Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2016-TN01-02 do TS. Tô Vũ Thành - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 13-03-2020 | 2368 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

  • Tên đề tài: Thiết kế mô hình ngoại ngữ cộng đồng cho sinh viên chuyên ngành tiếng Trung tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên.
  • Mã số: ĐH2016 – TN01- 02
  • Chủ nhiệm đề tài: TS. Tô Vũ Thành
  • Tổ chức chủ trì: ĐH Thái Nguyên
  • Thời gian thực hiện: từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2017

2. Mục tiêu

Đề tài tập trung vào việc các mục tiêu chính sau đây:

  • Nghiên cứu tìm hiểu cơ sở lý luận về cộng đồng học tập ngoại ngữ, từ đó đưa ra những khái niệm, đặc điểm, phân loại về hoạt động ngoại ngữ cộng đồng.
  • Đánh giá khảo sát những mô hình ngoại ngữ cộng đồng đã, đang được áp dụng tại khoa ngoại ngữ như quy mô, phương thức hoạt động, tính hiệu quả và tồn tại của những mô hình này v.v
  • Thiết kế và xây dựng mô hình hoạt động học tập tiếng Trung cộng đồng gắn với nhu cầu thực tế và phù hợp với học chế tín chỉ. Tạo động lực học cho sinh viên thông qua các chương trình hoạt động, trong đó chủ yếu cung cấp thông tin liên quan đến tiếng Trung, kỹ năng tự học và khai thác nguồn tài liệu tiếng Trung, kết hợp tổ chức các hoạt động tạo ra môi trường sử dụng tiếng Trung cho sinh Khoa ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên.

3. Tính mới và sáng tạo

  • Đề tài đã hệ thống tương đối đầy đủ cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề “Cộng đồng học tập ngoại ngữ”, đồng thời đưa ra những định nghĩa mới về khái niệm ngoại ngữ cộng đồng và tiến hành phân loại các mô hình ngoại ngữ cũng như nêu ra đặc điểm và vai trò của các mô hình ngoại ngữ cộng đồng trong việc dạy và học ngoại ngữ hiện nay.
  • Đề tài đã tiến hành khảo sát tương đối toàn diện những mô hình ngoại ngữ cộng đồng đã được và đang triển khai tại Khoa Ngoại ngữ, đồng thời tiến hành đánh giá hiệu quả các mô hình ngoại ngữ cộng đồng mang lại.
  • Đề tài đã tổng hợp và thiết kế được những mô hình dành riêng cho sinh viên chuyên ngành tiếng Trung, phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai các mô hình. Từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất gắn với thực tế của Khoa Ngoại ngữ - ĐHTN để góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ nói chung và tiếng Trung Quốc nói riêng.

4. Kết quả nghiên cứu

  • Đề tài đã tiến hành khảo sát đánh giá những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, qua đó thấy rằng kết quả nghiên cứu về vấn đề này còn nhiều khoảng trống, do vậy cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phía các học giả nghiên cứu đối với lĩnh vực này.
  • Trên cơ sở phân tích những tài liệu trong và ngoài nước có được, đề tài cũng đã hệ thống các quan điểm về cơ sở lý luận đối với vấn đề cộng đồng học tập ngoại ngữ. Dựa trên những nhận định và cơ sở lý luận đã có đề tài cũng đã mạnh dạn đưa ra những quan điểm cá nhân về khái niệm, đặc điểm và phân loại nhưng mô hình ngoại ngữ cộng đồng, để từ đó chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về “cộng đồng học tập ngoại ngữ” , và cũng nhận diện rõ về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai các hoạt động ngoại ngữ cộng đồng này, đồng thời góp phần trong việc hệ thống và hoàn thiện cơ sở lý luận cho lĩnh vực này.
  • Đề tài đã tiến hành khảo sát đánh giá hiện trạng hoạt động của các mô hình ngoại ngữ cộng đồng đã đang triển khai tại Khoa Ngoại ngữ, đi sâu phân tích, đánh giá những hiệu quả, tồn tại hạn chế của những mô hình ngoại ngữ cộng đồng của ngành tiếng Trung, từ đó đưa ra những đề xuất điều chỉnh phát triển trên nền tảng đã có để triển khai phù hợp hơn như mô hình báo tường, bản tin, mô hình rạp chiếu phim mini v.v
  • Đề tài đã xây dựng mới một số các mô hình học tập tiếng Trung cộng đồng có thể triển khai ở những phạm vi khác nhau, đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động của những mô hình ngoại ngữ cộng đồng từ phía giảng viên và sinh viên của Bộ môn tiếng Trung một cách toàn diện về những hiệu quả mà các mô hình học tập tiếng trung cộng đồng mang lại.

