Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp bộ mã số B2021-TNA-17 do TS. Nguyễn Thị Thu Thương làm chủ nhiệm

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp bộ mã số B2021-TNA-17 do TS. Nguyễn Thị Thu Thương làm chủ nhiệm

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Chi phí y tế thảm họa và vai trò của bảo hiểm y tế trong việc giảm thiểu chi phí y tế thảm họa ở vùng Trung Du và miền núi phía Bắc.

- Mã số: B2021-TNA-17.

- Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Thu Thương

- Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên

- Thời gian thực hiện: 01/2021 - 12/2022 (Điều chỉnh gia hạn đến tháng 6/2023)

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Nghiên cứu được thực hiện để phân tích thực trạng và các yếu tố quyết định đến chi phí y tế thảm họa của người dân ở vùng TDMNPB; phân tích mối quan hệ nhân quả giữa BHYT và chi phí y tế thảm họa. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm giảm tỷ lệ người dân gánh chịu chi phí y tế thảm họa ở vùng TDMNPB, nâng cao khả năng bảo vệ tài chính của hệ thống BHYT nhằm đạt được mục tiêu bao phủ CSSK toàn dân.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Làm rõ được cơ sở lý luận về chi phí y tế thảm họa và vai trò của bảo hiểm y tế (BHYT) đối với chi phí y tế thảm họa của người dân.

- Đánh giá được thực trạng và mức độ gánh chịu chi phí y tế thảm họa của người dân tại vùng Trung Du và miền núi phía Bắc (TDMNPB).

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí y tế thảm họa của người dân vùng TDMNPB và vai trò của BHYT trong việc giảm chi phí y tế thảm họa cho người dân trong vùng.

- Phân tích được mối quan hệ nhân quả của việc tham gia BHYT và giảm thiểu chi phí y tế thảm họa của người dân ở vùng TDMNPB.

- Đề xuất được các giải pháp nhằm giảm gánh nặng chi phí y tế thảm họa cho người dân ở vùng TDMNPB, nâng cao khả năng bảo vệ tài chính của hệ thống BHYT nhằm đạt được mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

3. Tính mới và sáng tạo

- Dựa trên tổng quan các nghiên cứu và mô hình nghiên cứu thực nghiệm, đề tài đã xây được khung nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí y tế thảm họa của các hộ gia đình vùng Trung du và miền núi phía Bắc, và khung phân tích mối quan hệ nhân quả tác động của bảo hiểm y tế đến chi phí y tế thảm họa của các hộ trong vùng.

- Nghiên cứu đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí y tế thảm họa theo cách tiếp cận từ phía cung và cầu tại vùng TDMNPB.

- Nghiên cứu đã phân tích gánh nặng tài chính liên quan đến khám chữa bệnh và sự thay đổi của các chỉ tiêu này theo thời gian tại vùng TDMNPB, và theo khu vực sinh sống, theo nhóm ngũ phân vị thu nhập của người dân trong vùng.

- Nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ nhân quả giữa chi phí y tế thảm họa và việc tham gia bảo hiểm y tế tại vùng TDMNPB bằng việc sử dụng những phương pháp thống kê kinh tế lượng hiện đại như phương pháp điểm xu hướng (PSM) và mô hình ước lượng can thiệp - hiệu quả nội sinh.

- Trên cơ sở phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm giảm gánh nặng chi phí y tế thảm họa cho người dân ở vùng TDMNPB, nâng cao khả năng bảo vệ tài chính của hệ thống BHYT nhằm đạt được mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.

4. Kết quả nghiên cứu

- Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về chi phí y tế thảm họa và vai trò của bảo hiểm y tế (BHYT) đối với chi phí y tế thảm họa của người dân.

