Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2014-TN01-02 do ThS.Hà Anh Tuấn - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 24-12-2018 | 2410 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng đất đồi chưa sử dụng tại Tỉnh Thái Nguyên

- Mã số: ĐH2014 – TN01- 02

- Chủ nhiệm: ThS. Hà Anh Tuấn

- Cơ quan chủ trì: Đại học Thái Nguyên

- Thời gian thực hiện: Năm 2014 - 2016
2. Mục tiêu

Đề tài tập trung vào mục tiêu chính sau đây: Nghiên cứu hiện trạng, xác định nguyên nhân hình thành đất đồi chưa sử dụng, đánh giá tiềm năng và khả năng phục hồi của loại đất đồi chưa sử dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên dựa trên các chỉ tiêu về quản lý sử dụng và đánh giá đất theo FAO. Đánh giá hiệu quả của các mô hình sử dụng đất đồi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng nhóm đất đồi chưa sử dụng tại tỉnh Thái Nguyên.

3. Tính mới và sáng tạo

Đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về khả năng cải tạo và phục hồi loại hình đất đồi chưa sử dụng dựa trên các mô hình cải tạo đất dốc, đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý bền vững đối với loại đất này.

4. Kết quả nghiên cứu

- Theo số liệu thống kê đất đai đến ngày 01/01/2014, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên là 353.319 ha, trong đó các loại đất trong phạm vi thực hiện đề tài gồm: Đất nông nghiệp có diện tích 294.011 ha, chiếm 97,99% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các huyện Định Hóa (46.716 ha), Võ Nhai (73.430 ha), Đại Từ (47.166 ha); Đất chưa sử dụng có diện tích 6.017 ha, chiếm 2,01% diện tích tự nhiên, trong đó có 1.593 ha đất bằng chưa sử dụng; 4.424 ha đất đồi núi chưa sử dụng. Trong thời kỳ 2005 - 2014 đã có 33.360 ha đất chưa sử dụng của tỉnh được khai thác đưa vào sử dụng cho các mục đích và nâng tỷ lệ quỹ đất đã được sử dụng từ 86,05% (năm 2005) lên 96,13% (năm 2014).

- Hiện nay tỉnh Thái Nguyên đang thực hiện các mô hình sử dụng đất là: 1/ Loại sử dụng đất nương rẫy và đất rừng khoanh nuôi phục hồi nhờ mưa. Loại sử dụng đất nương rẫy có diện tích nhỏ với  3.109 ha, chủ yếu được canh tác trên các khu vực sườn dốc tập trung nhất ở huyện Võ Nhai 2.893 ha, Đồng Hỷ 108 ha, Định Hóa 80 ha, Phú Lương 24 ha và thành phố Sông Công 4 ha; Loại hình khoanh nuôi, phục hồi rừng có 5.214 ha, phân bố tập trung trên địa bàn huyện Võ Nhai 3.214 ha, Phú Lương 961 ha, Đồng Hỷ 686 ha, Định Hóa 182 ha, Đại Từ 171 ha. 2/ Hệ thống sử dụng đất có tưới gồm 3 loại sử dụng đất là đất 1 lúa - 1 màu, đất chuyên lúa nước và đất trồng cây trồng cạn ngắn ngày.

- Diện tích đồi núi có độ dốc lớn trên 150 chiếm khoảng 54,0% diện tích tự nhiên trong đó đất đồi núi chưa sử dụng còn 4.424 ha; với cơ cấu sử dụng đất cho thấy tiềm năng về đất đai của tỉnh sử dụng cho các mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp đã được khai thác triệt để phù hợp với đặc điểm về điều kiện địa hình tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh đến thời điểm hiện nay. Tuy diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ trọng thấp song phần lớn diện tích này (chủ yếu là đất bằng chưa sử dụng và đất đồi núi chưa sử dụng) nếu được đầu tư, cải tạo có thể đưa vào sử dụng cho các mục đích nông, lâm nghiệp.

