THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Các nhân tố tác động đến quyết định của hộ nông dân chuyển sang sản xuất rau hữu cơ ở một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
- Mã số: B2019-TNA-18.
- Chủ nhiệm đề tài: TS. Đoàn Quang Huy
- Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: 01/2019 - 06/2022
2. Mục tiêu
* Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nhận dạng và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của hộ nông dân chuyển sang sản xuất rau hữu cơ ở một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự dịch chuyển từ sản xuất rau theo phương pháp truyền thống sang sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ tại khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
* Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định của hộ nông dân trong chuyển đổi phương pháp sản xuất truyền thống sang sảng xuất hữu cơ.
- Đánh giá được thực trạng và xu hướng sản xuất rau hữu cơ của các hộ nông dân tại một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của hộ nông dân chuyển sang trồng rau hữu cơ tại một số tỉnh trung du và miến núi phía Bắc.
- Chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thạc thức cũng như xác định tiềm năng cho sản xuất rau hữu cơ ở một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch sang sản xuất rau hữu cơ ở một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
3. Tính mới và sáng tạo
- Đề tài đã xây dựng hệ thống cơ sở lý luận chặt chẽ và toàn diện về nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là rau hữu cơ.
- Đề tài đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của hộ nông dân chuyển sang trồng rau hữu cơ tại một số tỉnh trung du và miến núi phía Bắc, bao gồm 06 yếu tố: (1) Hiểu biết thị trường; (2) Chính sách hỗ trợ của chính phủ; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Đặc điểm chủ hộ; (5) Kỹ thuật và năng lực sản xuất; (6) Năng lực tài chính và khả năng tiếp cận vốn. Đề tài cũng đã đánh giá thực trạng của các yếu tố này dựa trên kết qua điều tra của 266 hộ nông dân.
- Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, đề tài đã đánh giá tác động của 06 yếu tố đề xuất tới 04 vấn đề và giai đoạn trong quá trình quyết định phương thức sản xuất của hộ nông dân: (i) Kiến thức thay đổi sản xuất; (ii) Ý định thay đổi sản xuất; (iii) Đánh giá lựa chọn thay đổi sản xuất; (iv) Quyết định thay đổi sản xuất.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các giải pháp để hỗ trợ hộ nông dân chuyển sang sản xuất rau hữu cơ tại một số tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc.
4. Kết quả nghiên cứu
- Các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có rất nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi để phát triển nông nghiệp hữu cơ nói chung và rau hữu cơ nói riêng. Tuy nhiên, số lượng nông hộ sản xuất rau hữu cơ và sản lượng rau hữu cơ nhìn chung còn thấp, chưa xứng đáng với tiềm năng của khu vực. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới vấn đề này có thể kể đến như: (i) Nhận thức của người dân về tiềm năng của rau hữu cơ còn thấp; (ii) Thiếu các nguồn lực để chuyển đổi sản xuất như tài chính, kỹ thuật canh tác,…; (iii) Các chủ hộ còn thiếu mạnh dạn, thiếu quyết tâm, không chắc chắn về thành công của việc chuyển đổi sản xuất,…
- Dựa trên kết quả điều tra 266 hộ nông dân, Đề tài đã xác định được 06 yếu tố chính tác động tới quá trình quyết định thay đổi phương thức sản xuất sang rau hữu cơ của một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, bao gồm: (1) Hiểu biết thị trường; (2) Chính sách hỗ trợ của chính phủ; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Đặc điểm chủ hộ; (5) Kỹ thuật và năng lực sản xuất; (6) Năng lực tài chính và khả năng tiếp cận vốn. Kết quả điều tra cho thấy, thực trạng các vấn đề này có yếu, chưa thật sự có hiệu quả và tạo động lực mạnh mẽ để giúp người nông dân thay đổi sản xuất rau.
- Đề tài đã nghiên cứu quá trình quyết định thay đổi phương thức sản xuất của hộ nông dân dưới 04 góc độ: (i) Kiến thức thay đổi sản xuất; (ii) Ý định thay đổi sản xuất; (iii) Đánh giá lựa chọn thay đổi sản xuất; (iv) Quyết định thay đổi sản xuất. Kết quả điều tra cho thấy, hộ nông dân về cơ bản đã có tìm hiểu và bước đầu ý thức được tầm quan trọng và tiềm năng của rau hữu cơ. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng thay đổi phương thức canh tác chưa cao.
- Sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, đề tài đã chỉ ra rằng 06 biến độc lập ảnh hưởng tới 77,7% sự thay đổi của “Kiến thức thay đổi sản xuất”, 93,8% sự thay đổi của “Ý định thay đổi sản xuất”, 81,8% sự thay đổi của “Đánh giá lựa chọn thay đổi sản xuất” và 48,7% sự thay đổi của “Quyết định thay đổi sản xuất”. Kết quả phản ánh rằng, 06 biến độc lập mà tác giả đề xuất, có ảnh hưởng mạnh mẽ và cùng chiều đến sự thay đổi sản xuất của nông hộ.
- Dựa trên kết quả phân tích, đề tài đã đưa ra một số giải pháp chính nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch sản xuất rau hữu cơ ở một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, bao gồm: (1) Xây dựng chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp hữu cơ; (2) Cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; (3) Nâng cao nhận thức và hiểu biết của người nông dân về sản xuất nông nghiệp hữu cơ; (4) Đẩy mạnh tiếp cận thị trường và xúc tiến thương mại; (5) Tăng cường hỗ trợ vốn cho người nông dân.
5. Sản phẩm
5.1. Sản phẩm khoa học
* 02 Bài báo ISI/SCOPUS
[1]. Doan, Huy Quang (2021), “Critical Factors Affecting Consumer Buying Behaviour of Organic Vegetables in Vietnam”, The Journal of Asian Finance, Economics and Business, vol. 8(9), pp. 333-340. DOI: 10.13106/jafeb.2021.vol8.no9.0333.
[2]. Doan, Huy Quang (2021), “Forecasting the Change in Organic Agricultural Output in the Northern Midland and Moutainous Provinces of Vietnam Based on Artificial Neural Network Model”, International Journal of Business, vol. 26(4), pp. 120-132.
* 01 Bài báo trong nước
[1] Đoàn Quang Huy, Hoàng Thị Hồng Chuyên, Phạm Hoàng Linh (2022), “Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý phát triển nông nghiệp hữu cơ: Kinh nghiệm tỉnh Bắc Kạn”, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
* 01 Sách chuyên khảo
[1]. Đoàn Quang Huy, Nguyễn Khánh Doanh, Phạm Hoàng Linh, Vũ Thị Oanh, Bùi Thị Phương Hồng (2022). Quyết định chuyển đổi phương thức sản xuất sang rau hữu cơ: Nghiên cứu một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, Nxb Lao động.
5.2. Sản phẩm đào tạo
Hướng dẫn 01 học viên làm luận văn thạc sĩ.
[1] Hoàng Thị Hồng Chuyên (2022), “Quản lý phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.
5.3. Sản phẩm ứng dụng
Đề tài đã hoàn thành 02 báo cáo đề xuất kiến nghị:
[1]. Báo cáo việc nhận dạng và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của hộ nông dân chuyển sang sản xuất rau hữu cơ ở một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
[2]. Bản đề xuất và kiến nghị nhằm đẩy mạnh sự dịch chuyển từ sản xuất rau theo phương pháp truyền thống sang sản xuất rau hữu cơ tại khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam. Kiến nghị giải pháp áp dụng cho khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
6.1. Phương thức chuyển giao
Kết quả nghiên cứu của đề tài được xây dựng thành bản đề xuất và được công bố công khai. Tất cả các cá nhân và tổ chức đều có thể tiếp cận và ứng dụng.
6.2. Địa chỉ ứng dụng
Các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương, các tổ chức tài trợ quốc tế quan tâm đến việc phát triển lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ nói chung và rau hữu cơ nói riêng ở khu vực các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung.
6.3. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
- Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo:
Kết quả nghiên cứu cũng như các sản phẩm của đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích cho các chuyên ngành đào tạo tại các trường đại học, học viện về kinh tế.
Nâng cao nhận thức về các nhân tố tác động đến quyết định của hộ nông dân chuyển sang sản xuất rau hữu cơ. Từ đó khuyến khích các nghiên cứu nhằm tìm kiếm các giải pháp thúc đẩy các hộ nông dân trồng rau chuyển sang phương thức sản xuất hữu cơ.
- Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan:
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần phát triển nền tảng tri thức về các nhân tố ảnh hưởng quyết định của hộ nông dân đối với việc chuyển sang sản xuất rau hữu cơ nói riêng và chuyển sang phương thức sản xuất. Ngoài ra, đề tài cung cấp hệ thống dữ liệu về thực trạng chuyển đổi và các nhân tố tác động đến quyết định của hộ nông dân chuyển sang sản xuất rau hữu cơ tại các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.
- Đối với phát triển kinh tế-xã hội:
Những đề xuất, kiến nghị của đề tài nếu được ứng dụng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc thông qua tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo bền vững cho địa phương.
- Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu:
Đối với tổ chức chủ trì, đề tài đóng góp thêm một nghiên cứu có giá trị về mặt lý thuyết và thực tiễn vào các công trình nghiên cứu của tổ chức. Đồng thời, góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học tại tổ chức chủ trì.
Đối với các cơ sở ứng dụng, đề tài cung cấp căn cứ khoa học hữu ích trong việc hoạch định chính sách nhằm hỗ trợ sản xuất rau hữu cơ nói riêng và toàn bộ nền nông nghiệp hữu cơ nói chung không chỉ tại các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc mà còn tại các khu vực khác của Việt Nam.
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information
- Project title: Factors affecting the decision of farmers to switch to organic vegetable production in some Northern midland and mountainous provinces.
- Code number: B2019-TNA-18
- Coordinator: Dr. Doan Quang Huy
- Implementing institution: Thai Nguyen University
- Duration: From 01/2019 to 06/2022
2. Objectives
* Common objective
The objective of the study is to identify and analyze the factors affecting the decision of farmers to switch to organic vegetable production in some northern midland and mountainous provinces. Based on the results, the study proposes numerous solutions to accelerate the shift from traditional vegetable production to organic vegetable production in the northern midland and mountainous areas of Vietnam.
* Specific objectives
- Systematizing the theoretical and practical basis on the factors affecting farmers' decision to convert traditional production to organic production.
- Assessing the status and trends of organic vegetable production of farmers in some Northern midland and mountainous provinces
- Determining the factors affecting the decision of farmers to switch to organic vegetables in some Northern midland and mountainous provinces
- Pointing out strengths, weaknesses, opportunities and challenges as well as identify potentials for organic vegetable production in some Northern midland and mountainous provinces
- Proposing solutions to promote the transition to organic vegetable production in some Northern midland and mountainous provinces.
3. Creativeness and innovativeness
- The project has built a rigorous and comprehensive theoretical basis for organic agriculture, especially organic vegetables.
- The study has identified the factors affecting the decision of farmers to switch to organic vegetables in some Northern midland and mountainous provinces, including 06 factors: (1) Market knowledge; (2) Government support policy; (3) Infrastructure; (4) Household owner characteristics; (5) Technical and production capacity; (6) Financial capacity and access. The study also assessed these factors' status based on a survey of 266 farming households.
- Using the SEM model, the study evaluated the impact of 06 proposed factors on 04 issues and stages in the process of deciding the production method of farmers: (i) Knowledge of production changes; (ii) Intention to production changes; (iii) Evaluation of production changes; (iv) Decision to production changes.
- Based on analyzing the current situation of the research problem, the research has proposed solutions to support farmers to switch to organic vegetable production in some Northern midlands and mountainous provinces.
4. Research results
- The northern midland and mountainous provinces have many favourable natural and socio-economic conditions for developing organic agriculture in general and organic vegetables in particular. However, the number of households producing organic vegetables is generally low, not commensurate with the region's potential. There are many reasons leading to this problem, such as: (i) People's awareness of the potential of organic vegetables is still low; (ii) Lack of resources for production transformation such as finance, farming techniques,...; (iii) Household heads lack courage, determination, uncertainty about the success of production transformation,...
- Based on the survey results of 266 farming households, the project has identified 06 main factors affecting the decision to change the production method to organic vegetables in some Northern midland and mountainous provinces, including (1) Market knowledge; (2) Government support policy; (3) Infrastructure; (4) Household owner characteristics; (5) Technical and production capacity; (6) Financial capacity and access. The survey results show that the perception of these issues is weak, not really effective, and can not creates a strong motivation to help farmers change vegetable production methods.
