Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Bộ mã số B2017-TNA-56 do ThS. Lê Sơn Thái - Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 19-07-2019 | 308 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

  • Tên đề tài: Nghiên cứu phát triển hệ thống trợ giúp trưng bày Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam tại Thái Nguyên dựa trên công nghệ thực tại ảo
  • Mã số: B2017-TNA-56
  • Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Sơn Thái
  • Tổ chức chủ trì: Đại Học Thái Nguyên
  • Thời gian thực hiện:Từ tháng 01năm 2017 đến tháng 12 năm 2018 (gia hạn đến hết tháng 6/2019)

2. Mục tiêu

Nghiên cứu các kỹ thuật mô hình hóa 3D, các phương pháp trợ giúp chứng bày dựa trên công nghệ thực tế ảo. Trên cơ sở đó thiết kế và xây dựng hệ thống hỗ trợ trưng bày tại Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Thái Nguyên gồm 2 tổ hợp trưng bày và 60 hiện vật.

3. Tính mới và sáng tạo

Áp dụng công nghệ trưng bày ảo cho bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Qua đó, lưu giữ hình ảnh hiện vật ở dạng số hóa ba chiều giúp quá trình bảo tồn ở dạng số hóa, không chịu ảnh hưởng của môi trường cũng như các yếu tố về thời gian, không tốn diện tích lưu giữ hiện vật. Đồng thời, cho phép khách tham quan du lịch có khả năng quan sát hiện vật qua công nghệ thực tại ảo và thực tại ảo tăng cường. Từ đó, quảng bá hình ảnh bảo tàng cũng như thu thút hơn sự quan tâm tới các hiện vật được trưng bày trong bảo tàng.

4. Kết quả nghiên cứu

  • Nghiên cứu tổng quan về bảo tàng ảo và các phương pháp tiếp cận trưng bày ảo.
  • Khảo sát, thu thập số liệu về kích thước, hình ảnh, thông tin v.v. đối với các hiện vật cần được mô hình hóa.
  • Nghiên cứu các kỹ thuật mô hình hóa 3 chiều áp dụng mô hình hóa lại các hiện vật cần bảo tồn.
  • Mô hình hóa 3 chiều các hiện vật đã được tiến hành khảo sát, thu thập số liệu.
  • Phân tích phát triển các modul thành phần của hệ thống trưng bày ảo:

+ Phân tích và phát triển modul tổ chức dữ liệu 3D.

+ Phân tích và phát triển modul đọc và hiển thị mô hình 3D trên desktop.

+ Phân tích và phát triển modul đọc và hiển thị mô hình 3D trên Web.

+ Phân tích và phát triển modul hiển thị các thông tin đi kèm hiện vật.

+ Phân tích và phát triển modul tìm kiếm hiện vật.

+ Phân tích và phát triển modul tích hợp hệ thống.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

  1. Vũ Đức Thái, Mã Văn Thu, Lê Sơn Thái, Đỗ Thị Chi (2018), "Kỹ thuật lod tự động áp dụng tối ưu hóa mô hình 3D trong trưng bày bảo tàng ảo", Tạp chí Khoa học & Công nghệ Đại học Thái Nguyên,  tập 198, tr. 9-14;

5.2. Sản phẩm đào tạo

Hướng dẫn  luận văn thạc sĩ: 02

  1. Vongphachanh Kamoubonh (2018), Một số kỹ thuật hiển thị mô hình 3D và ứng dụng hiển thị mô hình 3D di tích Patuxay, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính Khoá 2015-2017, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
  2. Doungphachan Vilasone (2018), Mô phỏng không gian di tích Hor pha keo Viêng Chăn bằng đồ họa 3D, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính Khóa 2016-2018, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông.

5.3. Sản phẩm ứng dụng

  • Cơ sở dữ liệu hiện vật bao gồm 60 hiện vật được mô hình hóa 3 chiều.
  • Hệ thống trưng bày ảo, gồm 2 phòng trưng bày của Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Thái Nguyên:

+ Có khả năng hiển thị mô hình 3D hiện vật ảo và một số thông tin đi kèm.

+ Có khả năng tương tác và tìm kiếm hiện vật.