- Đánh giá được thực trạng và mức độ gánh chịu chi phí y tế thảm họa của người dân tại vùng Trung Du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) theo ngũ phân vị thu nhập và khu vực sinh sống. Cụ thể như sau: Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, tỷ lệ gánh chịu CHE của tất cả các hộ gia đình trong vùng giảm đáng kể. Mức giảm được quan sát thấy ở tất cả các khu vực cư trú. Trong giai đoạn 2016-2018, có sự gia tăng trong  gánh nặng CHE của người dân với 0,81 điểm phần trăm. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2018-2020, không có sự gia tăng đáng kể có ý nghĩa thống kê nào trong tỷ lệ CHE của các hộ gia đình trong vùng. Từ năm 2014 đến năm 2016, bất bình đẳng trong gánh chịu CHE gia tăng đối với các hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Trong giai đoạn này, tỷ lệ CHE của hộ sinh sống ở khu vực nông thôn so với khu vực thành thị tăng trung bình từ 1,47 lên 1,87. Tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống từ sau năm 2016 với 1,74 và 1,40 vào năm 2018 và năm 2020 tương ứng.

- Nghiên cứu đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí y tế thảm họa của người dân vùng TDMNPB và vai trò của BHYT trong việc giảm chi phí y tế thảm họa cho người dân trong vùng. Về các yếu tố từ phìa cầu và cung ảnh hưởng đến chi phí y tế thảm họa của người dân vùng TDMNPB, đề tài sử dụng dữ liệu từ 4 cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) vào các năm 2014, 2016, 2018 và 2020 và áp dụng mô hình hồi quy nhị phân logistic. Kết quả cho thấy trong hầu hết các năm nghiên cứu, các biến đều có ý nghĩa thống kê. Các biến làm tăng gia tăng nguy cơ gánh chịu CHE của hộ gia đình trong vùng bao gồm: tình trạng bệnh tật của các thành viên trong hộ, hộ sống ở khu vực nông thôn, tần suất sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú và nội trú, sử dụng dịch vụ y tế tư nhân, tuổi của chủ hộ và hộ có người già. Các biến làm giảm nguy cơ chịu CHE của hộ bao gồm: hộ gia đình giàu có hơn, số lượng thành viên trong hộ tham gia BHYT, tình trạng việc làm của chủ hộ và hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ. Trong đó gánh nặng bệnh tật là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến nguy cơ chịu CHE của các hộ gia đình ở vùng TDMNPB, tiếp đến là tình trạng thu nhập của hộ. Bên cạnh đó, BHYT được cho là một yếu tố bảo vệ các hộ gia đình khỏi CHE. Việc tăng số lượng thành viên có bảo hiểm y tế trong hộ gia đình đã làm giảm tỷ lệ gánh chịu CHE của các hộ gia đình trong vùng. Nghiên cứu phân tích các yếu tố từ phía cung ảnh hưởng đến khả năng gánh chịu CHE của các hộ gia đình vùng TDMNPB. Các nguồn lực cơ bản do chính phủ cung cấp là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ cho đến CHE của các hộ. Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng GRDP trên đầu người, chi tiêu ngân sách địa phương cho y tế, số lượng lớn hơn các bác sĩ có ảnh hưởng tích cực đến giảm CHE của hộ.

- Đề tài đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí y tế thảm họa của người dân vùng TDMNPB sử dụng dữ liệu từ điều tra 706 người bệnh tại các cơ sở y tế trong vùng. Chúng tôi đưa thêm một số biến mới vào mô hình nghiên cứu, kết quả cho thấy: Khoảng cách từ nhà đến cơ sở y tế cũng là một yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng gánh chịu CHE của người bệnh; các bệnh nhân mắc các bệnh về hệ thần kinh ít có nguy cơ gánh chịu CHE thảm họa hơn, so với các bệnh nhân mắc các bệnh cấp tính, và ảnh hưởng là có ý nghĩa thống kê. Đáng chú ý là so với các bệnh nhân bị mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như ung thư, chạy thận nhân tạo lại là yếu tố rủi ro, làm tăng nguy cơ gánh chịu CHE của người bệnh lên rất nhiều. Bên cạnh đó, BHYT vẫn tiếp tục là yếu tố bảo vệ bệnh nhân khỏi CHE do khám chữa bệnh. Ngoài ra, chúng tôi đã đưa vào các biến đánh giá sự hài lòng của người bệnh, kết quả cho thấy có hai biến có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến CHE của người bệnh: “Mức độ hài lòng về sự sẵn có của các loại thuốc” và “mức độ hài lòng về chất lượng thuốc kê trong đơn”.

