Oanh, Ngô Thị Hạnh, Trần Đình Hà (2018), “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng một số giống dưa lê Hàn Quốc tại tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT tháng 11-2018, tr.74-81.

+ Lê Thị Kiều Oanh, Đào Thanh Vân, Ngô Thị Hạnh, Trần Đình Hà. “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất dưa lê Hàn Quốc “Geum Je” tại Thái Nguyên”. Đã sửa theo góp ý phản biện và được chấp nhận đăng tại Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông.

5.2. Sản phẩm đào tạo

- 01 thạc sĩ: Trần Ngọc Tuấn (2018), “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống dưa lê nhập nội trong vụ Xuân và Thu Đông tại Thái Nguyên”. Luận văn Thạc sỹ ngành Khoa học cây trồng.

- 04 cử nhân:

+ Nguyễn Thị Thái, Nghiêm Anh Huy (2017), “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của một số giống dưa lê Hàn Quốc tại Thái Nguyên”. Khóa luận tốt nghiệp ngành Khoa học cây trồng.

+ Nguyễn Thanh Loan (2018), “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm sinh học đến phòng trừ bệnh cho dưa lê”. Khóa luận tốt nghiệp ngành Khoa học cây trồng.

+ Nguyễn Xuân Dũng (2018), “Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách mật độ đến sinh trưởng dưa lê”. Khóa luận tốt nghiệp ngành Khoa học cây trồng.

+ Bùi Thị Huyền (2018), “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng dưa lê tại Trường Đại  học Nông lâm”. Khóa luận tốt nghiệp ngành Khoa học cây trồng.

5.3 Sản phẩm ứng dụng

- Kết quả đánh giá giống dưa lê mới (giống Chamsa Rang và Geum Je), giống có sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao trên 20 tấn/ha, chất lượng quả đảm bảo độ brix >10%, mẫu mã quả đẹp.

- 01 bản hướng dẫn kỹ thuật trồng giống dưa lê Geum Je được nghiệm thu cấp cơ sở (cấp trường)

- 0,2 ha mô hình canh tác giống dưa lê Geum Je tại xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, có báo cáo đánh giá và biên bản nghiệm thu mô hình.

6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng

Kết quả nghiên cứu là cơ sở dữ liệu khoa học cho các nhà nghiên cứu và người sản xuất dưa lê. Đối tượng sử dụng các kết quả là các đơn vị, trung tâm nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Phòng nông nghiệp huyện và trạm khuyến nông, Trường Đại học...

Địa chỉ áp dụng: Nông dân ở vùng nghiên cứu và các cùng có điều kiện tương tự ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

Project title: Selecting and building the reasonable cultivation technique process for Korean melon variety in Thai Nguyen provinces

Code number: B2017-TNA-36

Coordinator:  Master. Le Thi Kieu Oanh

Implementing institution: Thai Nguyen Univesity

Duration: from January, 2017 to December, 2018

2. Objective(s)

Identified from one to two oriental melon varieties with good growth, high fruit yield and quality, and appropriate farming techniques to cultivate melon too increase productivity, quality and improve efficiency economic in agricultural production.

3. Creativeness and innovativeness

Research projects selected out some promising oriental melon varieties and measures of cultivation techniques for market-oriented melon production in Thai Nguyen province.

The Research has built a demonstration model with 0.2 hectares of oriental melon in autumn-winter in Thai Nguyen. The results of the model have demonstrated the superiority of productivity and economic efficiency from the use of new selected varieties and application of newly proposed techniques.

