Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2016-TN08-03 do ThS. Nguyễn Ngọc Hoa - Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 24-01-2019 | 4624 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam

- Mã số: ĐH 2016–TN08–03

- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Ngọc Hoa

- Tổ chức chủ trì: Trường ĐH Kinh tế & QTKD

- Thời gian thực hiện: 01/2016 - 12/2017

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng tác động của nguồn vốn FDI đến bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra những gợi mở chính sách nhằm nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI và giảm bất bình đẳng thu nhập tại Việt Nam.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận và tổng kết thực tiễn về FDI, bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị và tác động của vốn FDI đến bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị.

- Phân tích, đánh giá được thực trạng thực hiện vốn FDI và bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam.

- Tìm ra được các yếu tố tác động đến bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam, trong đó chỉ ra được tác động của nguồn vốn FDI đến bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn vốn FDI và giảm bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam.

3. Tính mới và tính sáng tạo

Đề tài tổng hợp, phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam, bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam. Từ đó đánh giá ảnh hưởng của FDI tới bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam. Nghiên cứu về thực trạng thu hút FDI hoặc bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị đã có một số nghiên cứu trước đây. Nhưng nghiên cứu về ảnh hưởng của FDI tới bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị thì chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam đề cập tới.

4. Kết quả nghiên cứu

Thông qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI, bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị, tác động của FDI tới bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị, nghiên cứu đã tìm hiểu:

- Giới thiệu một cách cơ bản về khái niệm, đặc điểm, phân loại, những tác động của FDI tới phát triển kinh tế - xã hội.

- Khái niệm, đo lường bất bình đẳng, ảnh hưởng của bất bình đẳng tới phát triển kinh tế - xã hội.

- Thực trạng thu hút FDI và bất bình đẳng nông thôn – thành thị tại Việt Nam.

Từ thực trạng nghiên cứu ở trên, kết hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp thu hút FDI như cần chuyển dần sang coi trọng cơ cấu và chất lượng FDI, thu hút FDI có hàm lượng carbon thấp, thu hút và khai thác hiệu quả FDI công nghệ hiện đại, thu hút FDI nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Một số giải pháp nhằm làm giảm bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị như đẩy mạnh quá trình đổi mới thể chế, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, đa dạng hóa nguồn thu nhập ở nông thôn,...

5. Sản phẩm

  1. Nguyễn Ngọc Hoa, Nguyễn Thị Phương Hảo (2017), “Bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, (507), tr. 40 -42.
  2. Nguyễn Ngọc Hoa, Nguyễn Thị Thúy Vân (2017), “Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam”, Tạp chí Tài Chính (670), tr. 76 -78.
  3. Một phần nội dung luận án: đề cương luận án tiến sĩ.
  4. Báo cáo phân tích Ảnh hưởng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tới bất bình đẳng thu nhập nông thôn – thành thị tại Việt Nam.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu.

- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo bổ ích cho HĐND, UBND các tỉnh trong cả nước về việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và làm giảm bất bình đẳng khu vực nông thôn – thành thị.

- Kết quả nghiên cứ có thể ứng dụng trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học của thầy và trò trong các Trường Đại học, Học viện, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đào tạo về ngành kinh tế.

 

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

- Project title: Effects of Foreign Direct Investment on income inequality between rural and urban areas in Viet Nam

- Code number: ĐH 2016–TN08–03

- Coordinator: Nguyen Ngoc Hoa, Master.

- Implementing institution:  University of Economics and Business Administration

- Duration: 1/2016-12/2017

2. Objective(s)

2.1. General objective

The research analyzes the impact of FDI on income inequality between rural and urban areas in Viet Nam. Basing on the results the study recommends several implications to enhance the quality of FDI and reduce income inequality in Viet Nam

2.2. Specific objectives

- Enriching literature reviews of current empirical studies of the impact of FDI and income inequality in Viet Nam. Furthermore, the study provides empirical evidence of effects of FDI on income inequality in both rural and urban arrears in Vietnam

- Analyzing and assessing the existing reviews of FDI and income inequality between rural and urban arrears in Vietnam

- Seeking for the factors affecting income inequality between rural and urban areas in Vietnam, in which, the research focuses on the impact of FDI on income inequality between rural and urban areas in Vietnam

- Proposing recommendations to enhance the quality of FDI and reduce income inequality between rural and urban areas in Vietnam

3. The new scientific findings

The project synthesizes and analyzes the existing literature of FDI attraction into Vietnam, and income inequality between rural and urban areas in Vietnam. Addition, the project evaluates the impact of FDI on income inequality between rural and urban areas in Vietnam. Although there are several empirical studies on the existing attraction of FDI and income inequality between rural and urban areas, the impact of FDI on income inequality between rural and urban areas in Vietnam is still limited.

4. Research results

The project has researched the theories and literature reviews of FDI and income inequality between rural and urban areas. Additionally, the project evaluated the impact of FDI on income inequality between rural and urban areas in Vietnam. The results of the project followed:

- Introducing the foundation of concepts, characteristics, categories of effects of FDI on socio-economic development.

- Providing the definitions, measurement of income inequality and the impact of income inequality on socio-economic development.

- Providing the existing literature on FDI inflows and income inequality between rural and urban areas in Vietnam.

Basing on the empirical results, the project also proposes several recommendations to attract FDI inflows and to focus mainly on the structure and quality of FDI such as attracting more FDI inflows with lower Carbon emissions, advanced technologies, and higher quality of human resource. In addition, the project proposes recommendations to reduce income inequality between rural and urban areas and foster institutional reinform and to foster agricultural goods or to diversify income sources in rural areas. 

5. Products

1. Nguyễn Ngọc Hoa, Nguyễn Thị Phương Hảo (2017), “ Income inequality between rural and urban arears in Vietnam”, Asia –Pacific Economic Review, 12/2017(507), tr. 40 -42.

2. Nguyễn Ngọc Hoa, Nguyễn Thị Thúy Vân (2017), “ Assessing the existing attraction of FDI inflows in Vietnam”, Review of Finance, (670), tr. 76 -78.

3. The project contained several information from outlines of the approved desertation.

4. Analysis report Effects of Foreign Direct Investment on income inequality between rural and urban areas in Viet Nam.

6. Transfer alternatives of research results adaptability

The research results are a useful reference for the People's Councils and People's Committees of the provinces in Vietnam to attract FDI and reduce income inequality between rural and urban areas.

The research results might be applied in teaching and researching for lecturers and students in Universities, Academies, Colleges, and vocational secondary schools in the fields of economics