Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin luận án của NCS. Nguyễn Thị Quốc Hòa

Đăng ngày: 18-11-2019 | 7802 lần đọc
|

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên luận án: "Dạy học chủ đề Giới hạn cho học sinh trường trung học phổ thông theo hướng phát triển tư duy bậc cao"

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán học

Mã số: 9140111

Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Quốc Hòa

Người hướng dẫn khoa học:

  1. PGS.TS. Đào Thái Lai
  2. PGS.TS. Cao Thị Hà

Cơ sở đào tạo: Trường đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Tác giả đã tham khảo 108 tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu để tìm hiểu các xu hướng tiếp cận khái niệm tư duy bậc cao (TDBC) cũng như kết quả của việc vận dụng các nghiên cứu trước đó vào thực tế dạy học. Từ đó, tác giả đã đưa ra các luận cứ quan trọng để khẳng định vai trò của TDBC đối với người học nói chung và cho học sinh (HS) Việt Nam nói riêng trong giai đoạn tới.

2. Luận án đã đưa ra quan điểm tiếp cận mới về TDBC: TDBC phải là sự tổng hòa các đặc trưng quan trọng của tư duy phê phán, tư duy sáng tạo và siêu nhận thức. Luận án chỉ ra được 8 thành tố cần được rèn luyện trong quá trình dạy học (QTDH) để phát triển TDBC cho HS và chỉ ra các biểu hiện đặc trưng của các thành tố TDBC với 4 mức độ khác nhau từ thấp đến cao (từ mức 1 đến mức 4) để làm căn cứ đánh giá sự phát triển TDBC của HS THPT.

3. Luận án án đã đề xuất các nguyên tắc và ba biện pháp rèn luyện các thành tố của TDBC:  Rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi cho HS trong dạy học theo hướng phát triển TDBC; ‚ Thiết kế và sử dụng hệ thống tình huống dạy học theo hướng phát triển TDBC cho HS; ƒ Tổ chức dạy học theo dự án nhằm phát triển TDBC cho HS. Đồng thời đã đưa ra quy trình tổ chức dạy học theo hướng phát triển TDBC cho HS.

4. Trong dạy học theo hướng phát triển TDBC, bên cạnh việc nắm vững nội dung chương trình, phương pháp, kỹ thuật dạy học, GV cần phải xây dựng được hệ thống các tình huống dạy học, thiết kế các bài tập phù hợp có tác dụng kích thích phát triển các thành tố TDBC đưa vào kế hoạch dạy học theo ma trận đã định trước để làm phong phú chất liệu trong QTDH.

5. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy: Các biện pháp, quy trình tổ chức dạy học theo hướng phát triển TDBC được đề xuất trong quá trình nghiên cứu đã mang lại hiệu quả kép: Vừa rèn luyện được TDBC, vừa giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức Giới hạn đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức và kỹ năng môn học.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1. Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Các luận điểm được nêu trong luận án và các quy trình, biện pháp được đề xuất trong luận án nhằm vào việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, đặc biệt là cách thiết kế các tình huống dạy học và vận dụng quy trình tổ chức dạy học theo hướng phát triển TDBC cho HS vào thực tiễn dạy học ở trường trung học phổ thông. Từ đó giúp GV có thể vận dụng một cách linh hoạt vào quá trình dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực nói chung và TDBC nói riêng cho HS.

2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Đề tài này không chỉ vận dụng trong dạy học chủ đề Giới hạn (Đại số và Giải tích 11) ở trường THPT mà còn tiếp tục nghiên cứu và vận dụng trong dạy học môn toán ở trường phổ thông (trong dạy học hình học, xác suất thống kê...) và dạy học các môn học khác.

Tiếp tục thực nghiệm trên diện rộng hơn để kiểm chứng thêm tính phù hợp của quy trình và các biện pháp đã đề xuất trong luận án.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation title: "Teaching the content of limit to high school students in the orientation of developing their higher-order thinking"

Major: Theory and Methodology of Mathematics Teaching

Code: 9140111

PhD.Candidate: Nguyen Thi Quoc Hoa

Supervisors:       

1. Assoc. Prof. Dr Dao Thai Lai

2. Assoc. Prof. Dr Cao Thi Ha

Training Institute: University of Education - Thai Nguyen University

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

1. The researcher has referred to 108 domestic and foreign documents related to the content of the research topic to investigate trends in approaching higher-order thinking concept as well as the results of applying previous studies into teaching practice. Accordingly, the researcher has made important arguments to affirm the role of higher-order thinking for learners in general and for Vietnamese students in particular in the coming period.

2. The dissertation has launched a new approach of higher-order thinking: higher-order thinking must be a combination of important characteristics of critical thinking, creative thinking and metacognition. The dissertation has identified 8 elements that need to be trained in the teaching process to develop higher-order thinking for students and show the typical manifestations of higher-order thinking elements with 4 different levels from low to high (from level 1 to level 4), which serve as a basis for assessing the development of high school students’ higher-order thinking.

3. The dissertation has also proposed the principles and three measures for training the elements of higher-order thinking:  Practice the skills of asking questions for students when teaching in the orientation of developing higher-order thinking; ‚ Design and use the system of teaching situations in the direction of developing higher-order thinking for students; ƒ Organize project-based teaching to develop higher-order thinking for students. At the same time, the procedure of organizing teaching towards developing higher-order thinking for students has been proposed.

4. When teaching in the orientation of developing higher-order thinking, beside mastering the content of the program, teaching methods and techniques, teachers need to build a system of teaching situations and design appropriate exercises which can stimulate the development of higher-order thinking elements and integrate them into the teaching plan according to the predefined matrix to enrich materials in the teaching process.

5. The results of the pedagogical experiment show that the measures and procedure of organizing teaching in the orientation of developing higher-order thinking proposed in the research have brought about double effects; they have helped develop higher-order thinking for students and at the same time helped them gain knowledge about limit, meeting the requirements of standard knowledge and subject skills.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE AND

RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

1. Practical Applications of the Research Results

The points stated as well as the procedures and measures proposed in the thesis aim at fostering professional knowledge and skills for teachers, especially in designing teaching situations and applying the procedure of organizing teaching towards developing higher-order thinking for students in teaching practice at high school. Hence, teachers can apply these measures flexibly in the teaching process to develop quality, competence in general and higher-order thinking in particular for students.

2. Recommendations For Further Studies

This research topic can not only be studied in teaching the concept of limit (Algebra and analysis grade 11) at high school but also in teaching mathematics at high school (eg. in teaching Geometry, Probability and Statistics...) and in teaching other subjects.

The procedures and measures proposed in the thesis need to be further experimented on a larger scale to verify their appropriateness.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

TIN ĐÃ ĐƯA