- Nghiên cứu đã phân tích được mối quan hệ nhân quả của việc tham gia BHYT và giảm thiểu chi phí y tế thảm họa của người dân ở vùng TDMNPB. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các nhóm BHYT hỗ trợ, tự nguyện đã làm giảm OOP của cư dân vùng TDMNPB. Kết quả chỉ ra rằng BHYT làm giảm đáng kể OOP khi sử dụng dịch vụ KCB ngoại trú cho tất cả các nhóm BHYT. Tuy nhiên, tác động của BHYT đối với OOP của người dân trong vùng khi họ nhập viện nội trú là tiêu cực, mặc dù các ước tính chỉ có ý nghĩa thống kê đối với nhóm BHYT tự nguyện. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng tác động của nhóm BHYT khả năng chịu OOP khi KCB nội trú của người dân trong vùng là không có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, chương trình BHYT có tác động bảo vệ hộ gia đình trong vùng khỏi CHE.

- Nghiên cứu đã đề xuất được các giải pháp nhằm giảm gánh nặng chi phí y tế thảm họa cho người dân ở vùng TDMNPB, nâng cao khả năng bảo vệ tài chính của hệ thống BHYT nhằm đạt được mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, bao gồm: (1) Tăng bao phủ BHYT cho người dân vùng TDMNPB; (2) Nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh BHYT; (3) Hoàn thiện cơ chế chi trả; (4) Hoàn thiện quản lý thông tin; (5) Huy động các nguồn lực mới; (6) Giảm bớt sự phân mảnh của quỹ chia sẻ rủi ro; (7) Hợp lý hóa và xác định chi phí của gói quyền lợi BHYT

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

* 01 Bài báo ISI

[1]. Nguyen Thị Thu Thuong,  Tran Quang Huy, Dang Ngoc Huy (2022), “Catastrophic health expenditure in the Northern midlands and mountainous areas and its determinants, Vietnam from 2014 to 2020: a cross-sectional study” BMJ Open, SSCE,  ISSN: 2044-6055, vol. 12(9), e058849

* 03 Bài báo trong nước

[1] Nguyễn Thị Thu Thương, Trần Quang Huy (2022), “Tác động của bảo hiểm y tế đến chi phí y tế thảm họa của các hộ gia đình tại vùng Trung du miền núi phía bắc Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, ISSN 2525-2569, số 23, p.53-60.

[2] Trần Quang Huy, Nguyễn Thị Thu Thương (2022), “Ảnh hường của bảo hiểm y tế đến chi phí y tế thảm họa: tổng quan hệ thống và phân tích gộp”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, ISSN 0866-7489, số 12(535).

[3] Nguyễn Thị Thu Thương (2022), “Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ y tế công và tư tại vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự Báo, ISSN 1859-4972, số 36, p.41-44

* 01 Sách

[1]. Nguyễn Thị Thu Thương (2022). Nghiên cứu chi phí y tế thảm họa, các yếu tố ảnh hưởng và vai trò của bảo hiểm y tế trong việc giảm thiểu chi phí y tế thảm họa tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, ISBN 978-604-350-227-5, Nxb ĐH Thái Nguyên.

5.2. Sản phẩm đào tạo

Hướng dẫn 01 học viên làm luận văn thạc sĩ.

[1] Nguyễn Ngọc Anh (2022), “Quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh sử dụng bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Quân y 91”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.

5.3. Sản phẩm ứng dụng

Đề tài đã hoàn thành 03 báo cáo đề xuất kiến nghị:

[1]. Báo cáo phân tích thực trạng và mức độ gánh chịu chi phí y tế thảm họa của người dân tại vùng TDMNPB; các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí y tế thảm họa của người dân vùng TDMNPB và vai trò của BHYT trong việc giảm chi phí y tế thảm họa cho người dân trong vùng.

[2]. Báo cáo phân tích mối quan hệ nhân quả của việc tham gia BHYT và giảm thiểu chi phí y tế thảm họa của người dân ở vùng TDMNPB.

