Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2017-TN01-09 do TS. Dương Đức Minh - Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm (cập nhật lại ngày 13/3/2020)

Đăng ngày: 07-01-2020 | 1083 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

  • Tên đề tài: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học ngoại ngữ của giảng viên và sinh viên tại Đại học Thái Nguyên
  • Mã số: ĐH2017-TN01-09
  • Chủ nhiệm đề tài: TS. Dương Đức Minh
  • Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên
  • Thời gian thực hiện: Từ tháng 5/2017 đến tháng 12/2019

2. Mục tiêu

  • Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu các yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng học tiếng Anh của giáo viên và sinh viên tại Đại học Thái Nguyên. Nghiên cứu này cũng tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến thái độ sinh viên Đại học Thái Nguyên đối với việc học tiếng Anh và những động lực thúc đẩy sự tiến bộ của sinh viên khi học tiếng Anh. Có rất nhiều yếu tố góp phần vào việc hình thành thái độ và động lực. Những yếu tố này có thể chia thành ba lĩnh vực: xã hội, tâm lý và tình hình học tập, môi trường giảng dạy và học tập.
    • Lĩnh vực thuộc về xã hội bao gồm: hoàn cảnh kinh tế xã hội, tuổi tác, niềm tin xã hội, hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh xã hội.
    • Lĩnh vực về tâm lý bao gồm: sự khuyến khích của cha mẹ, động cơ, động lực, thái độ và sự lo lắng.
    • Môi trường giảng dạy và học tập bao gồm: giáo viên, giáo trình, đề cương môn học, tư liệu giảng dạy và phương pháp giảng dạy, chính sách về việc giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ, giá trị của tiếng Anh cũng như những cơ hội việc làm, điều kiên cơ sở vật chất của các nhà trường và môi trường giáo dục gia đình.
  • Sau khi tìm hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học ngoại ngữ của sinh viên Đại học Thái Nguyên, nhóm nghiên cứu trên cơ sở nhưng dữ liệu thu được sẽ đề xuất một số giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ của giảng viên và sinh viên Đại học Thái Nguyên.

3. Tính mới và sáng tạo

  • Rất khó để có thể nói dễ hay khó để có thể sử dụng thành thục một ngoại ngữ, đó là một quá trình học tập dài và có hệ thống. Việc lĩnh hội hoặc học một ngôn ngữ đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực của không chỉ từ các học viên, mà còn từ các giảng viên và môi trường học tập.
  • Ngày nay, khi tiếng Anh được coi như là một ngôn ngữ quốc tế, các hoạt động dạy và học tiếng Anh như một ngôn ngữ ngoại ngữ hoặc ngôn ngữ thứ hai cũng được tìm hiểu và thảo luận rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, có rất ít các công trình nghiên cứu, điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên trong quá trình học tiếng Anh như một ngoại ngữ (EFL) ở bậc đại học ở Việt Nam nói chung và ở Đại học Thái Nguyên nói riêng. Vì vậy, đề tài này sẽ nghiên cứu và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh tại các trường đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên nhằm nâng cao nhận thức về việc dạy và học ngoại ngữ, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn tiếng Anh của giảng viên và sinh viên Đại học Thái Nguyên