- Các biện pháp, giải pháp khắc phục thoái hóa được đề xuất, bao gồm phát triển các mô hình nông, lâm kết hợp; canh tác theo đường đồng mức; quản lý, bảo vệ đất dốc nhằm chống xói mòn... Các biện pháp, giải pháp này hoàn toàn dựa trên thực tế của địa phương, hiện đã có địa bàn một số xã như Yên Ninh, Yên Đổ (huyện Phú Lương); La Bằng, Hoàng Nông, Yên Lãng (huyện Đại Từ); Bình Yên, Định Biên (huyện Định Hóa); Hòa Bình, Khe Mo, Cây Thị (huyện Đồng Hỷ); Phú Thượng, Bình Long, Dân Tiến, La Hiên (huyện Võ Nhai)… được người sản xuất sử dụng nhằm bảo vệ đất.

5. Sản phẩm

Sản phẩm khoa học

  1. Hà Anh Tuấn, Lê Văn Thơ, Nguyễn Huy Trung (2015), “Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên (1), tr. 161 - 168.
  2. Hà Anh Tuấn, Lê Văn Thơ, Trương Thành Nam, Nông Thu Huyền, Đồng Văn Nghiên (2016), “Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên 153(08), tr. 157 - 166.
  3. Lê Văn Thơ, Nguyễn Huy Trung, Hà Anh Tuấn (2016), “Ứng dụng công nghệ GIS xây dựng cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất từ cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính số tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên (1), tr. 161 - 168.
  4. Trương Thành Nam, Hà Anh Tuấn (2018), “Xây dựng cơ sở dữ liệu đất dốc và phân tầng độ cao địa hình tỉnh Thái Nguyên từ dữ liệu độ cao toàn cầu (ASTER GDEM)”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên (Đã có phản biện).

Sản phẩm đào tạo

Hướng dẫn chính sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp:

  1. Liêu Thị Hiền - lớp 45 QLĐĐ, tên khóa luận: Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Định Hóa - tỉnh Thái Nguyên.
  2. La Văn Hùng - lớp lớp 45 QLĐĐ, tên khóa luận: Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
  3. Nguyễn Thị Lan - lớp 46 QLĐĐ, tên khóa luận: Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất đồi thị xã phổ yên, tỉnh Thái Nguyên
  4. Tòng Thị Sâm - lớp 46 ĐCMT, tên khóa luận: Đánh giá hiện trạng và định hướng sử dụng đất đồi núi trên địa bàn huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên

6. Phương thức chuyển giao địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại củakết quả nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ rõ các mô hình quản lý sử dụng đất phù hợp và có hiệu quả với điều kiện tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở khoa học cho Xây dựng định hướng phát triển, khai thác và quản lý số lượng đất đồi chưa sử dụng của toàn tỉnh Thái Nguyên.

 

INFORMATION ON RESEACH RESULTS

1. General information          

Project title:  "Assessing the current situation and proposing solutions to use unused hilly land in Thai Nguyen Province"

Code number: ĐH2014 – TN01- 02

Coordinator: Ha Anh Tuan

Implementing institute: Thai Nguyen University

Duration: from 2014 to 2016

2. Objectives

The project focused on the following main objectives: To study the current situation, determining the causes of unused hilly land, assessing the potential and resilience of unused hill land in Thai Nguyen province based on criteria for land use and assessment management according to FAO. To evaluate the effectiveness of hill land use models in Thai Nguyen province. To propose solutions to manage and use unused hilly land in Thai Nguyen province.

3. New findings and Creativeness

This is a systematical research work on the ability to renovate and restore unused hill land based on sloping land improvement models in order to assess and propose sustainable management solutions for this type of land.

4. Research results

- According to land statistics up to January 1, 2014, the total natural area of ​​Thai Nguyen province was 353,319 hectares, of which the types of land within the scope of the project include: Agricultural land with an area of ​​294,011 ha, accounting for 97.99% of the natural area, concentrated in Dinh Hoa district (46,716 ha), Vo Nhai (73,430 ha), Dai Tu (47,166 ha); Unused land covered an area of ​​6,017 ha, accounting for 2.01% of the natural area, of which 1,593 ha was unused flat land and 4,424 ha was unused hilly land. During the period 2005 - 2014, 33,360 ha of unused land of the province was exploited and put into use, so the proportion of used land fund increased from 86.05% (2005) to 96.13 % (2014).

