Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2017-TN09-01 do PGS.TS. Nguyễn Văn Bình - Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 02-05-2019 | 636 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN  CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Chọn tạo và đánh giá sức sản xuất của tổ hợp đực lai cuối cùng giữa 3 giống Duroc, Piétrain và Landrace phục vụ cho sản xuất lợn thương phẩm vùng Trung du phía Bắc.

- Mã số: ĐH2017-TN09-01

- Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Nguyễn Văn Bình

- Tổ chức chủ trì: Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật

- Thời gian thực hiện: Tháng 01 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018

2. Mục tiêu

- Tuyển chọn được các cá thể lợn đực giống và nái có giá trị giống cao nhất trong các đàn giống thuần Duroc, Piétrain và Landrace làm nguyên liệu để lai tạo các tổ hợp đực lai cuối cùng.

- Xác định được tổ hợp đực lai cuối cùng tốt nhất có tốc độ tăng khối lượng cao, độ dày mỡ lưng thấp và tỷ lệ nạc cao.

- Đánh giá khả năng sinh trưởng, dày mỡ lưng, tiêu tốn thức ăn và tỷ lệ nạc của các tổ hợp lai thương phẩm giữa đực lai cuối cùng tốt nhất với nái F1 (YMC) và (YL) nuôi tại vùng Trung du phía Bắc.

- Sơ bộ đánh giá hiệu quả chăn nuôi của các tổ hợp lợn lai thương phẩm nuôi tại một số cơ sở thuộc vùng Trung du phía Bắc.

3. Tính mới và sáng tạo

- Chọn tạo được 2 tổ hợp lợn đực lai cuối cùng DxPD và DP có tốc độ tăng khối lượng tương đối cao, dày mỡ lưng và tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao.

- Góp phần làm tăng nguồn gen lợn đực giống cuối cùng phục vụ cho sản xuất lợn lai thương phẩm nuôi trong điều kiện vùng trung du miền núi phía Bắc.

4. Kết quả nghiên cứu

- Đề tài đã tạo ra 12 tổ hợp lai từ 3 giống lợn ngoại thuần Duroc (D), Piétrain (P) và Landrace (L), bao gồm: DP, PD, DxPD, PxDP, DL, LD, DxLD, LxDL, LP, PL, PxLP và LxPL tại Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ để kiểm tra năng suất đực giống.

- Kết quả đã chọn ra 3 tổ hợp đực lai tốt nhất là DxPD, DP, DL và 1 tổ hợp thuần – DD cho phối với nái lai F1(YxMC) và F1(YxL) để kiểm tra năng suất của con lai thương phẩm.

- Kết quả đề tài đã chọn tạo được 2 tổ hợp lợn đực lai cuối cùng DxPD và DP có tốc độ tăng khối lượng tương đối cao, dày mỡ lưng và tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao, góp phần làm tăng nguồn gen lợn đực giống cuối cùng phục vụ cho sản xuất lợn lai thương phẩm nuôi trong điều kiện vùng trung du miền núi phía Bắc.

5. Sản phẩm

- Bài báo: Đã đăng 04 bài báo trên 1 số Tạp chí trong nước, bao gồm:

  • Nguyễn Văn Bình và Đinh Ngọc Bách (2015), “Khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của 3 tổ hợp đực lai cuối cùng (Pietrain x Duroc, Pietrain x Landrace, Duroc x Landrace) tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi – Hội Chăn nuôi Việt Nam, (2), tr. 21 - 28.
  • Ngô Thị Kim Cúc, Tạ Thị Bích Duyên, Nguyễn Văn Trung, Đinh Ngọc Bách, Phạm Sỹ Tiệp và Nguỹen Thanh Sơn (2016), “Phân tích ưu thế lai thành phần một số tính trạng kiểm tra năng suất của các tổ hợp lai giữa Duroc, Piétrain và Landrace”, Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi – Viện Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT, (69), tr. 27 - 37.
  • Đinh Ngọc Bách, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Văn Bình và Tạ Thị Bích Duyên (2017),Ảnh hưởng của đực lai cuối cùng đến năng suất thân thịt của lợn thương phẩm nuôi ở miền núi phía Bắc”, Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi – Viện Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT, (73), tr. 22 - 29.
  • Đinh Ngọc Bách, Ngô Thị Kim Cúc, Nguyễn Văn Bình và Nguyễn Thị Ngọc Bích (2017), “Đánh giá khả năng sản xuất và hiệu quả chăn nuôi lợn lai thương phẩm của đực lai cuối cùng ở Thái Nguyên và Phú Thọ”, Tạp chí Khoa học công nghệ Chăn nuôi – Viện Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT, (80), tr. 13 - 19.

- Sản phẩm đào tạo:

+) 01 Thạc sĩ: Nguyễn Thị Thùy Dung (2011 – 2013), Nghiên cứu khả năng sản xuất của ba tổ hợp lai cuối cùng và sức sản xuất của lợn lai thương phẩm tại Hà Nam, Luận văn thạc sĩ – Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên.

 +) 01 Tiến sĩ: Đinh Ngọc Bách  (2012 – 2017), Lai tạo tổ hợp đực lai cuối cùng từ Duroc, Piétrain và Landrace phục vụ cho sản xuất lợn thương phẩm ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Luận án tiến sĩ – Viện Chăn nuôi – Bộ NN&PTNT.

