Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2018-TN06-08 do PGS.TS. Trần Trung - Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 09-01-2020 | 2075 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

  • Tên đề tài: Hình thành và phát triển một số yếu tố năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm toán
  • Mã số: ĐH2018-TN06–08
  • Chủ nhiệm: PGS.TS. Trần Trung
  • Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Khoa học
  • Thời gian thực hiện: 09/2018 - 9/2019

2. Mục tiêu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn xác định được biện pháp phù hợp để hình thành và phát triển một số yếu tố năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm toán.

3. Tính mới và sáng tạo

Đề tài cung cấp hệ thống cơ sở lí luận về phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm Toán và mô tả thực trạng dạy học phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm Toán. Trên quan điểm phát triển năng lực và đổi mới toàn diện, đề tài đã đề xuất bốn biện pháp hình thành và phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm Toán.

4. Kết quả nghiên cứu

  • Đề tài trình bày nghiên cứu tổng quan từ đó làm rõ cơ sở lý luận việc phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm Toán.
  • Đề tài xác định được những kỹ năng thành phần trong năng lực dạy học của sinh viên sư phạm Toán.
  • Đề tài trình bày nghiên cứu lý luận dạy học, thực tiễn dạy học để xác định được các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển năng lực dạy học của sinh viên sư phạm Toán.
  • Đề tài đã đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực dạy học của sinh viên sư phạm Toán.
  • Trên cơ sở lý luận, tiêu chí đánh giá và các biện pháp đã xây dựng, xác định rõ phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng cho sinh viên sư phạm Toán nhằm hình thành và phát triển một số yếu tố năng lực dạy học cho sinh viên.
  • Đề tài trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm, nhằm đánh giá tính khả thi, hiệu quả của đề tài nghiên cứu.

5. Sản phẩm khoa học và đào tạo

- Hoàn thiện việc nghiệm thu và đưa vào xuất bản 01 cuốn sách chuyên khảo:

  1. Trần Trung, Trịnh Thị Phương Thảo (đồng chủ biên) (2019), Rèn luyện kỹ năng cho sinh viên Đại học sư phạm Toán tiếp cận hoạt động dạy học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Đăng được 04 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và hội nghị trong nước và quốc tế từ kết quả nghiên cứu của đề tài; 01 bài tại hội thảo khoa học quốc tế:

  1. Trần Trung, Done Sophida (2019), “Thiết kế tài liệu dạy học theo module học phần Phương pháp dạy học Toán cho sinh viên sư phạm Toán ở trường cao đẳng sư phạm nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào”, Tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam, số 116, tr. 115-120
  2. Trần Trung, Done Sophida (2019), “Thiết kế tài liệu phương pháp dạy học toán theo module trong các trường cao đẳng sư phạm nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào nhằm phát triển năng lực sinh viên”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr. 322-327
  3. Trần Trung, Done Sophida (2019), “Thiết kế tài liệu dạy học môn toán học trung học cơ sở theo mô đun ở trường cao đẳng sư phạm nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr. 150-154
  4. Trần Trung, Done Sophida (2019), “Thiết kế tài liệu dạy học môn toán học trung học cơ sở theo module ở trường cao đẳng sư phạm nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr. 340-343
  5. Trinh Thi Phuong Thao, Trung Tran, Hai Trinh Thanh, “Development of Maths self-study competence for 12th grade students with the support of mobile phones in Viet Nam”, Hội thảo Quốc tế lần thứ nhất về đổi mới đào tạo giáo viên “20 năm phát triển: Mô hình đào tạo giáo viên liên thông” (ICITE1)

- Đã tham gia đào tạo được 01 NCS; 02 Thạc sỹ. Nội dung của đề tài là tài liệu tham khảo cho các giảng viên, sinh viên toán các trường sư phạm.

+ Nghiên cứu sinh:

Phan Anh Hùng, Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên đại học ngành sư phạm toán với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông, Trường Đại học Vinh (PGS.TS Trần Trung hướng dẫn 1).

+ Thạc sỹ:

  1. Vũ Thị Thu Hiền, khai thác mạng Edmodo hỗ trợ học tập hàm số, phương trình mũ và logarit cho học sinh lớp 12 THPT, Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Sư phạm -Đại học Thái Nguyên (PGS.TS Trịnh Thị Phương Thảo hướng dẫn).
  2. Lương Văn Hiệp, Xây dựng bài giảng E-learning hỗ trợ học tập chương Đường tròn (toán 9) cho học sinh THCS, Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên (PGS.TS Trịnh Thị Phương Thảo hướng dẫn).

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

6.1. Phương thức chuyển giao

Chuyển giao các kết quả nghiên cứu dưới dạng văn bản (báo cáo, bản thảo sách tham khảo đã có giấy phép xuất bản, bài báo khoa học).

6.2. Địa chỉ ứng dụng

  • Thư viện Trường Đại học Khoa học
  • Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên.