[3]. Bản đề xuất các giải pháp nhằm giảm gánh nặng chi phí y tế thảm họa cho người dân ở vùng TDMNPB, nâng cao khả năng bảo vệ tài chính của hệ thống BHYT.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

6.1. Phương thức chuyển giao

Kết quả nghiên cứu của đề tài được xây dựng thành bản đề xuất và được công bố công khai. Tất cả các cá nhân và tổ chức đều có thể tiếp cận và ứng dụng.

6.2. Địa chỉ ứng dụng

Các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương, Bộ Y tế, Sở Y tế, các tổ chức tài trợ quốc tế quan tâm đến lĩnh vực y tế ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nói riêng và Việt Nam nói chung.

6.3. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

- Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Báo cáo sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên chuyên ngành Kinh tế, Kinh tế phát triển, Quản lý kinh tế; đồng thời là cơ sở để tăng cường sự trao đổi giữa các giảng viên, các nhà nghiên cứu và các độc giả quan tâm khác.

  • Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp vào sự phát triển của khoa học Kinh tế, Kinh tế y tế, lập và hoạch định chính sách, nghiên cứu hệ thống y tế và hệ thống an sinh xã.

  • Đối với phát triển kinh tế-xã hội

Những đề xuất, kiến nghị của đề tài nếu được ứng dụng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội tại vùng trung du và miền núi phía Bắc thông qua tăng cường bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, thu hẹp khoảng cách về phát triển kinh tế-xã hội giữa các vùng trong cả nước. 

  • Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

Làm phong phú thêm kho tàng tri thức, nâng cao kinh nghiệm và kỹ năng nghiên cứu cho các cán bộ giảng viên trẻ, góp phần thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học tại tổ chức chủ trì. Với những sản phẩm dự kiến đạt được, đề tài sẽ góp phần nâng cao vai trò và vị trí của Đại học Thái Nguyên nói chung và Đại học thành viên – Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh nói riêng về nghiên cứu khoa học trong phạm vi trong nước và quốc tế.

Đối với các cơ sở ứng dụng, đề tài sẽ cung cấp căn cứ khoa học hữu ích trong việc hoạch định các chính sách nhằm giảm chi phí y tế thảm họa, nâng cao khả năng bảo vệ tài chính khỏi rủi ro liên quan đến bệnh tật của hệ thống BHYT tiến tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. 

                                            

 INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

- Project title: Catastrophic health expenditure and the role of health insurance in reducing catastrophic health expenditure in the Northern midlands and mountainous areas

- Code number: B2021-TNA-17.

- Coordinator: Dr. Nguyen Thi Thu Thuong

- Implementing institution: Thai Nguyen University

- Duration: 01/2021 - 12/2022 (Extended to June 2023)

2. Objectives

2.1. Common objective

The study was conducted to analyze the current situation and determinants of catastrophic health expenditure (CHE) in the Northern midlands and mountainous areas; analyze the causal relationship between health insurance and CHE. On that basis, solutions and recommendations to reduce CHE, improve the financial protection capacity of the health insurance system in order to achieve the goal of universal healthcare coverage have been proposed.

2.2. Specific objectives

- To clarify the theoretical basis on CHE and the role of health insurance (HI) on health expenditure.

- To assess the current situation and the extent of suffering from CHE of people in the Northern midlands and mountainous areas.

- To identify the factors affecting CHE of citizens in the Northern midlands and mountainous areas and the role of health insurance in reducing CHE in the region.

- To analyze the causal relationship between health insurance and CHE in the Northern midlands and mountainous areas.

- To propose solutions reducing the burden of CHE for people in the Northern midlands and mountainous areas, improving the financial protection of the health insurance system in order to achieve the goal of universal healthcare coverage.

3. Creativeness and innovativeness

- Based on an overview of research studies and empirical research models, the project has established an empirical research framework on factors affecting CHE of households in the Northern midlands and mountainous areas, and a framework to analyze the causal relationship between health insurance and CHE of households in the region.

- The study has analyzed the factors affecting CHE from the supply and demand side aspects in the Northern midlands and mountainous areas.

- The study analyzed the financial burden related to medical examination and treatment and changes of these indicators over time in the Northern midlands and mountainous areas by living area, and income quintiles.

