Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin luận án của NCS. Nguyễn Thị Thanh Vân

Đăng ngày: 04-04-2019 | 976 lần đọc
|

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án tiến sĩ: Bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị didactic cho sinh viên sư phạm vật lý”

Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Bộ môn Vật lý

Mã số: 9140111

Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Thanh Vân

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Hương Trà

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

* Về mặt lí luận

1. Cụ thể hóa được về mặt lí luận được những khái niệm: chuyển vị didactic, tri thức bác học, tri thức cần dạy, tri thức được dạy, tri thức học được); các giai đoạn trong quá trình chuyển vị và chuỗi chuyển vị trong quá trình đào tạo giáo viên để nhấn mạnh được vai trò của việc bồi dưỡng năng lực chuyển vị didactic cho sinh viên sư phạm trong quá trình đào tạo giáo viên;

2. Đề xuất được định nghĩa năng lực chuyển vị didactic và cấu trúc thành phần năng lực gồm 2 hợp phần: Hợp phần năng lực phân tích chuyển vị didactic bên ngoài gồm 5 thành tố năng lực và 15 chỉ báo hành vi; Hợp phần năng lực chuyển vị didactic bên trong gồm 5 thành tố năng lực và 15 chỉ báo hành vi.

3. Xây dựng được bộ tài liệu bồi dưỡng, quy trình bồi dưỡng từng năng lực thành tố của năng lực phân tích chuyển vị didactic bên ngoài, website hỗ trợ hoạt động tự học.

4. Xây dựng và chuẩn hóa bộ công cụ đánh giá năng lực phân tích chuyển vị didactic bên ngoài cho sinh viên sư phạm Vật lý bao gồm công cụ đánh giá kiến thức chuyển vị didactic (bài kiểm tra), công cụ đánh giá kĩ năng chuyển vị (gồm phiếu học tập, bài tập về nhà, bài tiểu luận), công cụ đánh giá thái độ (bảng hỏi), hành vi (bảng kiểm quan sát).

* Về mặt thực tiễn

1. Xây dựng được chương trình bồi dưỡng năng lực chuyển vị didactic bên ngoài cho sinh viên sư phạm Vật lý;

2. Các dữ liệu thu được trong thực nghiệm sư phạm đã được phân tích dựa trên cấu trúc thành phần của năng lực. Các kết quả đó khẳng định việc sử dụng các mô đun hướng dẫn tự học, hình thức học tập trải nghiệm cũng như việc chia sẻ trong nhóm đã góp phần phát triển các năng lực thành tố ở mỗi sinh viên; đã chỉ ra sự phụ thuộc kĩ năng chuyển vị của sinh viên vào kiến thức chuyển vị đặc biệt là sự phụ thuộc vào thái độ, hành vi. Điều đó có ý nghĩa quan trọng đặc biệt giúp cho người giảng viên trong những quá trình bồi dưỡng tiếp theo cần suy nghĩ và tạo những hứng thú cho sinh viên cũng như làm cho sinh viên thấy được vai trò, sự có ích của hoạt động bồi dưỡng, tạo ra môi trường không gian thân thiện khi làm việc.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụng trong đào tạo sinh viên ngành Vật lý tại các trường sư phạm. Một mặt, giúp cho sinh viên hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của các kiến thức chuyên môn (đặc biệt là kiến thức Vật lý đại cương) đối với dạy học kiến thức Vật lý phổ thông, mặt khác bồi dưỡng cho sinh viên các năng lực thành tố của năng lực chuyển vị didactic bên ngoài, đồng thời là cơ sở quan trọng để người học thực hiện tốt chuyển vị didactic bên trong.

- Kết quả nghiên cứu còn có thể áp dụng trong đào tạo các học viên cao học chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý; trong bồi dưỡng giáo viên Vật lý nhằm nâng cao năng lực phát triển chương trình nhà trường, giúp giáo viên thích ứng tốt với sự thay đổi về chương trình và sách giáo khoa.

Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

- Tiếp tục bồi dưỡng thành tố “cấu trúc lại nội dung kiến thức trong sách giáo khoa” (Năng lực thành tố ETC5) để đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực của học sinh;

- Trong quá trình bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị didactic cho sinh viên sư phạm Vật lý cần quan tâm hơn đến việc phân tích những kiến thức vật lý cụ thể qua các cấp học (Trung học cơ sở, trung học phổ thông) và qua các lớp học (lớp 10, lớp 11, lớp 12).

- Bồi dưỡng năng lực phân tích chuyển vị didactic cho giáo viên Vật lý.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

Dissertation tittle: Fostering the didactic transposition analysis competence for students of physics education.

Speciality: Theory and Methodology of Physics Teaching

Code: 9140111

Ph.D. Candidate: Nguyễn Thị Thanh Vân

Supervisors: Prof. Dr Đỗ Hương Trà

Training Institute: University of Education - Thai Nguyen University

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

Theoretically  

1. Specified these concepts theoretically: didactic transposition, scholarly knowledge, needed knowledge, taught knowledge, learned knowledge; stages in the transposition process and the transposition chain in teacher training to emphasize the role of fostering didactic transposition competence for pedagogical students during the teacher training process;

2. Proposed the definition of didactic transposition competence and the two components of the competence structure, including: the component of external didactic transposition analysis competence with five competence elements and 15 behavior indicators and the component of internal didactic transposition competence with five competence elements and 15 behavior indicators;

3. Developed a fostering kit, the process of fostering each element of external the didactic transposition analysis competence component, and a website for self-study activities;

4. Developed and standardized a toolkit for assessing external didactic transposition competence analysis for students of physics education, including tools for assessing didactic transposition knowledge (test), tools for assessing transposition skills (study cards, homework assignments, essays), and tools for assessing attitude (questionnaires), behaviors (observation checklists).

Practically

1. Developed a program to foster external didactic transposition competence for students of physics education;

2. The data obtained in the pedagogical experiment have been analyzed based on the component structure of the competence. These results have confirmed that the use of self-study instruction modules, experiential learning as well as sharing within the group have contributed to the development of the competence elements for each student. They have also shown that students’ transposition skills depend on their transposition knowledge, especially their attitude and behavior. This has a special important meaning to help teachers in the subsequent training process to think and create excitement for students as well as make students see the role and usefulness of fostering activities, creating a friendly environment when working.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE AND

RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

1. Practical applications of the research results

- The research results of the thesis can be applied in training students of physics education. On the one hand, they help students understand the meaning and importance of professional knowledge (especially knowledge of general physics) for teaching general physics knowledge; on the other hand, they help foster the elements of the external didactic transposition competence. This is also an important basis for students to perform internal didactic transposition well.

- The research results can also be applied in training Physics teacher and master students majored in Theory and Methods of Teaching Physics to improve the competence of school program development, helping teachers adapt well to changes in programs and textbooks.

2. Recommendations for further studies:

- Continue to foster the element "restructuring the knowledge content in textbooks" (ETC5 competence element) to meet the goal of developing students' competence;

- In the process of fostering the competence of didactic transposition analysis for students of physics education, it is necessary to pay more attention to the analysis of specific physics knowledge through the educational levels (lower-secondary and upper-secondary) and through grades (grades 10, 11, 12).

- Fostering the competence of didactic transposition analysis for Physics teachers.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên.

TIN ĐÃ ĐƯA