Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Lê Thị Kim Dung

Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Lê Thị Kim Dung

THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ từ 24 tháng đến 72 tháng”

Chuyên ngành: Nhi khoa;   Mã số: 62720135

Chuyên ngành chuyển đổi: Nhi khoa; Mã số: 9720106

Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Kim Dung

Người hướng dẫn khoa học:

Hướng dẫn 1: PGS.TS. Phạm Trung Kiên

Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Thanh Mai

Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài đã mô tả được những đặc điểm lâm sàng thường gặp nhất cũng như những rối loạn và những bệnh lý kèm theo phổ biến ở trẻ tự kỷ. Đồng thời đã xác định được nồng độ vitamin D và một số yếu tố liên quan với tự kỷ, đã phối hợp liên ngành giáo dục-y tế trong can thiệp, chú trọng điều trị các rối loạn kèm theo, các vấn đề thực thể về Nhi khoa ở trẻ tự kỷ mà các nghiên cứu trước đây chưa thực sự quan tâm, chú ý.

Kết quả của đề tài sẽ đóng góp vào số liệu nghiên cứu về tự kỷ tại Thái Nguyên cũng như trong cả nước. Kết quả về đặc điểm lâm sàng trẻ tự kỷ giúp cho gia đình, nhà trường, bác sĩ Nhi khoa và cộng đồng nhận biết được những dấu hiệu sớm của trẻ tự kỷ, từ đó giúp chẩn đoán sớm, can thiệp và điều trị sớm. Kết quả về yếu tố liên quan sẽ góp phần xây dựng các chiến lược dự phòng nhằm giảm tỉ lệ tự kỷ. Kết quả về định lượng vitamin D giúp cho các bác sĩ Nhi khoa quan tâm, theo dõi và điều trị kịp thời thiếu hụt vitamin D ở trẻ tự kỷ. Thành công bước đầu về can thiệp giúp tạo động lực cho gia đình cũng như cán bộ can thiệp, các bác sĩ, các tổ chức xã hội tiếp tục tích cực, kiên trì đồng hành cùng trẻ tự kỷ.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, 

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Có thể đánh giá các triệu chứng lâm sàng cốt lõi và đưa ra chẩn đoán tự kỷ sớm ở lứa tuổi 24-35 tháng để giúp trẻ được can thiệp sớm. Các bác sĩ Nhi khoa có thể dựa trên các dấu hiệu lâm sàng phổ biến, đặc trưng của tự kỷ để giúp trẻ tiếp cận chẩn đoán chuyên khoa sớm. Cần có chiến lược tuyên truyền về các dấu hiệu sớm và các triệu chứng lâm sàng cốt lõi xuất hiện phổ biến ở trẻ tự kỷ để cha/mẹ, người chăm sóc phát hiện sớm và đưa trẻ tiếp trẻ tiếp cận y tế, chuyên khoa ngay khi nhận định được các biểu hiện này.

Cha/mẹ nên hạn chế sinh con ở lứa tuổi mẹ ≥ 35 tuổi và lứa tuổi cha ≥ 40 tuổi. Chăm sóc quản lý thai nghén tốt, giảm thiểu rủi ro khi sinh. Những trẻ có yếu tố nguy cơ khi sinh như: sinh ngạt, sinh có can thiệp sản khoa, suy hô hấp, vàng da sơ sinh bệnh lý cần được quan tâm theo dõi phát triển và sàng lọc nhằm phát hiện sớm các rối loạn phát triển, trong đó có tự kỷ ở lứa tuổi 12 tháng, 18 tháng và 24 tháng.

Trẻ tự kỷ sau chẩn đoán cần can thiệp sớm tích cực, kiên trì, liên tục nhiều năm để giảm bớt các khiếm khuyết, suy giảm chức năng và tăng khả năng thích ứng. Cần phối hợp chặt chẽ, đa ngành để mang lại hiệu quả can thiệp cho trẻ tự kỷ. Các rối loạn đi kèm và các vấn đề bệnh lý thực thể ở trẻ tự kỷ cũng cần được quan tâm trong quá trình can thiệp và điều trị.

 

DISSERTATION INFORMATION

Research title: Research on clinical characteristics and impact of intervention for autism children aged 24 months to 72 months”

Specialized: Pediatrics;      Code: 62720135

Specialized transformation: Pediatrics;     Code: 9720106

Researcher: Ms. Le Thi Kim Dung

Advisor: Ass. Prof. Ph.D Pham Trung Kien

Co-Advisor: Ph.D Nguyen Thi Thanh Mai,

Training Units: University of Medicine and Pharmacy, Thai Nguyen University

 

NEW CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

The topic looks at the most common clinical features as well as the common disorders and comorbidities in children with autism.  At the same time, the vitamin D levels and a number of factors associated with autism have been identified. Also, the education-health interdisciplinary collaboration has focused on the treatment of comorbidities and physical problems that pediatrics, in autistic children that in previous studies, have not focused their attention upon.  

The results of the thesis will contribute to the research data on autism in Thai Nguyen as well as nationwide. The results on the clinical characteristics of children with autism will help families, schools, pediatricians, and the community recognize the early signs of autistic children, thereby helping speed up early diagnosis, early intervention, and treatment.  Relevant results will contribute to the development of prevention strategies to reduce the incidence of autism. Results of vitamin D quantification will help pediatricians care for, monitor, and promptly treat vitamin D deficiency within autistic children. Initial success in intervention will help motivate families as well as intervention staff, doctors, and social organizations to continue to actively and steadfastly care for autistic children.

 

THE APPLICATION AND APPLICABILITY IN PRACTICE

SUGGESTIONS FOR FUTURE RESEARCH

Can assess core clinical symptoms and make an early diagnosis of autism as early as the age of 24-35 months to help early intervention. Pediatricians can rely on common autism-specific clinical signs to help children receive early specialist diagnosis. There is a need to have a communication strategy about the early signs and core clinical symptoms that are common in children with autism so that parents and care-workers can detect them early and allow children to access medical and specialist care as soon as these manifestations are recognized.

Parents should limit childbirth when the mother's age equals or exceeds 35 years and the father's age equals or exceeds 40 years. Especially good care of pregnancy management should minimize risks at birth. Children with risk factors at birth such as asphyxiation, birth with obstetric intervention, respiratory failure and neonatal jaundice should be monitored for development and screening to enable the early detection of emerging disorders developing, including autism, at the ages of 12, 18 and 24 months.

Children with autism, once diagnosed, need early, positive, persistent and continuous intervention to reduce defects, impaired function and encourage increased adaptability. It is necessary for close and multidisciplinary cooperation in order to bring effective intervention for children with autism. Concomitant disorders and physical problems in autistic children also need to be considered in the intervention and treatment process.

 

Nguồn: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Thái Nguyên.


Thống kê truy cập

Đang online: 7
Hôm nay: 1.134
Năm 2025: 69.118
Tất cả: 174.373
Zalo