Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2017-TN05-08 do PGS.TS. Trần Văn Tuấn - Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 14-06-2019 | 858 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

  • Tên đề tài: Thực trạng độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau đột quỵ não và hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng tại nhà ở Thành phố Thái Nguyên.
  • Mã số:ĐH2017-TN05-08
  • Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trần Văn Tuấn
  • Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên
  • Thời gian thực hiện: từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2018

2. Mục tiêu

  • Mô tả thực trạng mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân sau đột quỵ não và một số yếu tố liên quan tại Thành phố Thái Nguyên.
  • Đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng tại nhà cho bệnh nhân sau đột quỵ não.

3. Tính mới và sáng tạo

Chương trình phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh sau đột quỵ não để cải thiện khả năng độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày là chương trình luyện tập với các bài tập có chọn lọc và kết hợp với một số dụng cụ đơn giản nhằm cải thiện chức năng thực hiện các chức năng tự chăm sóc bản thân ở những bệnh nhân sau đột quỵ não trên cơ sở khuyến khích tính chủ động của bệnh nhân trong quá trình tập luyện. Đặc biệt, rất phù hợp với điều kiện kinh tế và tâm lý điều trị của người dân tại TP Thái Nguyên

4. Kết quả nghiên cứu

* Thực trạng mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân sau đột quỵ não và một số yếu tố liên quan tại Thành phố Thái Nguyên

  • Tỷ lệ bệnh nhân được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng sau đột quỵ não trong nghiên cứu là 49,7%.
  • Mức độ độc lập các chức năng sinh hoạt hàng ngày sau đột quỵ não có 15,8% là độc lập hoàn toàn chức năng sinh hoạt hàng ngày.
  • Tuổi bệnh nhân càng cao thì mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày càng kém.
  • Người bệnh liệt càng nặng thì mức độ độc lập càng kém.
  • Các yếu tố liên quan đến mức độ độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày: có 47,9% số bệnh nhân cần trợ giúp về ăn uống, 78,4% cần trợ giúp về mặc quần áo; 89,5% bệnh nhân cần hỗ trợ về di chuyển trong sinh hoạt hàng ngày.

* Hiệu quả phục hồi chức năng tại nhà cho bệnh nhân sau đột quỵ não

  • Có sự khác biệt rõ giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng ở tỷ lệ bệnh nhân có mức độ phụ thuộc hoàn toàn và mức độ độc lập (p<0,01).
  • Tại thời điểm sau 3 tháng, không còn bệnh nhân nào có mức độ giảm khả năng nặng ở nhóm can thiệp, tỷ lệ bệnh nhân có mức độ bình thường tăng lên 43,3%, cao hơn ở nhóm chứng (13,3%). Sự khác biệt có ý nghĩa  (p < 0,01).
  • Không có sự khác biệt giữa nam và nữ ở các mức độ phục hồi chức năng trong sinh hoạt hàng ngày, nhưng có sự khác biệt giữa nhóm nghiên cứu và nhóm chứng (p < 0,05).

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học: 4 bài báo

  1. Nguyễn Hoa Ngần, Trần Văn Tuấn, Hoàng Khải Lập, Nguyễn Thị Phương Sinh, Bế Thu Hà, Trương Mạnh Hà (2017), “Đánh giá thực trạng độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày và nhu cầu phục hồi chức năng của bệnh nhân sau đột quỵ não tại thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Y Dược học lâm sàng 108, 12 (số đặc biệt 10/2017), tr. 388-394.
  2. Nguyễn Hoa Ngần, Hoàng Khải Lập, Nguyễn Phương Sinh, Trần Văn Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn,Trương Mạnh Hà (2018), “Thực trạng KAP về phục hồi chức năng tại cộng đồng của người chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ não tại thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Y Dược học lâm sàng 108, 13 (số 4-2018), tr. 131-137.
  3. Phạm Thị Kim Dung, Trần Văn Tuấn, Hoàng Quốc Hải, Món Thị Uyên Hồng, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Lê Thị Quyên (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả phục hồi chức năng ở bệnh nhân nhồi máu não cấp có đái tháo đường”, Tạp chí Y học Việt Nam, 472 (số đặc biệt 11/2018), tr. 131-138.
  4. Nguyễn Hoa Ngần, Trần Văn Tuấn, Hoàng Khải Lập, Món Thị Uyên Hồng, Nguyễn Phương Sinh, Lê Thị Quyên, Phạm Thị Kim Dung, Bùi Thị Huyền, Đàm Văn Hùng, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2018). “Đánh giá kết quả điều trị phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân sau đột quỵ não tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Việt Nam, 471 (số đặc biệt 10/2018), tr. 279-287.

5.2. Sản phẩm đào tạo: 01 nghiên cứu sinh

  • Nguyễn Hoa Ngần (2015), Thực trạng độc lập chức năng sinh hoạt hàng ngày sau đột quỵ não và hiệu quả can thiệp phục hồi chức năng tại nhà ở Thành phố Thái Nguyên, Trường Đại học Y dược, Đại học Thái Nguyên.

