Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2018-TN04-06 do PGS.TS. Đỗ Vũ Sơn - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 12-05-2020 | 516 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

  • Tên đề tài: Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lí bằng hình thức dạy học kết hợp (Blended - Learning) cho giáo viên Trung học phổ thông miền núi.
  • Mã số: ĐH2018 TN04-06
  • Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Đỗ Vũ Sơn
  • Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
  • Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2019

2. Mục tiêu

  • Vận dụng lý luận và phương pháp dạy học hiện đại trong bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lí cho giáo viên THPT miền núi nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo viên đáp ứng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
  • Triển khai hình thức tổ chức dạy học mới hiện đại cho giáo viên THPT.

3. Tính mới và sáng tạo

  • Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lí THPT đáp ứng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và chương trình giáo dục phổ thông mới.
  • Bồi dưỡng giáo viên bằng hình thức dạy học kết hợp với một số phương pháp dạy học hiện đại, phù hợp.

4. Kết quả nghiên cứu

  1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp, phương tiện dạy học, về hình thức tổ chức dạy học kết hợp (Blended – learning); Tìm hiểu việc nghiên cứu, triển khai đào tạo trực tuyến, dạy học kết hợp, hoạt đông trải nghiệm cho học sinh phổ thông ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam; Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến BDTX môn Địa lí và bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lí, thực trạng BDTX giáo viên ở khu vực miền núi phía Bắc trong những năm gần đây. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn đã đề xuất nội dung và  hình thức BDTX môn địa lí cho giáo viên THPT bằng hình thức dạy học kết hợp.
  2. Xây dựng nội dung chuyên đề Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lí, thời lượng 30 tiết, đảm bảo nội dung khoa học, đáp ứng các văn bản hướng dẫn, phù hợp với các trường THPT miền núi phía Bắc.
  3. Xây dựng module Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lí trên website, đạt yêu cầu về kĩ thuật, mỹ thuật, tính sư phạm, tính tương tác, có các hoạt động phong phú như: diễn đàn trao đổi, học tập theo nhóm, “Chat”, kiểm tra đánh giá trực tuyến,...
  4. Xây dựng mô hình dạy học kết hợp về Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lí và triển khai dạy học thực nghiệm cho 90 giáo viên thuộc các trường THPT miền núi phía Bắc đạt kết quả tốt. Khảo sát các ý kiến của giáo viên, chuyên gia về hình thức và nội dung bồi dưỡng; hoàn thành 01 hợp đồng có giá trị kinh tế nộp về Trường Đại học Sư phạm.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

  1. Đỗ Vũ Sơn (2018), “Giáo dục phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai do tác động của biến đổi khí hậu bằng hình thức dạy học kết hợp cho học sinh miền núi phía Bắc”, Kỉ yếu Hội nghị khoa học Địa lí toàn quốc lần thứ 10, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, tập 1, tr. 1522.
  2. Đỗ Vũ Sơn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2019), “FOSTERING CAPABILITY OF ORGANIZING GEOGRAPHICAL EXPERIENCE ACTIVITIES FOR HIGH SCHOOL TEACHERS IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0” (Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lí cho giáo viên Trung học phổ thông trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0), Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế "ICTER 2018",  Nxb Đại học Thái Nguyên, 579.
  3. Đỗ Vũ Sơn, Hoàng Minh Chấn (2019), “Sử dụng phần mềm MICROSOFT ENCARTA trong dạy học địa lí lớp 11 THPT theo định hướng phát triển năng lực người học”, Tạp chí Giáo dục số Đặc biệt tháng 4/2019, 249.

5.2. Sản phẩm đào tạo

  1. Nguyễn Thị Thanh Vy (2019), Tổ chức hoạt động trải nghiệm môn địa lí lớp 12 Trung học phổ thông cho học sinh ở tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sĩ Lí luận và Phương pháp dạy học Địa lí, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

5.3. Sản phẩm ứng dụng

  • 01 chuyên đề Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lí cho giáo viên Trung học phổ thông.
  • 01 module Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Địa lí cho giáo viên Trung học phổ thông trên website, địa chỉ http://dovuson.loptructuyen.com/
  • Thực hiện 01 hợp đồng bồi dưỡng giáo viên với trường THPT Vị Xuyên tỉnh Hà Giang đem lại hiệu quả kinh tế cho trường ĐHSP.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

Kết quả của đề tài được sử dụng trong bồi dưỡng giáo viên Địa lí THPT ở miền núi phía Bắc; sử dụng trong đào tạo cử nhân Sư phạm Địa lí, đào tạo cao học Lí luận và Phương pháp dạy học Địa lí; sử dụng trong các nghiên cứu về giáo dục.