4. Kết quả nghiên cứu

  • Về các yếu tố liên quan đến xã hội:
    • Theo quan điểm của sinh viên, tiếng Anh nên được dạy với mục đích chính là để giao tiếp sau đó mới đến mục đích học tập và phát triển nghề nghiệp.
    • Các chính sách cũng như mục tiêu học ngoại ngữ của Nhà nước chưa được phổ biến rộng rãi đến sinh viên. Các em học tập theo mục đích, động lực của cá nhân và mục tiêu của nhà trường;
    • Không có mối quan hệ nào giữa hoàn cảnh kinh tế, trình độ học vấn của cha mẹ và học lực cũng như thái độ học tập của sinh viên, dẫu sinh viên ở ĐHTN phần lớn đến từ các tỉnh miền núi và vùng nông thôn.
    • Sự hỗ trợ của cha mẹ đối với việc học tiếng Anh của sinh viên không ảnh hưởng đến kết quả học tập, thái độ, động cơ học tập của sinh viên
  • Về các yếu tố liên quan đến động cơ, thái độ học tập:
    • Thái độ đối với việc học tiếng Anh là yếu tố tiên quyết, quyết định mọi yếu tố khác khi học tiếng Anh;
    • Động cơ học tập là yếu tố thúc đẩy sự thành công trong việc học ngoại ngữ của sinh viên;
    • Có mối quan hệ rõ ràng và mang tính thống kê giữa thái độ về học tiếng Anh với niềm yêu thích học tiếng Anh, với văn hóa Anh, với niềm hứng khởi trong lớp học và duy trì động cơ học tập.
    • Sinh viên hiện tại đang chịu nhiều áp lực trong việc học tiếng Anh từ sự thành công của bạn bè, yêu cầu và mong đợi của giáo viên và nhà trường.
  • Về các yếu tố liên quan đến điều kiện học tập, chương trình học:
    • Phần lớn sinh viên hài lòng với việc dạy và học tiếng Anh ở trường Đại học nhưng lại thiếu niềm tin rằng họ có thể sử dụng tiếng Anh phục vụ mục đích giao tiếp, hay mục đích phát triển hay thăng tiến trong công việc
    • Sinh viên hài lòng với sự nỗ lực, tận tâm của giáo viên, về điều kiện học tập và sự quan tâm của nhà trường đối với việc học tiếng Anh
    • Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa nhận thức của sinh viên và quan điểm của giáo viên về: phòng lab học tiếng, cơ hội thực hành tiếng Anh với người nước ngoài, về kiểm tra đánh giá và thời gian học tập;
  • Các yếu tố về quan điểm của giáo viên đối với việc dạy học, chương trình học:
    • Các giáo viên đều có nhận thức tốt về công việc giảng dạy của mình, hài lòng với điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy, có mối quan hệ tốt với sinh viên và luôn sẵn sàng hỗ trợ sinh viên học tập khi được yêu cầu;
    • Các giáo viên đều nẵm rõ mục tiêu giảng dạy tiếng Anh của Khoa, trường nhưng chưa hiểu rõ hoặc nắm rõ về các chính sách cũng như mục tiêu phát triển ngoại ngữ của quốc gia, giáo viên không được đóng góp ý kiến của mình vào những chính sách, mục tiêu này sao cho phù hợp với điều kiện địa phương mà chủ yếu chỉ thụ động thi hành.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

Bài báo khoa học ngoài nước: 01

  1. Nguyen Thi Nhu, Duong Duc Minh (2019), “Factors affecting English language learning processes at Thai Nguyen University”, International Journal of Scientific and Research Publications, 9 (8), pp. 463-469.

Bài báo khoa học trong nước: 01

  1. Nguyễn Thị Thu Hương, Dương Đức Minh (2020), “Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng học tiếng Anh nhìn từ góc độ giảng viên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên. Đã được chấp nhận đăng.

5.2. Sản phẩm đào tạo

Hướng dẫn 01 luận văn Thạc sĩ

  1. Nguyễn Thị Như (2019), Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy tiếng Anh tại Đại học Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên. Bảo vệ thành công.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

6.1. Phương thức chuyển giao

  • Các bài báo khoa học về kết quả nghiên cứu của Đề tài.
  • Các kết quả nghiên cứu dưới dạng văn bản (báo cáo tổng kết đề tài).

6.2. Địa chỉ ứng dụng

  • Hệ thống thư viện và các trường Đại học

6.3. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

  • Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên các trường Đại học thành viên thuộc đại học Thái Nguyên có một cái nhìn đầy đủ, khái quát về thực tế học tập và giảng dạy tiếng Anh.
  • Các công bố khoa học đăng trên tạp chí là những bài báo có hàm lượng khoa học, gợi mở những hướng nghiên cứu mới cho giảng viên, sinh viên, học viên và những người quan tâm đến giảng dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ ở bậc Đại học.
  • Đề tài đóng góp thêm những luận chứng, luận cứ cụ thể, góp phần phục vụ việc hoạch định, xây dựng và triển khai các chính sách dạy và học ngoại ngữ cho các nhà quản lý khu vực miền núi phía Bắc.