5. Sản phẩm

5.1 Sản phẩm khoa học

  1. Tô Vũ Thành (2017), “ Xây dựng các mô hình ngoại ngữ cộng đồng cho sinh viên”, Báo cáo chuyên đề quốc tế, tại Học Viện Văn Sơn, Côn Minh Trung Quốc.
  2. Tô Vũ Thành (2019),  “Thiết kế mô hình hoạt động ngoại ngữ cộng đồng cho sinh viên ngành tiếng Trung Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên”, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên. Được chấp nhận đăng.
  3. Tô Vũ Thành (2019), Học tiếng Trung Mô hình ngoại ngữ cộng đồng Sáng tạo và Đam mê, NXB Đại học Thái Nguyên.

5.2. Sản phẩm đào tạo

  1. Nguyễn Thanh Huyền (2018), Đánh giá hiệu quả phương pháp tự học của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc, Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên, Khóa luận tốt nghiệp năm 2018, Quyết định công nhận số 1808/QĐ-ĐHTN ngày 31/8/2018 của Đại học Thái Nguyên.

5.3. Sản phẩm ứng dụng

  • Tài liệu tham khảo cho hoạt động dạy và học tiếng Trung
  • Hệ thống các mô hình học tập ngoại ngữ cộng đồng

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

  • Áp dụng cải tiến chất lượng dạy và học tiếng trung và cho các ngoại ngữ khác ở Khoa Ngoại ngữ.
  • Làm tài liệu tham khảo về cách thiết kế các mô hình hoạt động ngoại ngữ cộng đồng cho sinh viên chuyên ngữ.

 INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

  • Project title: Designing Models of Community Learning Services for Students of Chinese at Foreign Languages, Thai Nguyen University
  • Code number: ĐH2016 – TN01- 03
  • Coordinator: Dr. To Vu Thanh
  • Implementing institution: Thai Nguyen University
  • Duration: From January 2016 to December 2017

2. Objectives

This project is designed to:

  • Examine the theoretical basis of the theoretical basis of the foreign language learning community to give final concepts,characteristics and classification of community foreign language activities.
  • Evualuate by making a survey ofcommunity language models that have been being applied in the Foreign Language department, such as the scale, mode of operation, advantages and disadvantages of these models, etc.
  • Design and build a model of Chinese language learning activities associated with practical needs and in accordance with school’s credit system.
  • Motivate students through the program activities which mainly provide information related to Chinese, self-study skills and Chinesematerial researching to create active environment of using Chinese language for students of Foreign Language Department - Thai Nguyen University.

3. Innovation and Creation

  • The project not only consists of rather full  theoretical background related to the issue of "Community of Foreign Language Learning", but also introduces new definitions of community foreign language concepts, proceeds to classify models of foreign languages ​​as well as characteristics and roles of community language models in foreign language teaching and learning.
  • The project conducted a relatively comprehensive survey of community language models that have been being implemented at the Department of Foreign Languages to makean evaluation of the effectiveness of the community language models.
  • The projectsummarized and designed own models for Chinese language students, then it has analyzied the advantages and disadvantages in implementing the models. Since then, the author could make recommendations and suggestions associated with the reality of the Faculty of Foreign Languages ​​- TNU to contribute to improving the quality of foreign language training in general and Chinese in particular.

4. Research Result

  • The project conducted mentioned survey to evaluate the result both abroad and in Vietnam. From that point of view, some backwards of the model were found. As a result of that, there should be more attention from the learners toward this issue.
  • Based on the analysis of domestic and foreign materials, theproject also systematically set up the theoretical concepts for the problems using models of community of learning foreign languages. Besides, based on the assumptions and theoretical bases, individual views on the concept, characteristics and classification of the foreign language community model have been proposed in the project to have a better view of what are foreign language learning community activities and what are their advantages and disadvantages.
  • The project conducted a survey to assess the current  implementation of the community services at Foreign Languages Faculty to analyze and evaluate the effectiveness and shortcomings of this model of community language services of Chinese. Thereby, some recommendations were made to improve  newspaper models, newsletters, mini movie theater models etc.
  • The modelcan be able to apply in different areas, and evaluate the performance of community language models in the roles of teachers as well as students of Chinese Department.

5. Products

5.1. Scientific research products

  1. To, V. T. (2017), Designing models of community language learning for students, Presentation at Wen San Institute, Kun Ming, China.
  2. To V. T. (2019), “Designing models of community language learning for Chinese majored students at the School of Foreign Languages”, Thainguyen University. TNU Journal of Science and Technology. Accepted.
  3. To V. T (2019), Chinese Language Learning – Community Language Learning Model – Creativity and Inspiration, Thainguyen University Press.

5.2. Educational products

  1. Nguyen, T. H. (2018), Evaluating the effects of self-study methods used by second-year students majoring in Chinese at the School of Foreign Languages, Thainguyen University. Graduation paper. Decision No.1080/QĐ-ĐHTN dated 31/8/2018 issued by Thainguyen University.

5.3. Application products

  • Reference for teaching and learning Chinese;
  • System of community language learning models.

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

  • Improvethe quality of teaching and learning Chinese and other foreign languages ​​in the Foreign Language Department.
  • Be references on how to design models of community language activities for language students.

Lịch nghiệm thu