Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Phạm Thanh Tâm

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NCS PHẠM THANH TÂM

 

Tên đề tài luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu đề xuất sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Đắk Lắk”

Ngành: Quản lý đất đai                   Mã số: 9.85.01.03

Nghiên cứu sinh: Phạm Thanh Tâm

Người hướng dẫn khoa học:        

1. PGS.TS. Lê Văn Thơ

2. PGS.TS. Trần Xuân Biên

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Đã đánh giá được tác động của BĐKH (gồm 2 yếu tố xói mòn và khô hạn) đến sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ sở lựa chọn kịch bản BĐKH của tỉnh, luận án đã dự báo, tính toán được mức độ xói mòn, khô hạn, kết hợp với kết quả nghiên cứu thực trạng và đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp, luận án đã định hướng sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với BĐKH tại tỉnh Đắk Lắk.

- Luận án đã đề xuất được 3 mô hình sử dụng đất và 3 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thích ứng với BĐKH, bao gồm: giải pháp về công tác quản lý đất đai, giải pháp hạn chế những ảnh hưởng của khô hạn và giải pháp hạn chế xói mòn đất.

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

* Các ứng dụng và khả năng ứng dụng trong thực tiễn

- Nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu, đồng thời phân tích, đánh giá mức độ tác động của các yếu tố biến đổi khí hậu để định hướng sử dụng đất nông nghiệp bền vững, mang lại hiệu quả cao cho tỉnh Đắk Lắk và những tỉnh có điều kiện sinh thái tương tự.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp được các tư liệu cần thiết trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với BĐKH tại tỉnh Đắk Lắk;

- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần giúp cho các nhà khoa học nông, lâm nghiệp, người nông dân sử dụng các mô hình sử dụng đất nông nghiệp một cách có hiệu quả.

* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Cần nghiên cứu thêm các cách tiếp cận cũng như lượng hóa chỉ tiêu đánh giá loại sử dụng đất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Đắk Lắk.

 

INFORMATION ON THE DOCTORAL THESIS OF CANDIDATE PHAM THANH TAM 

Title of the doctoral thesis: “Research on Proposing the Use of Agricultural Land Adapted to Climate Change in Dak Lak Province” 

Field: Land Management                 Code: 9.85.01.03 

PhD Candidate: Pham Thanh Tam   

Supervisors: 

1. Assoc. Prof. Dr. Le Van Tho 

2. Assoc. Prof. Dr. Tran Xuan Bien 

Training Institution: Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry, Thai Nguyen University.

NEW RESULTS OF THE THESIS

- The impact of climate change (including erosion and drought) on agricultural land use in Dak Lak province has been assessed. Based on the selected climate change scenarios for the province, the thesis has forecasted and calculated the levels of erosion and drought. Combined with the results of the current situation study and the assessment of agricultural land potential, the thesis has provided guidelines for agricultural land use that adapts to climate change in Dak Lak province. 

- The thesis has proposed 3 land use models and 3 groups of solutions to enhance the efficiency of agricultural land use in Dak Lak province in response to climate change, including: solutions for land management, solutions to mitigate the impacts of drought, and solutions to reduce soil erosion.

APPLICATIONS, PRACTICAL APPLICATION CAPABILITIES, AND ISSUES THAT NEED FURTHER RESEARCH

* Applications and practical applications

- The research contributes to supplementing the theoretical basis for agricultural land use under climate change conditions, while analyzing and assessing the impact of climate change factors to guide sustainable agricultural land use, providing high efficiency for Dak Lak province and other provinces with similar ecological conditions.

- The research results provide necessary materials for the process of agricultural land use adaptation to climate change in Dak Lak province;

- The research results help agricultural and forestry scientists and farmers effectively utilize agricultural land use models.

* Issues that need further research 

Further research is needed on approaches and the quantification of indicators for assessing agricultural land use that is adaptable to climate change in Dak Lak Province.

 

Nguồn: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.


Thống kê truy cập

Đang online: 3
Lượt truy cập hôm nay: 1.309
Năm 2025: 185.409
Tổng số lượt truy cập: 290.664
Zalo