TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN
Tên đề tài luận án tiến sĩ: Thực trạng vô sinh ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và hiệu quả của một số giải pháp can thiệp tại tỉnh Thái Nguyên
Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số: 9.72.07.01
Họ và tên NCS: Nông Thị Hồng Lê
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Lê Hoàng
2. TS. Nguyễn Thị Tố Uyên
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Là nghiên cứu đầu tiên đánh giá thực trạng về tỷ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại tỉnh Thái Nguyên. Tỷ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ chiếm 3,8% (96/2500 cặp vợ chồng). Trong đó vô sinh nguyên phát chiếm 2,1% và vô sinh thứ phát chiếm 1,7%.
2. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ vô sinh ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ bao gồm: thể trạng, tiền sử sảy thai, tiền sử chửa ngoài tử cung, tiền sử vô kinh thứ phát, đặc điểm chu kì kinh của người vợ và khám phụ khoa hàng năm
3. Là nghiên cứu đầu tiên tại Thái Nguyên áp dụng chương trình can thiệp nâng cao năng lực khám ban đầu và tư vấn vô sinh cho cán bộ y tế chuyên trách tại tuyến cơ sở trong việc giảm tỷ lệ vô sinh. Chương trình can thiệp là có hiệu quả trong việc cải thiện đáng kể năng lực khám, tư vấn và điều trị vô sinh của cán bộ y tế tại tuyến cơ sở.
4. Đây là giải pháp can thiệp có tính khả thi và duy trì lâu dài vì tính dễ dàng, hợp lý và ít tốt kém.
CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIẾN
HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Chương trình can thiệp này có khả năng ứng dụng tại các trạm y tế và các trung tâm y tế trên địa bàn toàn tỉnh cũng như các tỉnh lân cận. Với những can thiệp như trên việc duy trì các hoạt động sau can thiệp là rất khả quan vì chủ yếu các hoạt động dựa vào nguồn lực sẵn có tại địa phương đặc biệt đã nhận được sự đồng thuận của lãnh đạo các cấp ngành y tế, sự ủng hộ, nhiệt tình của những người tham gia vào chương trình can thiệp
Tuy nhiên cần có nghiên cứu với quy mô lớn hơn, thời gian can thiệp và đánh giá can thiệp dài hơn để có thể đánh giá được hiệu quả thực sự của giải pháp can thiệp trong việc giảm tỷ lệ vô sinh ở cộng đồng.
THE INFORMATION OF DISSERTATION
Doctoral Dissertation Name: THE PREVALENCE OF INFERTILITY AMONG COUPLES IN REPRODUCTIVE AGE AND THE EFFECTIVENESS OF SOME INTERVENTION SOLUTIONS IN THAI NGUYEN PROVINCE
Speciality: Public Health Number code: 9.72.07.01
PhD Student: Nong Thi Hong Le
Supervisors:
1. Associate Prof. Dr. Le Hoang
2. Dr. Nguyen Thi To Uyen
Training Unit: University of Medicine and Pharmacy
Training Facility: Thai Nguyen University
NEW RESULTS OF THE DISSERTATION
1. This is the first research project to survey the prevalence of infertility among couples in reproductive age at Thai Nguyen province. The infertility rate among couples of reproductive ages was 3.8% (96/2500 couples). Of which primary infertility accounts for 2.1% and secondary infertility accounts for 1.7%.
2. The related factors of infertility among couples in reproductive age included: BMI, History of miscarriage, History of ectopic pregnancy, History of amenorrhea and menstrual cycle characteristics and annual gynecological examination.
3. This is the first study in Thai Nguyen to apply an intervention program to improve the capacity of initial examination and consultation about infertility for primary health care providers to reduce infertility rates. The intervention program is effective in significantly improving the capacity of primary health care providers to examine, consult and treat infertility.
4. Ability to maintain favorable and feasible intervention solutions because of their ease, reasonableness and low cost.
APPLICATIONS, APPLICABILITY IN PRACTICE OR UNSOLVED ISSUES THAT NEED FURTHER RESEARCH
This intervention program has the applicability at primary and secondary health care centers at Thai Nguyen province as well as neighboring provinces. With the above interventions, the maintaining post-intervention activities is very favorable because the activities mainly rely on available resources in the locality, especially receiving consensus from leaders at all levels of the health sector, support and enthusiasm from those participating in the intervention program.
However, a larger-scale study, longer intervention time and intervention evaluation are needed to assess the real effectiveness of the intervention solution in reducing infertility rates in the community.
Nguồn: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên.