Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2015-TN06-12 do ThS. Nguyễn Thị Suối Linh - Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 10-11-2019 | 1216 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

  • Tên đề tài: Sưu tầm và nghiên cứu phương thuật dân gian các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên
  • Mã số: ĐH2015-TN06-12
  • Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Suối Linh
  • Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Khoa học
  • Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2015 đến tháng 12/2017

2. Mục tiêu

Trên cơ sở lí luận chung về phương thuật dân gian, đề tài tiến hành khảo sát, thống kê, phân loại, nghiên cứu đặc trưng tiêu biểu và hiện trạng sử dụng, lưu truyền phương thuật dân gian của các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên. Áp dụng các tri thức liên ngành và kiểm tra thực chứng, chúng tôi bước đầu lí giải bản chất, nguyên nhân, đánh giá hiệu quả của một số phương thuật đã và đang được áp dụng trong cộng đồng. Từ đó, điều chỉnh nhận thức và tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số theo hướng phát huy nguồn tri thức dân gian quý báu, loại trừ những tập quán lạc hậu. Nhóm tác giả cũng đưa ra những giải pháp trong việc khai thác, ứng dụng phương thuật dân gian trong đời sống (đặc biệt là ở lĩnh vực truyền thông và phát triển du lịch).

3. Tính mới và sáng tạo

Trong nghiên cứu văn hóa, vấn đề phương thuật dân gian đã được quan tâm với nhiều công bố có giá trị. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều hướng về những nghi lễ bí hiểm, gắn với vai trò đặc biệt của hệ thống pháp sư, phù thủy. Các công trình dạng sưu tầm hầu như chưa có. Phương thuật dân gian rất đa dạng, phản ánh cuộc sống đa sắc màu của người nông dân Việt Nam, đặc biệt là trong xã hội miền núi. Đóng góp mới của đề tài thể hiện ở những phương diện sau:

  • Không chỉ nghiên cứu lý thuyết, đề tài đặt ra nhiệm vụ sưu tầm, thống kê hệ thống phương thuật đang lưu truyền trong một cộng đồng cụ thể (nghiên cứu trường hợp).
  • Tính ứng dụng của đề tài thể hiện ở việc đưa ra định hướng bảo lưu, khai thác phương thuật dân gian, đặc biệt là khả năng ứng dụng trong lĩnh vực truyền thông và du lịch.

4. Kết quả nghiên cứu

  • Sưu tầm gần 200 phương thuật trong đời sống dân gian các dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên trên các lĩnh vực: lao động sản xuất, sức khỏe, văn hóa đời sống.
  • Nghiên cứu đặc trưng và hiện trạng sử dụng, lưu truyền của phương thuật vùng tộc thiểu số.
  • Bước đầu lý giải cơ chế hình thành và đánh giá hiệu quả của một số phương thuật trên cơ sở kiến thức liên ngành.
  • Đưa ra nhưng giải pháp thực tiễn để nâng cao chất lượng cuộc sống các dân tộc thiểu số trên địa bàn (bảo lưu tri thức dân gian, dựa trên tính hấp dẫn của phương thuật dân gian để xây dựng kênh truyền thông và một số sản phẩm du lịch gắn với địa phương).

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

  1. Nguyễn Thị Suối Linh (2019), “Góp thêm nghiên cứu về phương thuật trong văn hóa dân gian”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 420, tr.57-59.
  2. Nguyễn Thị Suối Linh (2019), “Một số thực hành ma thuật trong dân gian”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa Việt Nam, số 3(183), tr.52-57.
  3. Dương Thùy Linh (2017), “Tín ngưỡng nông nghiệp của người Sán Dìu ở Thái Nguyên”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 398, tr.6-10.
  4. Nguyễn Thị Suối Linh (2018), “Một số tập quán thương mại của người Việt từ góc nhìn văn hóa làng xã”, Tạp chí Văn hóa thể thao và Du lịch Hải Dương, số 3, tr.34-35.
  5. Nguyễn Thị Việt Thanh, Vương Toàn (2016), Từ điển Văn hóa truyền thống các dân tộc Thái Tày Nùng, Nxb Đại học Quốc gia (Tác giả đề tài là biên tập chính và là thông tin viên).

5.2. Sản phẩm đào tạo

  1. Bế Thị Hải Yến (2017), Môtip trong phương thuật dân gian của người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, Trường ĐH Khoa học, ĐHTN.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

  • Đề xuất một số sản phẩm du lịch địa phương gắn với phương thuật dân gian.
  • Địa chỉ ứng dụng: Trường Đại học Khoa học, Khu Bảo tồn làng nhà sàn dân tộc sinh thái Thái Hải.
  • Góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tạo sự khác biệt và sức hấp dẫn cho du lịch địa phương.

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

  • Project title: Collecting and researching into folk-magic of ethnic minorities in Thainguyen province
  • Code number: DH2015-TN06-12
  • Coordinator: M.S. Nguyen Thi Suoi Linh
  • Implementing institution: Thai Nguyen University of Science
  • Duration: from May 2015  to December 2019

2. Objective(s)

This thesis included the collection, classification, and research into folk magic of ethnic minorities in Thainguyen province. Applying interdisciplinary knowledge, we initially explained the nature, causes, and evaluate the effectiveness of  magic that have been applied. Since then, perceptions and practices of ethnic minorities were adjusted in the direction of promoting valuable folk knowledge and excluding the backward customs. The authors also gave specific solutions in exploiting and applying folklore in life (especially in the field of communication and tourism development).

3. Creativeness and innovativeness

The issue of folk magic has been concerned with many valuable publications. However, most research is focused on mysterious rituals related to the special roles of witchcraft. There are almost no collecting works in the literature. Folk magic is diverse. It reflects the colorful life of Vietnamese farmers, especially in mountainous society. New contributions of the project are:

  • Not only studying on theory but also collecting and statistizing the magic system handed down in a specific community (case study).
  • Providing the orientation of reservation and exploitation of folk magic, especially the applicability in the field of communication and tourism.

4. Research results

  • Collected nearly 200 types of magic from the lives of ethnic minorities in Thainguyen province.
  • Studied characteristics, usage status, and transmission of ethnic minority magic.
  • Initially explained and evaluated the effectiveness of magics based on interdisciplinary knowledge.
  • Provided the practical solutions to improve the life quality (preserving folk knowledge, propagandizing people to change backward practices, creating communication channels and some local tourism products based on the attraction of folk-magic).

5. Products

5.1. Scientific publications

  1. Nguyen Thi Suoi Linh (2019), “Additional research on “magic” in folk culture”, Culture and arts magazine, (420), pp.57-59.
  2. 2. Nguyen Thi Suoi Linh (2019), “Magic practice in folk”, Journal of Vietnamese Cultural Studies, (183), pp.52-57.
  3. Duong Thuy Linh (2017), “Agricultural beliefs of San Diu people in Thai Nguyen”, Culture and arts magazine, (398), pp.6-10.
  4. 4.Nguyen Thi Suoi Linh (2018), “Commercial practice of Vietnamese people from the perspective of village culture”, Hai Culture, Sports and Tourism Magazine of Haiduong district,(03), pp.34-35.
  5. Nguyen Thi Viet Thanh, Vuong Toan (2016), Cultural dictionary for ethnic groups of Thai, Tay and Nung, Vietnam National University Press, Hanoi (In this dictionary, the author (of research) is the editor and an informant).

5.2. Training results

1. Be Thi Hai Yen (2017), Motif  in folk-magic of ethnic minorities on Phuluong district, Thainguyen province, Student scientific thesis, Thainguyen University of Science.

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

  • Recommend some local tourism products.
  • Application Institutions: Thainguyen University of Science, Thaihai Reserve Area of  Ecological Houses-on-stilts Village…- Contribute to diversifying tourism products, making a difference and attractiveness for local tourism.