4. Research results

1) The research evaluated the growth capacity of eight Korean melon varieties grown in the spring-summer and autumn-winter season in Thai Nguyen. The results showed that Korean melon varieties are able to grow well in Thai Nguyen, the growing time ranges from 97-100 days in the spring-summer season and 87-92 days of the autumn-winter crop. Flowering time is 40-50 days after planting. Some pests appeared such as leafworm, orange pumpkin beetle, fruit fly, powdery mildew, downy mildew, anthracnose, leaf mosaic virus in which the most effect are powdery mildew and downy mildew.The components of yield and yield of Korean melon varieties were superior to the control variety (Ngan Huy), in which Chamsa Rang and Geum Je varieties had the most obvious promising in Thai Nguyen. Geum Je variety reached 22.67 tons/ha (spring-summer crop) and 17.74 tons / ha (autumn-winter crop) and Chamsa Rang (22.33 tons/ha of spring-summer crop and 17.97 tons / ha of autumn-winter crop).Most Korean melon varieties have the color of yellow, white strips, smooth glossy shell, with a characteristic smell like honey bee when ripen, the flesh is firm, crisp, can be stored in normal condition for 10-12 days.2) The research results of some cultivation techniques for melon variety Geum Je.The results of the research on the growth ability of sheltered pea pods show that in the 3 methods of cultivation, the method of normal planting and covering the nylon low dome is a higher productivity than in the grass house, fruit yield reached from 25.88 to 26.16 tons/ha (P <0.05). However, the trial yield in the cultivation methods did not differ statistically, trial yield ranged from 20.06 to 23.67 tons/ha. Low-dome nylon and normal planting methods tend to produce higher yields.Result of research on density planting to growth, yield for melon.Planting density does not affect the growth time of melon. At the densities of the plant are leafworms, orange pumpkin beetle, fruit fly mildly harmful. The Plant diseases of powdery mildew, downy mildew, virus, bacteria are also harmful objects in which high planting density (density of 13,333 plants/ha) is susceptible to powdery mildew in Spring-Summer season, downy mildew in the Autumn-Winter season.In the Spring-Summer crop in Thai Nguyen, the appropriate planting density is 11,111 plants/ha (the planting distance of 0.6 x 1.5 m), yield reaches 25.34 tons/ha, profit is 232,267 million VND/ha/crop. In the Autumn-Winter crop, the appropriate planting density is 13,333 plant/ha (distance of 0.5 x 1.5 m), yield is 20.50 tons/ha, profit is 255,501 million VND /ha/crop.- Result of research on fertilizer for melon.In Spring-Summer crop:15-30 tons composes + 120 kg N + 60 kg P2O5 + 110 kg K2O/haIn Autumn-Winter crop:15-30 tons composes + 90 kg N + 60 kg P2O5 + 110 kg K2O/haHowever, the above dosage depends on the cultivated soil and intensive farming techniques.3) The results of building demonstration and dissemination model of new melon.Geum Je production achieved 0.2 ha in Đong Hy, Thai Nguyen. Average yield in Autumn-Winter crop 2018 reached 22.47 tons/ha, profit is over 250 million VND /ha/crop.

5. Products

5.1. Scientific products

- 02 scientific journals:

+ Le Thi Kieu Oanh, Ngo Thi Hanh, Tran Dinh Ha (2018), “A study on the growth and productivity of Korea introduced melon cultivars in Thai Nguyen province”, Journal of Agriculture and Rural Development, ISSN 1859-4581, Nov.2018, pp.74-81

+ Le Thi Kieu Oanh, Dao Thanh Van, Ngo Thi Hanh (2018), “Effects of plant density on growth, yield of korea melon cultivar “Geum je” in thai nguyen province”. Accepted letter

5.2. Training Products

- 01 Master student: Tran Ngoc Tuan (2018), “Evaluate the growth and development ability of some imported orietal melon varieties in Spring and Autumn-winter crop in Thai Nguyen”. Master thesis in Agronomy

- 04 graduate students:+ Nguyen Thi Thai, Nghiem Anh Huy (2017), “Research on the growth ability of some Korean melon varieties in Thai Nguyen”. Graduate thesis in Agronomy.+ Nguyen Thanh Loan (2018), “Study on effect of some biological products on plant disease control for melon”. Graduate thesis in Agronomy.+ Nguyen Xuan Dung (2018), “Study on effects of plant density on growth, yield of korea melon in thai nguyen province”. Graduate thesis in Agronomy.+ Bui Thi Huyen (2018), “Study on the effect of fertilizer on growth of melon at TUAF”. Graduate thesis in Agronomy.5.3 Applied products- Results of evaluation of new melon varieties (Chamsa Rang and Geum Je) with good growth, the yield gained over 20 tons/ha, brix over 10%, beautiful fruit design.

- 01 technical guidelines for “Geum je” cultivar that accepted by TNU

- 0.2 ha of Geum Je cultivating model in Quang Son District, Thai Nguyen province

6. Effects, transfer alternatives of research results and applicability

The research results are the basis of scientific data for further research on melon. Some institutes as the center of agriculture and rural development, Center for Agriculture, Agricultural and district extension stations... will use or refer the research results.

Address apply: Farmers in the study area or the others with similar conditions in the Northern midlands and mountain regions in Vietnam.