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

  • Project title: Factors affecting English language learning processes at Thai Nguyen University
  • Code number: DH2017-TN01-09
  • Coordinator: Dr. Duong Duc Minh
  • Implementing institution: Thai Nguyen University
  • Duration: May 2017 - December 2019

2. Objective(s)

  • This study aims to investigate the factors that affect the teaching and learning processes of English teachers and learners at Thai Nguyen University. These factors were divided into three categories: social (country’s linguistics nature, personality, family circumstances, family education, language learning context), psychological factors (parental encouragement, attitudes, motivation, interests, anxiety) and teaching situation (teachers’ attitude towards teaching, teaching facilities and syllabus).
  • After studying the factors affecting the quality of teaching and learning foreign languages ​​of Thai Nguyen University students, based on the obtained data, researchers propose some practical solutions to improve the quality of foreign language teaching and learning at Thai Nguyen University.
  • After studying the factors affecting the quality of teaching and learning foreign languages ​​of Thai Nguyen University students, based on the obtained data, researchers propose some practical solutions to improve the quality of foreign language teaching and learning at Thai Nguyen University.

3. Creativeness and innovativeness

  • It is difficult to say it’s easy or hard to master a foreign language, which is a long and systematic learning process. Acquiring or learning a language requires a lot of time and effort not only from students, but also from lecturers and the learning environment.
  • Today, when English is considered an international language, teaching and learning English as a foreign language or a second language are also widely understood and discussed around the world. However, there are very few studies and investigations on factors affecting student learning results in studying English as a Foreign Language (EFL) at university level in Vietnam in general. and at Thai Nguyen University in particular. Therefore, this study will investigate and explore the factors affecting English learning processes of non-English major students at member universities of Thai Nguyen University in order to raise awareness about teaching. and learning foreign languages, contributing to improve the effectiveness of teaching and learning English at Thai Nguyen University.

4. Research results

  • Regarding social factors:
    • From the student’s point of view, English should be taught with the main purpose of international communicating and followed by requirements and career development.
    • Government foreign language learning policies and objectives have not been widely disseminated to students. They are learning according to individual goals, motivations and university objectives.
    • There is no relationship between the socioeconomic situations, parents’ academic background and parental encouragement although students at TNU are mostly from mountainous and rural provinces.
    • Parental support to a student’s English learning does not affect the student’s academic performance, attitudes, and motivation
  • Regarding factors related to motivation, learning attitude:
    • Attitude towards learning English is a prerequisite, deciding all other factors when learning English;
    • Motivation is a factor promoting students’ foreign language success;
    • There is a statistical significant differences between the attitude towards learning English and the interests in learning English, English culture, anxiety in the classroom and maintaining learning motivation;
    • Current students are under great pressure to learn English from the success of their friends, the requirements and expectations from teachers and universities.
  • Regarding factors related to learning conditions, curriculum:
    • Most students are satisfied with teaching and learning English at the University but lack the confidence that they can use English for communication, or for development or promotion at work.
    • Students are satisfied with the efforts and dedication of the teachers, the learning conditions and the extensive attention from their universities.
    • There are statistically significant differences between students’ perceptions and teachers’ perceptions on: English language labs, opportunities to practice English with foreigners, on assessment and study time.
  • Factors relating to teachers’ perspectives on teaching and learning programs:
    • Teachers are well aware of their teaching, satisfied with the facilities for teaching, have good relationships with students and are always ready to support students when required.
    • Teachers are well aware of the English’s teaching objectives, but their understanding on national foreign language development policies and objectives were limited, and teachers were not asked to give opinions on these policies and objectives and mainly passively implemented.

5. Products

5.1. Scientific publications

  1. Nguyen Thi Nhu, Duong Duc Minh (2019), “Factors affecting English language learning processes at Thai Nguyen University”, International Journal of Scientific and Research Publications, 9 (8), pp. 463-469.
  2. Nguyen Thi Thu Huong, Duong Duc Minh (2020), “Factors affecting English Language Learning: An Investigation from Teachers’ Perspectives at Thai Nguyen University”, Thai Nguyen University Journal of Science and Technology. Publish accepted.

5.2. Training result

  1. Nguyen Thi Nhu (2019), Factors affecting English language learning processes at Thai Nguyen University, Unpublished Master of Arts Thesis. School of Foreign Languages. Thai Nguyen University. Successfully defensed.

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

  • The research results help researchers, lecturers and students of member universities of Thai Nguyen University to have a comprehensive overview of the reality of studying and teaching English at Thai Nguyen University.
  • The scientific publications published in the journals suggest new research directions for lecturers, students, learners and those interested in teaching English as a foreign language in University.
  • The results contribute evidence to the planning, development and implementation of foreign language teaching and learning policies for policy makers, rectors, deans, managers in education institutions in the Northern mountainous areas.