6.3. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

  • Đề tài cung cấp hệ thống cơ sở lí luận về phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm Toán, dựa trên lí luận về dạy học phát triển năng lực, các thành tố năng lực dạy học nói chung, chuẩn nghề nghiệp GV các nước và Việt Nam, từ đó xác định các năng lực và thành phần của năng lực dạy học của sinh viên sư phạm Toán gồm 9 năng lực thành phần với 24 biểu hiện. Đồng thời dựa theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên THPT và trên cơ sở phân tích hoạt động dạy học Toán, mô tả chi tiết các năng lực cần hình thành ở sinh viên sư phạm Toán. Đề tài cũng đã mô tả thực trạng dạy học phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm Toán. Trên quan điểm phát triển năng lực và đổi mới toàn diện, đề tài đã đề xuất bốn biện pháp hình thành và phát triển năng lực dạy học cho sinh viên sư phạm Toán.
  • Đề tài cùng các sản phẩm khoa học là 01 cuốn sách chuyên khảo và 5 bài báo là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các giảng viên và học viên, sinh viên khi nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài thuộc chuyên ngành giáo dục học

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

  • Project title: Formation and development of some elements of teaching competence for math pedagogical students
  • Code number: ĐH2018 - TN06 – 08
  • Coordinator: Assoc.Prof. Dr. Tran Trung
  • Implementing institution: Thai Nguyen University of Science
  • Duration: from 09/2018 to 09/2020

2. Objective(s)

Based on theoretical and practical research, it is necessary to identify appropriate measures to formulate and develop some elements of teaching competence for math pedagogical students.

3. Creativeness and innovativeness

The project provides the theoretical basis system in development of teaching competence for math pedagogical students and describes the status of development of teaching competence for math pedagogical students. From the viewpoint of capacity development and comprehensive innovation, the project proposes four measures to form and develop teaching competence for math pedagogical students.

4. Research results

  • The project presents an overview research, thereby clarifying the theoretical basis in development of teaching competence for math pedagogical students.
  • The project identifies the component skills in teaching competence for math pedagogical students.
  • The project presents the study of teaching theory and teaching practice to identify criteria to evaluate the development of teaching competence for math pedagogical students.
  • The project proposes some measures to develop teaching competence for math pedagogical students.
  • Based on theoretical basis and developed evaluation criteria and measures, the project clearly identifies methods and forms of training for math pedagogical students in order to formulate and develop some elements of teaching competence for students.
  • The project presents pedagogical experiment results, in order to evaluate the feasibility and effectiveness of the research topic.

5. Products

- Completing the acceptance and publication of 01 monograph:

Tran Trung, Trinh Thi Phuong Thao (co-editor in chief) (2019), Training skills for math pedagogical students of the university to access teaching activities at high schools, Hanoi National University Publishing House

- Posting 04 scientific articles in scientific journals and domestic and international conferences from research results of the project; 01 article an international scientific conference:

  1. Tran Trung, Done Sophida (2019), "Design of module-based teaching materials of Methodology of Teaching Mathematics for Math Pedagogical Students at Pedagogical College of Lao People's Democratic Republic", Vietnam Journal of Educational Sciences, 116.
  2. Tran Trung, Done Sophida (2019), "Design of module-based mathematics teaching materials in pedagogical colleges in Lao People's Democratic Republic to develop student competence", Journal of Education, Special issue, April 2019, p. 322-327
  3. Tran Trung, Done Sophida (2019), “Design of the module-based high school mathematics teaching materials at the pedagogical college of the Democratic Republic of Laos ", Journal of Education, Special Issue, Term 2, May 2019, p. 150-154
  4. Tran Trung, Done Sophida (2019), “Design of the module-based high school mathematics teaching materials at the pedagogical college of the Democratic Republic of Laos", Journal of Education, Special Issue, Term 3, May 2019, p. 340-343
  5. Trinh Thi Phuong Thao, Trung Tran, Hai Trinh Thanh, “Development of Maths self-study competence for 12th grade students with the support of mobile phones in Viet Nam”, First International Conference on teacher training innovation "20 years of development: Connected-system teacher training model" (ICITE1)

- Participating in training 01 research student; 02 Masters. The content of the project is a reference for lecturers, math students of pedagogical schools.

+ Research student:  

Phan Anh Hung, Development of teaching competence for math pedagogical students of the university with the support of information and communication technology, Vinh University (Instructed by Assoc.Prof. Dr. Tran Trung)

+ Masters: 

  1. Vu Thi Thu Hien, Exploitation of Edmodo Network to support in learning functions, exponential equations and logarithms for 12th grade students. Thai Nguyen University of Education (Instructed by Assoc. Prof. Dr. Trinh Thi Phuong Thao)
  2. Luong Van Hiep, Establishment of E-learning lectures to support in learning circular program (math 9) for secondary school students, Thai Nguyen University of Education (Instructed by Assoc. Prof. Dr. Trinh Thi Phuong Thao)

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

6.1. Method of transfer 

Transferring research results in writing (reports, manuscripts of reference books issued publishing license, scientific articles).

6.2. Application address

  • Library of Thai Nguyen University of Science
  • Learning resources centre of Thai Nguyen University.

6.3. Impact and benefits of the research results  

  • The project provides the theoretical basis system in development of teaching competence for math pedagogical students, based on the theory of teaching capacity development, components off teaching competence in general, teacher career standards of countries and Vietnam, thereby the project identifies the competencies and components of the teaching competence of Math pedagogical students including 9 component competencies with 24 expressions. At the same time, based on the professional standards of high school teachers and on the basis of analyzing Math teaching activities, the project describes in detail the competencies needed to form in math pedagogical students. It also describes the reality of teaching to develop teaching competence of Math pedagogical students. From the viewpoint of capacity development and comprehensive innovation, the project proposes four measures to form and develop teaching competence of Math pedagogical students.   
  • The project and scientific products which are a 01 monograph and 5 articles are a useful references for lecturers, trainees and students when studying issues related to subjects of education.