THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Giải pháp thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thái Nguyên
- Mã số: ĐH2020-TN06-04
- Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thị Hồng
- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Khoa học
- Thời gian thực hiện: Từ 01/01/2020 đến 31/12/2022
2. Mục tiêu
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng phong trào khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thái Nguyên, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến phong trào trào khởi nghiệp của sinh viên, từ đó đề tài đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thái Nguyên trong thời gian tới.
3. Tính mới và sáng tạo
- Cách tiếp cận mới: Đề tài tiếp cận dưới góc độ làm rõ thực trạng phong trào khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thái Nguyên, xác định các yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng đến phong trào khởi nghiệp của sinh viên.
- Các giải pháp đưa ra có tính thời đại và thực tiễn: Tập trung vào các giải góp phần thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thái Nguyên nói riêng và phong trào khởi nghiệp của sinh viên cả nước nói chung.
4. Kết quả nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về phong trào khởi nghiệp của sinh viên trên thế giới và Việt Nam. Qua đó, rút ra những điểm kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục đặt ra nghiên cứu trong đề tài.
- Hệ thống hóa các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: Khởi nghiệp, sinh viên khởi nghiệp, đặc điểm của sinh viên khởi nghiệp và phong trào khởi nghiệp của sinh viên. Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến phong trào khởi nghiệp của sinh viên.
- Tìm hiểu thực trạng phong trào khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất giải pháp thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn Thái Nguyên trong thời gian tới.
5. Sản phẩm
5.1. Sản phẩm khoa học: 03 bài báo khoa học
(1). Trần Thị Hồng (2021), “Thúc đẩy khởi nghiệp trong trường đại học ; Kinh nghiệm từ một số nước Đông Nam Á và khuyến nghị cho Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 6/2021, tr. 6-13.
(2). Trần Thị Hồng (2021), “Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Đại học Thái Nguyên: thực trạng, giải pháp và khuyến nghị”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 6/2021, tr. 164-170.
(3). Trần Thị Hồng (2022), “Kinh nghiệm giáo dục khởi nghiệp ở một số nước phát triển trên thế giới và một số khuyến nghị đối với Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 10/2022, tr. 352-358.
5.2. Sản phẩm đào tạo: Hướng dẫn 01 sinh viên NCKH
(1) Nguyễn Đức Huy; Đặng Thu Huyền (2022), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên”, Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học, trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên.
5.3. Sản phẩm ứng dụng
- Mô hình khởi nghiệp cho sinh viên Trường Đại học Khoa học.
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
- Phương thức chuyển giao: Chuyển giao các kết quả nghiên cứu dưới dạng văn bản (báo cáo, bài báo khoa học, mô hình).
- Địa chỉ ứng dụng: Trường Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
- Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:
+ Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Cung cấp cở sở khoa học, thông tin, góp phần phục vụ công tác giáo dục và đào tạo.
+ Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan: Những tri thức nghiên cứu là sự bổ sung vào lý luận và thực tiễn về phong trào khởi nghiệp của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học, ĐHTN nói riêng và trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói chung; Củng cố các kết quả nghiên cứu đi trước.
+ Đối với phát triển kinh tế xã hội: Việc thúc đẩy được phong trào khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo nguồn thu nhập cho người lao động, góp phần giảm thiểu áp lực đối với nền kinh tế, trợ cấp xã hội, thúc đẩy kinh tế và xã hội của tỉnh Thái Nguyên và của vùng Đông Bắc ngày càng phát triển.
+ Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: Mô hình khởi nghiệp được đề xuất từ đề tài sẽ góp phần thúc đẩy phong trào sinh viên khởi nghiệp tại đơn vị chủ trì. Các cơ sở ứng dụng có thể sử dụng kết quả nghiên cứu là nguồn tư liệu tham khảo có giá trị, giúp các nhà quản lý, các nhà thực hiện chính sách đưa ra các quyết sách, giải pháp trong việc thúc đẩy phong trào khởi nghiệp của sinh viên
INFORMATION RESEARCH RESULTS
1. General information
- Title: Solutions to promote entrepreneurship movement of students in Thai Nguyen province.
- Code: DH2020-TN06-04
- Head of the topic: Doctor. Trần Thị Hồng
- Host organization: University of Science
- Implementation period: From January 1, 2020 to December 31, 2022
2. Objectives
On the basis of analyzing and evaluating the current situation of the student entrepreneurship movement in Thai Nguyen province, clarifying the factors affecting the student entrepreneurship movement, from which the topic proposes solutions and solutions. recommendations to promote the student entrepreneurship movement in Thai Nguyen in the coming time.
3. Novelty and creativity
- New approach: The topic approaches from the perspective of clarifying the status of the student startup movement in Thai Nguyen province, identifying subjective and objective factors that affect the student startup movement. pellets.
- The solutions offered are timely and practical: Focus on the prizes that contribute to promoting the student entrepreneurship movement in Thai Nguyen in particular and the student entrepreneurship movement across the country in general.
4. Research results
- Overview of research on student entrepreneurship movement in the world and in Vietnam. Thereby, drawing out the inherited points and issues that need to be further researched in the topic.
- Systematize the concepts related to the research problem such as: Entrepreneurship, startup students, characteristics of startup students and student entrepreneurship movement. Clarifying the theoretical basis related to student entrepreneurship movement.
- Find out the current situation of student start-up movement in Thai Nguyen province.
- Proposing solutions to promote the startup movement of students in Thai Nguyen in the coming time.
5. Products
5.1. Scientific products: 03 scientific articles
(1). Tran Thi Hong (2021), “Promoting entrepreneurship in universities; Experiences from some Southeast Asian countries and recommendations for Vietnam”, Education Journal, special issue June 2021, p. 6-13.
(2). Tran Thi Hong (2021), “"Building a startup ecosystem at Thai Nguyen University: current situation, solutions and recommendations"”, Education Journal, special issue June 2021, p. 164-170.
(3). Tran Thi Hong (2022), “Experience in entrepreneurship education in some developed countries in the world and some recommendations for Vietnam”, Education Journal, special issue October 2022, p. 352-358.
5.2. Training products: Guide 01 research student
(1) Nguyen Duc Huy; Dang Thu Huyen (2022), “Factors affecting entrepreneurship activities of students at University of Science - Thai Nguyen University”, Student research project, university University of Science - Thai Nguyen University.
5.3. Application products:
- Start-up model for students of the University of Science.
6. Transfer method, application address, impact and benefits of research results
- Method of transfer: Transfer of research results in the form of documents (reports, scientific articles, models).
- Application address: University of Science - Thai Nguyen University
- Impact and benefits of research results:
+ For the field of education and training: Providing scientific and information bases, contributing to education and training.
+ For related fields of science and technology: The research knowledge is an addition to the theory and practice of the student entrepreneurship movement in higher education institutions, TU in particular and in Thai Nguyen province in general; Consolidate previous research findings.
+ For socio-economic development: The promotion of the student start-up movement in Thai Nguyen province will create more jobs, contribute to solving unemployment, and generate income for workers. contribute to reducing pressure on the economy, providing social assistance, and promoting the economic and social development of Thai Nguyen province and the Northeast region.
+ For the host organization and the research institutes applying research results: The startup model proposed from the topic will contribute to promoting the student startup movement at the host institution. Application institutions can use the research results as a valuable reference source, helping managers and policy makers make decisions and solutions in promoting the startup movement. student's career