- Sản phẩm ứng dụng:

+) 02 tổ hợp đực lại cuối cùng tốt nhất: DP và DxPD

+) Quy trình kỹ thuật chăn nuôi đực giống lai cuối cùng.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

- Các đực giống lai cuối cùng được nuôi giữ tại Trung tâm giống vật nuôi các tỉnh, tiến tới chuyển giao  con giống cho các huyện, các trang trại có nhu cầu để phục vụ khai thác tinh, cho phối với các đàn nái lai, sản xuất con lai thương phẩm.

- Các đực lai cuối cùng được chọn tạo sẽ từng bước làm thay đổi về số lượng và chất lượng đàn lợn thương phẩm trong khu vực, nâng cao cả về số lượng và chất lượng thịt lợn, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

 

INFORMATION ON RESEARCH  RESULTS

1. General information

- Project title: Creating, selection and product ability evaluation of the Final Hybrid Boar Combination between 3 breeds of Duroc, Piétrain and Landrace to produce commodity – hybrid pigs in the North – middle areas

- Code number: DH2017-TN09-01

- Coordinator: Assoc. Prof. Dr. Nguyen Van Binh

- Implementing institution: College of Economics and Techniques – Thai Nguyen University.

- Duration: from January, 2017  to December, 2018

2. Objective(s)

- To select individual boars and sows with highest breeding value from pure herds of Duroc, Piétrain and Landrace in order to get materials for create Final Hybrid Boar Combination (FHBC).

- To determinate the best FHBC with high weight gain and lean meat rate, low back fat thickness.

- To evaluate the growth ability, low back fat thickness, feed consumption and lean meat rate of the commodity hybrid between  the best FHBC with F1(YMC) and (YL) which keeping in the North – middle areas.

- To evaluate in preliminary for effective rearing of commodity hybrid pigs in farms of the North-middle areas.

3. Creativeness and innovativeness

- Created and selected two FHBC as DxPD and DP with high growth ability and lean meat rate, low back fat thickness and feed consumption.

- To contributed an increase in gen resource of FHBC in order to produce commodity hybrid pigs which keeping in the North-middle areas.

4. Research results

- With 3 exotic breeds of Duroc (D), Piétrain (P) and Landrace (L), the research created 12 FHBCs as: DP, PD, DxPD, PxDP, DL, LD, DxLD, LxDL, LP, PL, PxLP and LxPL at Thai Nguyen and Phu Tho Center of Domestic Animal Breeding for performance examination.

- The results was selected three best of FHBCs as: DxPD, DP, DL and one purebred - DD for mating with F1 hybrid sows of (YxMC) and (YxL) in order to performance examination for commodity hybrid pigs.

- The research has created two FHBCs of DxPD and DP, which have relatively high weight increase speed, low back fat thickness and  feed consumption, high lean rate contributing to the increase of gene sources of the final breed boar to serve the production of commercial hybrid pigs in the Northern Midland and Mountain areas.

5. Products

- Articles:

  • Nguyen Van Binh, Dinh Ngoc Bach (2015), “Growth ability and feed consumption of the 3 Final hybrid boar combinations (Piétrain x Duroc, Piétrain x Landrace, Duroc x Landrace) in Thai Nguyen”, Journal of Animal Husbandry Sciences and Technics – Animal Husbandry Association of Vietnam (2), pp. 21 - 28.
  • Ngo Thi Kim Cuc, Ta Thi Bich Duyen, Nguyen Van Trung, Dinh Ngoc Bach, Pham Si Tiep and Nguyen Thanh Son (2016), “Analysis the component hybrid advantage of some productivity testing traits of hybrid combinations between Duroc, Piétrain and Landrace”, Journal of Animal Science and Technology – The National Institute of Animal Science – Ministry of Agriculture and Rutal Development, (69), pp. 27 - 37.
  • Dinh Ngoc Bach, Ngo Thi Kim Cuc, Nguyen Van Binh and Ta Bich Duyen (2017), “Effect of final hybrid boars to carcass productivity of commercial hybrid pigs which keeping in the North Mountain areas”, Journal of Animal Science and Technology – The National Institute of Animal Science – Ministry of Agriculture and Rutal Development, (73), pp. 22 - 29.
  • Dinh Ngoc Bach, Ngo Thi Kim Cuc, Nguyen Van Binh and Nguyen Thi Ngoc Bich (2017), “To evaluate production ability and rearing effective for commercial hybrid pigs of final hybrid boars in Thai Nguyen and Phu Tho”, Journal of Animal Science and Technology – The National Institute of Animal Science – Ministry of Agriculture and Rutal Development, (80), pp. 13 - 19.

- Training products:

+) 01 Master: Nguyen Thi Thuy Dung (2011 – 2013), Research on production ability of  three final hybrid boar combinations and their commercial hybrid pigs in Hanam, The MSc. Thesis – University of Agro. – Forestry, Thainguyen University.

+) 1 Doctor: Dinh Ngoc Bach (2012 – 2017), Create by cross – breeding the final hybrid boar combination from Duroc, Piétrain and Landrace to produce commodity – hybrid pigs in the north  of midland  and highland areas, The PhD. Thesis - The National Institute of Animal Science – Ministry of Agriculture and Rutal Development.

- Applying products:

  • Two best final hybrid boar combination: DP and DxDPD
  • The process of rearing technical for Final hybrid boar combinations.

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

- The Final Hybrid Boar Combinations (FHBC) have been keeping at the Animal Breeding Centers of Provinces. And then transfer breeders to districts and farms which have needed in order to semen collection for mating with hybrid sows to produce commercial hybrid pigs.

- The FHBC was created and selected will be improve gradually on quantity and quality of the commercial hybrid pigs in the areas, supplying high quality pork for domestic consumption and export.