- Currently, Thai Nguyen province has been implementing the land use models as follows: 1/ Land used for cultivation and forest regeneration thanks to rain. The using upland fields for cultivation has a small area of ​​3,109 ha, mostly on slopes in Vo Nhai district with 2,893 ha, Dong Hy 108 ha, Dinh Hoa with 80 ha, Phu Luong with 24 ha and Song Cong city 4 ha; The area of ​​forest regeneration was 5,214 ha, concentrated in Vo Nhai district with 3,214 ha, Phu Luong 961 ha, Dong Hy 686 ha, Dinh Hoa 182 ha, Dai Tu 171 ha. 2/ Irrigated land use system consists of 3 types of land use: one rice crop mixing another crop, land for wet rice cultivation and short-term crop land.

- The area of ​​hills and mountains with a steep slope of over 150 was accounted for about 54.0% of the natural area, of which 4,424 ha was unused hilly and mountainous land; the land use  structure showed that the province's land potential for agricultural and forestry production purposes have been fully exploited in accordance with the characteristics of the natural terrain and socio-economic conditions of the province. Although the area of ​​unused land accounts for a low proportion, most of this area (mainly unused flat land and unused hilly land), if invested, can be put to use for agricultural and forestry purposes.

- Remedial measures and solutions were proposed, including the development of agro-forestry models; cultivating in contour lines; management and protection of sloping land to prevent erosion... These measures and solutions are completely based on the reality of the locality and now have been applied in a number of communes such as Yen Ninh and Yen Do (Phu Luong district) ; La Bang, Hoang Nong and Yen Lang (Dai Tu district); Binh Yen and Dinh Bien (Dinh Hoa district); Hoa Binh, Khe Mo and Cay Thi (Dong Hy district); Phu Thuong, Binh Long, Dan Tien, La Hien (Vo Nhai district).

5. Products

Scientific products:

1. Ha Anh Tuan, Le Van Tho, Nguyen Huy Trung (2015), "Application of GIS technology to build land use database from digital cadastral map database in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province ”, Journal of Science and Technology, Thai Nguyen University (1), p. 161 - 168.

2. Ha Anh Tuan, Le Van Tho, Truong Thanh Nam, Nong Thu Huyen, Dong Van Nghien (2016), "Assessing the current status and orientation of agricultural land use in Dinh Hoa district, Thai Nguyen province by 2020", Journal of Science and Technology, Thai Nguyen University 153(08), pp. 157 - 166.

3. Le Van Tho, Nguyen Huy Trung, Ha Anh Tuan (2016), "Application of GIS technology to build database of land use status from digital cadastral map database in Thai Nguyen city, Thai Nguyen province”, Journal of Science and Technology, Thai Nguyen University (1), p. 161 - 168.

4. Truong Thanh Nam, Ha Anh Tuan (2018), "Building a slope and elevation database of Thai Nguyen terrain from global height data (ASTER GDEM)", Science Journal and Technology, Thai Nguyen University (Reviewed)

Training products:

1. Lieu Thi Hien - class 45 Land management, thesis name: Assessing the current status and orientation of hilly land use in agricultural production in Dinh Hoa district - Thai Nguyen province.

2. La Van Hung - class 45 Land management, thesis name: Assessing the current status and orientation of mountainous land use in Vo Nhai district, Thai Nguyen province.

3. Nguyen Thi Lan - Class 46 Land management, name of the thesis: Evaluation of land potentials and land use orientation in Pho Yen town, Thai Nguyen province

4. Tong Thi Sam - Class 46 environmental cadastral, thesis title: Assessing the current status and orientation of mountainous land use in Phu Binh district - Thai Nguyen province

6. Transfer alternatives, Effects and Benefitsof research results

- The research results of the project clearly indicate the appropriate and effective land use management models with natural conditions of Thai Nguyen province.- The research results of the project serve as a scientific basis for building the orientation of developing, exploiting and managing the unused hilly land of Thai Nguyen province.