Đại học Thái nguyên-01.png

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN – THAI NGUYEN UNIVERSITY

Giám đốc:    PGS.TS Hoàng Văn Hùng

Phó Giám đốc:    PGS.TS Nguyễn Hữu Công

Phó Giám đốc:    PGS.TS Trần Thanh Vân

Điện thoại:          (+84) 208. 3852 650

Fax :                    (+84) 208. 3852 665

Email:                 vanphong.dhtn@moet.edu.vn

Website :             www.tnu.edu.vn

Địa chỉ:                Phường Tân Thịnh- Thành phố Thái Nguyên

Lịch sử phát triển

       Với tầm nhìn chiến lược, Đảng và Nhà nước ta đã xác định giáo dục và khoa học - công nghệ là quốc sách hàng đầu. Theo phương châm đó, ngày 14/01/1993, Hội nghị lần thứ Tư, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa VII) đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HNTW về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, trong đó chỉ rõ nhiệm vụ: “Xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia” để làm đầu tầu và nòng cột cho giáo dục đại học nước nhà.

       Ngày 04/4/1994, Đại học Thái Nguyên được thành lập theo Nghị định số 31/CP của Chính phủ trên cơ sở sắp xếp và tổ chức lại 04 trường đại học (Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, Trường Đại học Nông nghiệp 3 Bắc Thái, Trường Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, Trường Đại học Y Bắc Thái) và Trường Công nhân Cơ Điện Việt Bắc trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Năm 1996 thành lập Trường Đại học Đại cương, là một trường đại học thành viên thuộc Thái Nguyên tồn tại từ năm 1996 đến năm 1998 với nhiệm vụ đào tạo kiến thức giáo dục đại cương trong quy trình đào tạo hai giai đoạn. Sự ra đời của Đại học Thái Nguyên cùng 02 đại học quốc gia và 02 đại học vùng là một chủ trương lớn của Đảng nhằm hình thành nên những trung tâm đào tạo lớn, đa ngành, đa lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong xu thế hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng.

       Với lợi thế tập hợp các nguồn lực từ các đơn vị thành viên thành nguồn lực chung, Đại học Thái Nguyên đã nhanh chóng phát triển thêm một số đơn vị mới. Đến nay, Đại học Thái Nguyên có 07 trường thành viên (Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Nông Lâm, Trường Đại học Y-Dược, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông), 01 Trường Cao đẳng; Trường Ngoại ngữ, Khoa Quốc tế, 02 Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại địa phương (tại tỉnh Lào Cai, tỉnh Hà Giang), 14 đơn vị hỗ trợ phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Tại các trường đại học thành viên có 05 viện nghiên cứu, 01 Bệnh viên thực hành trực thuộc Trường Đại học Y - Dược và các trung tâm thuộc trường.

       Trải qua 30 năm kiên trì, nỗ lực phấn đấu theo các mục tiêu định hướng của Chính phủ, phát huy thế mạnh của Đại học vùng trong việc huy động tổng hợp các nguồn lực từ các trường đại học thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc, tận dụng các thuận lợi từ cơ chế, chính sách kết hợp với phát huy mạnh mẽ dân chủ, đoàn kết, năng động, sáng tạo của đội ngũ viên chức, người lao động và học sinh sinh viên, Đại học Thái Nguyên đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và đất nước; từng bước khẳng định vị trí, vai trò của Đại học vùng trong hệ thống giáo dục - đào tạo và trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

       Chiến lược phát triển Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2035 được Hội đồng Đại học Thái Nguyên ban hành tại Nghị quyết số 51/NQ-HĐĐHTN, ngày 21/12/2021; Chiến lược này được điều chỉnh, bổ sung tại Nghị quyết số 95/NQ-HĐĐHTN ngày 13/12/2023 về việc Điều chỉnh Chiến lược phát triển Đại học Thái Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trên cơ sở đánh giá những kết quả đã đạt được, Đại học Thái Nguyên đề ra định hướng mục tiêu phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: “Tạo bước chuyển biến căn bản về chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế, hướng tới mô hình đại học xanh; tập trung phát triển một số ngành đào tạo trọng điểm, mũi nhọn đạt chuẩn kiểm định chất lượng khu vực và quốc tế; xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở dùng chung trong toàn ĐHTN, gắn với mô hình quản trị đại học tiên tiến để hiện thực hóa tầm nhìn đến năm 2045 - ĐHTN nằm trong nhóm 500 trường đại học hàng đầu châu Á”.

Đại học Thái Nguyên- TNU