- The research has studied the process of deciding to change the production method of farmers from four angles: (i) Knowledge of production changes; (ii) Intention to production changes; (iii) Evaluation of production changes; (iv) Decision to production changes. The survey results show that the farmer households have basically learned and are initially aware of the importance and potential of organic vegetables. However, the level of willingness to change farming methods is not high.
- Using the SEM model, the study has shown that six independent variables affect 77.7% of the variation of "Knowledge of production changes", 93.8% of the variation of “Intention to production changes”, 81.8% of the variation of “Evaluation of production changes” and 48.7% of the variation of “Decision to production changes”. The results reflect that the six independent variables proposed by the author have a strong and positive influence on the shift of production methods.
- Based on the analysis results, the study has proposed some key solutions to promote the transition to organic vegetable production in some Northern midland and mountainous provinces, including: (1) Building develop policies to support organic agricultural production; (2) Improving agricultural and rural infrastructure; (3) Raising awareness and understanding of farmers about organic agricultural production; (4) Promote market access and trade promotion; (5) Strengthening capital support for farmers.
5. Products
5.1. Scientific products
* 02 papers published in the journal indexed in ISI/SCOPUS list
[1]. Doan, Huy Quang (2021). Critical Factors Affecting Consumer Buying Behaviour of Organic Vegetables in Vietnam. The Journal of Asian Finance, Economics and Business, vol. 8(9), pp. 333-340. DOI: 10.13106/jafeb.2021.vol8.no9.0333.
[2]. Doan, Huy Quang (2021), “Forecasting the Change in Organic Agricultural Output in the Northern Midland and Mountainous Provinces of Vietnam Based on Artificial Neural Network Model”, International Journal of Business, vol. 26(4), pp. 120-132.
* 01 paper published in the Vietnamese journal
[1]. Doan Quang Huy, Hoang Thi Hong Chuyen, Pham Hoang Linh (2022), “Solutions to improve the management and development of organic agriculture: Experience in Bac Kan province”, Asia-Pacific Economic Review.
* 01 monographs
[1]. Doan Quang Huy, Nguyen Khanh Doanh, Pham Hoang Linh, Vu Thi Oanh, Bui Thi Phuong Hong (2022). Deciding to convert production methods to organic vegetables: A study of some northern midland and mountainous provinces. Labor Publishing House.
5.2. Training products
Guide 01 student to do master's thesis.
[1]. Hoàng Thị Hồng Chuyên (2022), Development management of organic agriculture in Bac Kan province, Master thesis, Thai Nguyen University of Economics and Business Administration.
5.3. Application products
The project has completed two recommendation reports.
[1]. Report on the identification and analysis of factors affecting the decision of farmers to switch to organic vegetable production in some Northern midland and mountainous provinces.
[2] Report on recommendations to promote the shift to organic vegetable production in the northern midland and mountainous areas of Vietnam. Proposing solutions for the Northern midland and mountainous areas of Vietnam.
6. Transfer of alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results
6.1. Transfer of alternatives
The research results of the project are published widely. All individuals and organizations can access it..
6.2. Application institutions
The project results can referenced by state management agencies at central and local levels or international donor organizations who are interested in the development of organic agriculture and vegetables.
6.3. Impacts and benefits of research results
- For the field of education and training:
The research results are useful references for majors training at universities and academies.
It raise awareness about the factors affecting the decision of farmers to switch to organic vegetable production, thereby, encouraging research to find solutions to encourage vegetable farmers to switch to organic production methods.
- For relevant fields of science and technology:
The research results of the project contribute to the development of the knowledge base on the factors that influence the decision of farmers to switch to organic vegetable production. In addition, the study provides a set of data on the status of conversion and factors affecting the decision of farmers to switch to organic vegetable production in the Northern midland and mountainous provinces.
- For socio-economic development:
The proposals and recommendations of the topic, if applied, will contribute to socio-economic promotion in the northern midland and mountainous provinces by creating jobs, increasing people's income, and contributing to sustainable poverty alleviation for the locality.
- For the Thai Nguyen University and other organizations:
For the host organization, the project contributes valuable theoretical and empirical research works of the organization. At the same time, it also contribute to promoting scientific research activities at the Thai Nguyen University.
Further, the project provides a useful scientific basis for policy-making to support organic vegetable production in particular and the entire organic agriculture in general, not only in mountainous areas in the North but also for other areas of Vietnam.
Ban KHCN&ĐN