Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thu Thơm

Đăng ngày: 31-12-2020 | 351 lần đọc
|

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

                                                        

Tên đề tài: "Quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học cơ sở khu vực miền núi phía Bắc theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông"

Ngành: Quản lý giáo dục            Mã số: 9140114

Họ và tên NCS: Nguyễn Thị Thu Thơm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Luận án góp phần làm phong phú thêm lí luận về bồi dưỡng năng lực dạy học (NLDH) cho giáo viên (GV) và quản lí bồi dưỡng NLDH cho GV trung học cơ sở (THCS) theo định hướng đổi mới giáo dục phổ thông (GDPT). Từ đó, đúc kết những kinh nghiệm cho việc nghiên cứu thực tiễn và đề xuất những biện pháp quản lí bồi dưỡng NLDH cho GV THCS.

2. Phân tích và đánh giá được thực trạng NLDH của GV THCS khu vực miền núi phía Bắc, thực trạng hoạt động bồi dưỡng NLDH và quản lí bồi dưỡng NLDH cho GV THCS khu vực miền núi phía Bắc theo định hướng đổi mới GDPT; chỉ ra được các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lí hoạt động bồi dưỡng NLDH cho GV; làm rõ nguyên nhân của thực trạng; xác lập cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí bồi dưỡng NLDH cho GV THCS theo định hướng đổi mới GDPT.

3. Đề xuất 06 biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV THCS khu vực miền núi phía Bắc theo định hướng đổi mới GDPT gồm: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng NLDH cho GV THCS phù hợp với thực tiễn của khu vực miền núi phía Bắc theo định hướng đổi mới GDPT; Tổ chức bồi dưỡng NLDH cho GV THCS khu vực miền núi phía Bắc dựa trên nhu cầu và năng lực thực hiện hoạt động dạy học của GV; Xây dựng đội ngũ GV cốt cán tư vấn hỗ trợ đồng nghiệp phát triển năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trường trung học cơ sở khu vực miền núi phía Bắc; Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường THCS tăng cường tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho GV thông qua sinh hoạt chuyên môn; Tổ chức huy động các nguồn lực thực hiện hoạt động bồi dưỡng cho GV THCS; Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động bồi dưỡng NLDH cho GV THCS.

Các biện pháp đề xuất có cơ sở lý luận, thực tiễn và có tính khả thi cao, có thể áp dụng thuận lợi với quy mô rộng trong quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV THCS các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và các tỉnh khác có điều kiện tương đồng.

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1. Các ứng dụng, khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn thông tin có giá trị cho các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng GV sử dụng để xác định và điều chỉnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung và hoàn thiện những NLDH cho sinh viên sư phạm, học viên phù hợp với điều kiện thực tiễn, đáp ứng theo định hướng đổi mới GDPT hiện nay.

- Là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý giáo dục, Hiệu trưởng các trường THCS trong việc bổ sung, hoàn thiện chính sách quản lý bồi dưỡng GV; xây dựng quy trình, kế hoạch hành động và chiến lược cho hoạt động bồi dưỡng NLDH cho GV phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương và đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT hiện nay.

- Là tài liệu tham khảo cho GV, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên chuyên ngành quản lý giáo dục.

2. Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV các cấp học phổ thông khác và các vùng miền khác trên cả nước là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu để có những biện pháp quản lý đồng bộ.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

 

Dissertation title: “Managing the activities of fostering teaching competencies for lower-secondary school teachers in the Northern mountainous region in the direction of general education reform”

Major: Educational Management         Code: 9140114

PhD. Student: Nguyen Thi Thu Thom

Scientific Supervisor: Assoc.Prof.Dr Nguyen Thi Thanh Huyen

Training Institute: Thai Nguyen University of Education

 

NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

1. The thesis contributes to enriching the theory of fostering teaching competencies for teachers and managing the activities of fostering teaching competencies for lower-secondary school teachers (LSST) in the direction of general education reform, hence summarizing experiences for doing practical research and proposing management measures to foster teaching competencies for LSST.

2. The thesis has analyzed and assessed the current situation of teaching competencies of LSST in the northern mountainous region, fostering activities and managing the activities of fostering teaching competencies for LSST in the northern mountainous region in the direction of general education reform; pointed out the subjective and objective factors affecting the management of activities of fostering teaching competencies for teachers;clarified the causes of the situation; established a practical basis for proposing measures to enhance the effectiveness of managing the activities of fostering teaching competencies for LSST in the direction of general education reform.

3. The thesis has also proposed 06 measures to manage the activities of fostering teaching competencies for LSST in the direction of general education reform, including: Develop a plan for fostering teaching competencies for LSST in accordance with the reality of the Northern mountainous region in the direction of general education reform; Organize activities of fostering teaching competencies for LSST in the Northern mountainous area based on teachers’ needs and capacity to perform teaching activities; Build a contingent of core teachers to advise and support their colleagues in developing teaching competencies to meet the requirements of educational innovation in lower-secondary schools in the northern mountainous region; Direct principals of lower-secondary schools to organize activities of fostering teaching competencies for teachers through professional meetings; Organize the mobilization of resources to implement fostering activities for LSST; Develop a mechanism for monitoring and evaluating the activities of fostering teaching competencies for LSST.

The proposed measures have theoretical and practical basis and are highly feasible; they can be applied favorably in a large scale in managing the activities of fostering teaching competencies for LSST in the Northern mountainous regions and other regions with similar conditions.

 

APPLICATIONS IN PRACTICE

AND RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

1. Applications in Practice

- The research results are a valuable source of information for teacher training and retraining institutions to identify and adjust activities of training, fostering, supplementing and improving teaching competencies for pre-service teachers in accordance with the practical situation and in the direction of general education reform.

- Reference materials for administrators of education and principals of lower-secondary schools in developing and finalizing policies for fostering teaching competencies for teachers in accordance with the local situation in the direction of current general education reform;

- Reference materials for teachers, undergraduate and post-graduate students of educational management

2. Recommendations for Further Studies

Managing the activities of fostering teaching competencies for teachers at other general education levels and in other regions across the country is an issue that needs to be further studied in order to develop synchronous management measures.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

TIN ĐÃ ĐƯA