5.3. Sản phẩm ứng dụng

  • Chuyển giao quy trình tập phục hồi chức năng cho Trung tâm Y tế TP Thái Nguyên.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động, lợi ích của nghiên cứu

  • Chuyển giao quy trình tập phục hồi chức năng cho cán bộ Y tế.
  • Địa điểm: Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên
  • Lợi ích của nghiên cứu: tăng khả năng tái hòa nhập cộng đồng cho bệnh nhân đột quỵ não.

 

INFOMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

  • Project title:Independent status of daily activities after brain stroke and effectiveness home rehabilitation intervention in Thai Nguyen City
  • Code number: DH2017-TN05-08
  • Coordinator: Associate Professor. PhD Tran Van Tuan
  • Implementing institution: TUMP - Thai Nguyen University
  • Duration: from 1/2017 to 12/2018

2. Objectives

  • Describe the current situation of the level of independence of daily activities of patients after stroke and some related factors in Thai Nguyen City.
  • Evaluate the effectiveness of home rehabilitation for patients after stroke.

3. Creativeness and innovativeness

The home rehabilitation program for patients after stroke to improve their ability to function independently is a practice program with selective exercises and combined with some simple tools aims to improve the function of performing self-care functions in patients after stroke on the basis of encouraging patient autonomy during exercise. Especially, it is very suitable to the economic conditions and psychological treatment of people in Thai Nguyen City.

4. Results

* Current status of the independence of daily activities of patients after stroke and some related factors in Thai Nguyen City

  • 49.7% of patients have access to rehabilitation services after stroke in the study.
  • The degree of independence of daily activities after stroke has 15.8% completely independent of daily living function.
  • The higher the age of patients, the lower the degree of independence of daily activities.
  • The heavier patient, the lower level of independence.
  • 47.9% of daily needs for rehabilitation are in need of food and drink, 78.4% need to help with dressing.
  • 65.5% of speech disorders, 89.5% of patients have need of support for movement.

* Effective home rehabilitation for patients after stroke

  • There is a clear difference between the intervention group and the control group in the proportion of patients with a completely dependent and independent level (p <0.01).
  • At the time after 3 months, there were no patients with severe impairment in the intervention group, the proportion of patients with normal level increased to 43.3%, higher than the control group (13, 3%). The difference is significant (p <0.01).
  • There is no difference between men and women in the levels of rehabilitation in daily activities, but there is a difference between the intervention group and the control group (p <0.05).

5. Products

5.1. Science products: 4 articles published in scientific journals

  1. Nguyen Hoa Ngan, Tran Van Tuan, Hoang Khai Lap, Nguyen Thi Phuong Sinh, Be Thu Ha, Truong Manh Ha (2017), “Assessing the status of independence of daily activities and needs of functional rehabilitation After  stroke in Thai Nguyen City”,Journal of Clinical Medicine and Pharmacy 108, No (12), special issue, 10/2017, pp. 388-394.
  2. Nguyen Hoa Ngan, Hoang Khai Lap, Nguyen Phuong Sinh, Tran Van Tuan, Nguyen Minh Tuan, Truong Manh Ha (2018), “KAP status of rehabilitation in the community of caregivers after stroke Thai Nguyen city”, Journal of Clinical Medicine and Pharmacy 108, No (13). 4/2018, pp. 131-137.
  3. Pham Thi Kim Dung, Tran Van Tuan, Hoang Quoc Hai, Mon Thi Uyen Hong, Nguyen Thi Minh Nguyet, Le Thi Quyen (2018), “Clinical characteristics study and functional rehabilitation results in patients with acute cerebral infarction and diabete”. Vietnam Journal of Medicine, special issue, 8/2018, pp. 131-138.
  4. Nguyen Hoa Ngan, Tran Van Tuan, Hoang Khai Lap, Mon Thi Uyen Hong, Nguyen Phuong Sinh, Le Thi Quyen, Pham Thi Kim Dung, Bui Thi Huyen, Dam Van Hung, Nguyen Thi Minh Nguyet (2018), “Evaluating treatment treatment results Recovering daily activities of patients after stroke at Thai Nguyen National Hospita”l, Vietnam Journal of Medicine, No (471), special issue 10/2018, pp. 279-287.

5.2. Trainning products: 01 doctoral dissertation

  • Nguyen Hoa Ngan (2015),The independent status of daily living function after stroke and effectiveness of home rehabilitation intervention in Thai Nguyen City, Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy, Thai Nguyen University.

5.3. Application product

  • Transferring the rehabilitation process to Health Center of Thai Nguyen City

6. Transfer method, application address, impact and benefits of research results

  • Transferring the rehabilitation process to Medical Center of Thai Nguyen City
  • Location: Medical Center of Thai Nguyen City.
  • Benefits of research: increase the ability to re-integrate into the community for stroke patients.