Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Lê Trung Hiếu

Đăng ngày: 15-07-2021 | 656 lần đọc
|

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên luận án: "Phát triển năng lực dạy học Toán cho giáo viên tiểu học theo hướng dạy học tích hợp"

Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán                          Mã số: 9140111

Họ và tên NCS: Lê Trung Hiếu

Người hướng dẫn khoa học:

  1. PGS.TS. Nguyễn Danh Nam
  2. PGS.TS. Vũ Quốc Chung

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Tác giả đã tham khảo 87 tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu để tìm hiểu dạy học tích hợp cũng như kết quả của việc vận dụng các nghiên cứu trước đó vào thực tế dạy học. Từ đó đã đưa ra các luận cứ quan trọng để khẳng định tiếp cận triển khai vận dụng dạy học tích hợp trong môn Toán với ý nghĩa bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, đáp úng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học.

2. Trên cơ sở xác định rõ đặc điểm môn Toán ở Tiểu học, tác giả đã đề xuất một khung năng lực giáo viên dạy học tích hợp, dựa trên thành tố và các tiêu chí cụ thể về mối liên hệ giữa các thành tố đó. Khung năng lực này sẽ hỗ trợ cho việc khảo sát thực tiễn năng lực giáo viên dạy học Toán theo hướng dạy học tích hợp, xây dựng hồ sơ năng lực nhằm theo dõi sự phát triển của giáo viên, định hướng cho việc đề xuất các biện pháp phát triển năng lực dạy học Toán cho giáo viên ở tiểu học làm cơ sở để đánh giá sự phát triển năng lực dạy học Toán đó của giáo viên.

3. Luận án đã đề xuất bốn biện pháp phát triển năng lực dạy học Toán cho giáo viên ở Tiểu học. (1) Bồi dưỡng nhận thức và năng lực xác định mục tiêu, lập kế hoạch, thiết kế bài giảng dạy học Toán theo hướng dạy học tích hợp cho giáo viên tiểu học; (2) Bồi dưỡng năng lực thiết kế và tạo lập môi trường dạy học Toán theo hướng dạy học tích hợp cho giáo viên tiểu học; (3) Bồi dưỡng năng lực tổ chức dạy học môn Toán theo hướng dạy học tích hợp cho giáo viên tiểu học; (4) Bồi dưỡng năng lực đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh trong dạy học tích hợp cho giáo viên tiểu học. Mỗi biện pháp đều có mục đích, có cơ sở khoa học và những kỹ thuật thực hiện cụ thể.

4. Để đánh giá sự phát triển năng lực cho giáo viên ở Tiểu học, tác giả đề xuất dựa trên những kết quả nghiên cứu lí luận và tình hình thực tiễn ở Việt Nam.

5. Kết quả thực nghiệm sư phạm dựa trên một số các biện pháp đã đề xuất và dựa trên kết quả nghiên cứu trường hợp từ một nhóm giáo viên tiểu học cho thấy những biện pháp do luận án đề xuất có tính khả thi và hiệu quả.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1. Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Các luận điểm được nêu trong luận án và các quy trình, biện pháp được đề xuất trong luận án nhằm vào việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. Kết quả nghiên cứu luận án này có thể vận dụng vào thực tiễn Việt Nam. Đặc biệt, một số sản phẩm của luận án có thể phục vụ hiệu quả cho các thầy cô giáo, các sinh viên trong các cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Đề tài này không chỉ vận dụng trong dạy học Toán ở Tiểu học mà còn tiếp tục nghiên cứu và vận dụng trong dạy học môn toán ở trường phổ thông và dạy học tích hợp các môn học khác.

Tiếp tục thực nghiệm trên diện rộng hơn để kiểm chứng thêm tính phù hợp của quy trình và các biện pháp đã đề xuất trong luận án.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

 

Dissertation title: Developing mathematics teaching competence for primary school teachers in the integrated teaching approach

Major: Theory and Methodology of Mathematics Teaching                    Code: 9140111

PhD. Student: Le Trung Hieu

Scientific Supervisor:

  1. Assoc. Prof. Dr Nguyen Danh Nam
  2. Assoc. Prof. Dr Vu Quoc Chung

Training Institute: University of Education - Thai Nguyen University

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

1. The researcher has reviewed 87 domestic and foreign documents related to the content of the research topic to understand integrated teaching as well as the results of applying previous studies into teaching practice. Accordingly, important arguments have been given to affirm the significance of deploying and applying the integrated teaching approach in fostering professional competence for Mathematics teachers, meeting the requirements of innovating mathematics teaching methods at primary school.

2. On the basis of clearly defining the characteristics of Mathematics in primary school, the researcher has proposed a competency framework for integrated teaching teachers, basing on specific elements and criteria on the relationship between these elements. This competency framework will support the practical survey of the competencies of Math teachers in the integrated teaching approach, building a competency profile to monitor the teacher's development, orienting the proposal of measures to develop math teaching competence for teachers in primary schools, serving as a basis for assessing the development of teachers' math teaching competence.

3. The thesis has proposed four measures to develop math teaching competence for teachers in primary schools. (1) Fostering awareness and competence of defining goals, planning and designing Math lessons in the integrated teaching approach for primary school teachers; (2) Fostering the competence to design and create a Math teaching environment in the integrated teaching approach for primary school teachers; (3) Fostering the competence of teaching Mathematics in the integrated teaching approach for primary teachers; (4) Fostering the competence to assess students' learning outcomes in Mathematics in integrated teaching for primary school teachers. Each measure has a purpose, scientific basis and specific implementation techniques.

4. To assess the competence development for teachers in primary schools, the researcher proposes measures based on the theoretical research results and the practical situation in Vietnam.

5. The results of the pedagogical experiment on a number of proposed measures and the results of a case study on a group of primary school teachers show that the measures proposed in the thesis are feasible and effective.

 APPLICATIONS IN PRACTICE AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

1. Applications in Practice

The points stated, the procedures and measures proposed in the thesis are to aim at professional training for teachers. The research results of this thesis can be applied in practice in Vietnam. In particular, some products of the thesis can effectively serve teachers and students in primary teacher training institutions to meet the current requirements of general education innovation.

2. Recommendations for Further Studies

This research topic can be applied not only in teaching Mathematics in primary schools but also in teaching mathematics in high schools and integrated teaching of other subjects.

It is necessary to do experiment on a larger scale to further verify the suitability of the procedures and the measures proposed in the thesis.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

TIN ĐÃ ĐƯA