INFORMATION OF THE RESEARCH RESULTS

1. General information

  • Topic:  Fostering the capacity to organize activities of experiencing Geography by the form of combined learning (Blended - Learning) for high school teachers in mountainous areas.
  • Code:  ĐH2018 – TN04 06
  • Project leader: Assoc. Prof. Vu Son, Do
  • Organized by: Thai Nguyen University of Education
  • Implementation period: From 01/2018 to 12/2019

2. Objectives

  • Apply modern theories and methods of teaching to online education for high-school geography teachers to continuously improve their quality to meet the basic and comprehensive education innovation.
  • To introduce and foster new modern teaching methods for high-school teachers.

3. Creativeness and innovativeness

  • To build a number of specialties on fostering high-school teachers in the orientation of developing learners' capacity to meet fundamental and comprehensive reform of education.
  • Regularly train teachers by online training methods with some modern and appropriate forms of teaching organization.

4. Research results

  • The study of the theoretical basis on methods and means of teaching and online teaching form via the Internet.  Explore the research and implementation of blended learning in some countries in the world, in Vietnam. Study issues related to regular training teachers in general and regular training geography teachers in particular. The current status of fostering high-school teachers in mountainous areas over the last years. Based on theoretical and practical research, the content and form of regular fostering of geography subject for high- school teachers has been proposed in terms of: (1) Online teaching combined with direct teaching, (2) Teaching the entire program online.
  • To build contents of regular fostering, including 03 special topics on the orientation of developing learners' capacity, ensuring scientific contents, satisfying fundamental and comprehensive reform of education.
  • Building website for regular fostering geography subject for high-school teachers to meet technical, art, pedagogical, interactive, ... requirements
  • Propose some forms of online teaching organization for regular fostering geography subject: discussion, collaborative teaching, differential teaching, programmed teaching.
  • Implement the test of regular training geography by online training form of geography subject for 90 people initially achieved good results. The survey of teachers' opinions on the form and content of regular fostering geography subject has received good appreciation.

5. Products

5.1. Scientific products

  1. Do Vu Son (2018), "Disaster prevention and mitigation education due to the impacts of climate change through combined teaching for students in the Northern Uplands", Proceedings of the 10th National Scientific Conference on Geography, 1 st, pp. 1552.
  2. Do Vu Son, Nguyen Thi Minh Nguyet (2019), "FOSTERING CAPABILITY OF ORGANIZING GEOGRAPHICAL EXPERIENCE ACTIVITIES FOR HIGH SCHOOL TEACHERS IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0", Proceedings of the International Scientific Conference "ICTER 2018", Thai Nguyen University Publishing House, pp. 579.
  3. Do Vu Son, Hoang Minh Chan (2019), Using MICROSOFT ENCARTA software in geography teaching at grade 11 high school oriented to develop learners' competencies. Journal of Special Digital Education, pp. 249.

5.2. Training products

  1. Nguyen Thi Thanh Vy (2019), Organizing activities to experience the 12th grade geography subjects for high school students in Quang Ninh province, Master thesis on theory and methodology of teaching Geography, College of Pedagogy - Thai Nguyen University.

5.3. Application products

  • 01 thematic Capacity building activities to experience Geography for high school teachers.
  • 01 training course on organizing Geography experience for High School teachers on the website.
  • Implementing 01 teacher training contract with Vi Xuyen High School in Ha Giang province, bringing economic efficiency for pedagogical university.

6. Transfer alternative, application institutions, impacts and benefits of research results

The results of the project are used in regular training high-school geography teachers; Used in training Bachelor of Geography teachers, training graduates in theory and methodology of teaching Geography.