+ Có khả năng chạy độc lập và chạy trên nền Web.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

  • Về phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng: Sau khi đề tài được nghiên cứu thành công sẽ được chuyển giao cho bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Sản phẩm được sử dụng nhằm quản lý hiện vật 3 chiều đã được mô hình hóa trong bảo tàng, đồng thời hỗ trợ khách tới tham quan bảo tàng quan sát và cảm nhận hiện vật 3 chiều dựa trên công nghệ thực tại ảo và thực tại ảo tăng cường.
  • Về tác động, lợi ích của kết quả nghiên cứu: Đề tài có hiệu quả trong việc thay đổi phương pháp lưu giữ, quản lý hiện vật tại bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đồng thời, thay đổi phương thức tham quan từ truyền thống sang áp dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong tham quan. Từ đó, nâng cao sự quan tâm của người dân tới bảo tàng cũng như truyền tải nhiều hơn các thông tin từ hiện vật tới các thành phần khác nhau trong xã hội được nhanh và hiệu quả hơn.

 

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

  • Project title: Research on developing a support system for displaying the “Văn hóa các dân tộc Việt Nam” Museum in Thai Nguyen based on virtual reality technology
  • Code number: B2017-TNA-56
  • Coordinator: Ms. Lê Sơn Thái
  • Implementing institution: Thai Nguyen University
  • Duration: from 01/2017 to 12/2018

2. Objective(s)

Research on 3D modeling techniques, proven methods based on virtual reality technology. Based on that design and construction of display support system at the Museum of Ethnic Culture of Vietnam in Thai Nguyen, including two displays and 60 exhibits.

3. Creativeness and innovativeness

Application of virtual display technology to Museum of Ethnic Culture of Vietnam. In that way, preserving the artifacts in the form of three-dimensional digitization helps the preservation process in a digitized form, not influenced by the environment as well as time factors, without saving storage space. At the same time, it allows visitors to view the artifacts through virtual reality technology and enhanced virtual reality. As a result, the image of the museum as well as the attention to the exhibits in the museum.

4. Research results

  • An overview of virtual museums and virtual display approaches.
  • Survey, collect data on size, image, information, etc. For artifacts that need to be modeled.
  • Research on 3D modeling techniques applying modeling of objects to be preserved.
  • Three-dimensional modeling of objects has been conducted survey, data collection.
  • Analyze the development of component modules of the virtual display system:

+ Analyze and develop a 3D data organization.

+ Analysis and development module read and display 3D model on the desktop.

+ Analysis and development module read and display 3D models on the Web.

+ Analyze and develop the module showing the information accompanying artifacts.

+ Analyze and develop the search module in kind.

+ Analysis and development of system integration modules.

5. Products

5.1. Scientific products

  1. Vu Duc Thai and Ma Van Thu and Le Son Thai and Do Thi Chi (2018), “LOD Automation Technology Application For Optimmize 3D Models In The Meseum Virtual Exhibit”, Thai Nguyen University Journal of Science and Technology, VOL 198, pp. 9-14.

5.2. Training products

Master thesis adviser: 02

  1. Vongphachanh Kamoubonh (2018), Some techniques show 3D models and applications that display Patuxay 3D relics model,  Master thesis in computer science, Course 2016-2018, University Of Information And Communication Technology.
  2. Doungphachan Vilasone (2018), Simulation of Hor relics of Vientiane glue with 3D graphics, Master thesis in computer science, Course 2016-2018, University Of Information And Communication Technology.

5.3. Applied products

  • The in-kind database consists of 60 artifacts that are modeled in three dimensions.
  • Virtual display system, including 2 galleries of the museum of ethnic culture Vietnam in Thai Nguyen:

+ Ability to display virtual 3D model artifacts and some accompanying information

+ Ability to interact and search for objects.

+ Ability to run standalone and running on the Web.

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

  • Regarding transfer method and application address: After successful research, the project will be transferred to the Museum of Ethnic Culture of Vietnam in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province. The product is used to manage the 3D artifacts that have been modeled in the museum, while supporting visitors to the museum to observe and feel 3D artifacts based on virtual reality and reality. virtual enhancement.
  • Impacts and benefits of research results: The topic is effective in changing the method of storing and managing objects in Museum of Ethnic Minority of Vietnam. At the same time, change the mode of visiting from the traditional to the application of modern technologies and techniques in the tour. As a result, people's interest in the museum as well as the transmission of information from artifacts to various components of society is faster and more effective.