- The study analyzed the causal relationship between CHE and health insurance in the Northern midlands and mountainous areas by using modern econometric statistical methods such as the propensity score matching method. PSM) and the endogenous effect-intervention estimation model.

- On the basis of analyzing the current situation of the research problems, the project has proposed solutions to reduce the burden of CHE for people in the Northern midlands and mountainous areas, and improve the financial protection of the health insurance system to achieve universal healthcare coverage.

4. Research results

- The project has systematized the theoretical basis for CHE and the role of health insurance (HI) in reducing CHE.

- The project has assessed the situation and extent of suffering from CHE of people in the Northern midlands and mountainous areas by income quintile and living area. Specifically, as follows: During the period from 2014 to 2016, the rate of CHE in the region decreased significantly. Reductions were observed in all areas of residence. During 2016-2018, there was an increase in residents' CHE burden. However, during 2018-2020, there was no statistically significant increase in the CHE rate of households in the region. From 2014 to 2016, inequality in the burden of CHE increased for households in rural areas. During this period, the CHE ratio of households living in rural areas to urban areas increased on average from 1.47 to 1.87. However, this ratio tends to decrease after 2016 with 1.74 and 1.40 in 2018 and 2020 respectively.

- The study has identified the factors affecting the CHE of people in the Northern midlands and mountainous areas and the role of health insurance in reducing CHE. Regarding the demand and supply factors affecting CHE, the study used data from four surveys of Vietnamese household living standards (VHLSS) in 2014, 2016, 2018 and 2020 and applied logistic binary regression model. The results showed that in most of the research years, the variables were statistically significant. Variables increasing the risk of CHE burden of households in the region included: disease status of household members, households living in rural areas, frequency of using outpatient and inpatients medical services, use of private health services, age of household heads and households with elderly people. Variables that reduced a household's risk of CHE included: wealthier households, the number of members in the household having health insurance, employment status of the household head and female-headed households. In which, disease burden was one of the factors that had the greatest influence on the risk of CHE of households in the region, followed by the income status of the household. In addition, health insurance was a protective factor for households from CHE. Increasing the number of members with health insurance in the household has reduced the CHE burden of households in the area. The study analyzed factors from the supply side affecting the probability to suffer CHE of households in the Northern midlands and mountainous areas. The basic resources provided by the government were the factors that strongly influence the CHE of households. Our results show that GRDP per capita, local budget spending on health, number of doctors had a positive effect on reducing CHE.

- The study also analyzed the factors affecting the CHE of people in the Northern midlands and mountainous areas using data from a survey of 706 patients at health facilities in the region. We added some new variables to the research model, the results showed that: Distance from home to health facilities was also a risk factor for increasing the patient's probability of suffering CHE; Patients with neurological diseases were less likely to suffer CHE than patients with acute disease, and the effect was statistically significant. It was noteworthy that compared to patients with acute diseases, patients with chronic diseases such as cancer, hemodialysis were risk factors of CHE. Besides, health insurance continues to be a factor to protect patients from CHE due to medical examination and treatment. In addition, we have included variables to assess patient satisfaction, the results show that there are two variables that had a statistically significant influence on patients' CHE: “Satisfaction with the availability of medicines” and “satisfaction with the quality of prescription drugs”.

- The study analyzed the causal relationship between health insurance and CHE of people in the Northern midlands and mountainous areas. Research results showed that the groups participating in voluntary and supportive health insurance have reduced OOP. The results also indicated that health insurance significantly reduced OOP when using outpatient medical services for all health insurance groups. However, the impact of health insurance on OOP of people in the region when they were hospitalized was negative, although the estimates were only statistically significant for the voluntary health insurance group. The study has shown that the impact of health insurance on OOP on inpatient care was not statistically significant. In addition, the health insurance program has reduced CHE and protected households in the area from CHE.

- The research has proposed solutions to reduce the burden of CHE for citizens in the Northern midlands and mountainous areas, improve the financial protection capacity of the health insurance system in order to achieve the goal of healthcare coverage. They included: (1) Increasing health insurance coverage for people in the Northern midlands and mountainous areas; 2) Improving the quality and meeting the demand for medical examination and treatment covered by health insurance; (3) Completing the payment mechanism system; (4) Completing information management; (5) Mobilizing new resources; (6) Reducing the fragmentation of the risk-sharing fund; (7) Rationalizing and determining the cost of the health insurance benefit package.

5. Products

5.1. Scientific products

* 01 paper published in the journal indexed in ISI list

[1]. Nguyen Thị Thu Thuong,  Tran Quang Huy, Dang Ngoc Huy (2022), “Catastrophic health expenditure in the Northern midlands and mountainous areas and its determinants, Vietnam from 2014 to 2020: a cross-sectional study” BMJ Open, SSCE,  ISSN: 2044-6055, vol. 12(9), e058849.

* 03 papers published in the Vietnamese journals

[1]. Nguyen Thi Thu Thuong, Tran Quang Huy (2022), “The impact of health insurance on catastrophic health expenditure of households in Northern midlands and mountainous areas of Vietnam”, Journal of Economics and Business Administration, ISSN 2525-2569, vol. 23, p.53-60.

[2] Tran Quang Huy, Nguyen Thi Thu Thuong (2022), “Effects of health insurance on catastrophic health expenditure: systematic review and meta-analysis”, Journal of economic studies, ISSN 0866-7489, vol. 12(535).

[3] Nguyen Thi Thu Thuong (2022), “Factors affecting the use of public and private health services in in the Northern midlands and mountainous areas of Vietnam”, Economy & Forecast Review Journal, ISSN 1859-4972, vol. 36, p.41-44

* 01 monograph

[1]. Nguyen Thi Thu Thuong (2023). The study on catastrophic health expenditure, its determinants, and the role of health insurance in reducing catastrophic health expenditure in the Northern midlands and mountainous areas. ISBN 978-604-350-227-5, Thai Nguyen University publishing house.

5.2. Training products

Guide 01 student to do master thesis.

[1]. Nguyen Ngoc Anh (2023), Quality management of medical examination and treatment services using health insurance at Military Hospital 91, Master thesis, Thai Nguyen University of Economics and Business Administration.

5.3. Application products

The project has completed three recommendation reports.

[1]. The report analyzing the current situation and the extent to which people suffer CHE in the Northern midlands and mountainous areas; factors affecting CHE of people in the Northern midlands and mountainous areas and the role of health insurance in reducing CHE for people in the region.

[2] The report analyzing the causal relationship between health insurance and CHE in the Northern midlands and mountainous areas.

[3] The report proposing solutions to reduce the burden of CHE for people in the Northern midlands and mountainous areas, and to improve the financial protection role of the health insurance system.

6. Transfer of alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

6.1. Transfer of alternatives

The research results of the project are published widely. All individuals and organizations can access and use.

6.2. Application institutions

State management agencies at central and local levels, the Ministry of Health, the Health Department, and international donor organizations are interested in the health sector in the Northern midlands and mountainous provinces in particular and Vietnam in general.

6.3. Impacts and benefits of research results

- For the field of education and training:

The report will be a useful reference for PhD., Masters, and students majoring in Economics, Development Economics, Economics Management; and a basis to enhance exchanges between lecturers, researchers and other interested readers.

- For relevant fields of science and technology:

The research results of the topic contribute to the development of economic science, health economics, policy making and planning, research on the health system and social security system.

- For socio-economic development:

The proposals and recommendations of the topic, if applied, will contribute to socio-economic promotion in the Northern midlands and mountainous areas by increasing the coverage of universal health care, narrowing the gap in health, socio-economic development among regions in the country.

- For the Thai Nguyen University and other organizations:

Enriching the knowledge, improving experience and research skills for young lecturers, contributing to promoting scientific research activities at the host organization. With the finding results, the project will contribute to enhancing the role and position of Thai Nguyen University in general and University of Economics and Business Administration in particular in terms of scientific research on a domestic and international scope.

For application units, the study will provide a useful scientific basis in planning policies to reduce CHE, improve financial protection of the health insurance system from disease-related risks, and move towards universal healthcare coverage.

 

                                                  


Thống kê truy cập

Đang online: 1
Hôm nay: 1.078
Năm 2025: 69.062
Tất cả: 174.317
Zalo