Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Bộ mã số B2015-TN02-04 do ThS. Trần Minh Hòa - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Bộ mã số B2015-TN02-04 do ThS. Trần Minh Hòa - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Nghiên cứu nhân, trồng cây Sơn Đậu căn (Sophora tonkinensis Gagnep) họ Đậu (Fabaceae) tại vùng núi đá vôi tỉnh Cao Bằng

- Mã số: B2015-TN02-04

- Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Minh Hòa                   

- Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên.

- Thời gian thực hiện: Năm 2015 - 2017

2. Mục tiêu

Xây dựng được quy trình ký thuật nhân giống bằng hom, bằng hạt và kỹ thuật trồng cây Sơn Đậu Căn (Sophora tonkinensis Gagnep) trên đất nương rẫy hoặc đất mới khai hoang ở vùng núi đá vôi tỉnh Cao Bằng.

3. Tính mới và sáng tạo

Kết quả của đề tài nghiên cứu là cơ sở khoa học để xây dựng quy trình nhân giống cây Sơn đậu căn phục vụ nhiệm vụ phát triển vùng nguyên liệu dược liệu ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng.

4. Kết quả nghiên cứu

Qua nghiên cứu đề tài đã đưa ra được một số kết quả chính:

- Đề tài là đã xác định được Kỹ thuật nhân giống cây Sơn đậu căn bằng hạt và bằng hom:

+ Nhân giống Sơn đậu căn bằng hạt là biện pháp duy nhất để phát triển vùng nguyên liệu Sơn đậu căn tạo nguyên liệu sản xuất thuốc.

+ Biện pháp nhân giống bằng cành (giâm hom) có hệ số nhân cao, tỷ lệ cây sống cao nhưng khả năng phát triển của bộ rễ rất kém. Cho nên biện pháp này không được lựa chọn trong nhân giống cây Sơn đậu căn.

Trong giai đoạn vườn ươm:

- Thời điểm gieo hạt có ảnh hưởng đến khả năng nầy mầm và sinh trưởng của cây Sơn đậu căn trong giai đoạn vườn ươm: Khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của cây Sơn đậu căn gieo tháng 10 là tốt nhất; tiếp đến tháng 11 và thấp nhất ở tháng 12.

- Thời gian bảo quản hạt giống ảnh hưởng đến khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của cây Sơn đậu căn trong giai đoạn vườn ươm: Khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của cây Sơn đậu căn gieo từ hạt có thời gian bảo quản 1 tháng là cao nhất; tiếp đó đến 2 tháng và tỷ lệ nẩy mầm & sinh trưởng của cây Sơn đậu căn thấp nhất khi gieo hạt có thời gian bảo quản 3 tháng.

- Nhiệt độ xuwrlys hạt giống có ảnh hưởng đến khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của cây Sơn đậu căn trong giai đoạn vườn ươm: Ở nhiệt độ 45oC & 55oC, khả năng nẩy mầm và sinh trưởng tốt nhất; tiếp đó đến mức nhiệt độ 40oC & 50oC và thấp nhất ở mức nhiệt độ 25oC & 70oC.

- Chất kích thích sinh trưởng có ảnh hưởng đến khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của cây Sơn đậu căn trong giai đoạn vườn ươm: Khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của cây Sơn đậu căn trong giai đoạn vườn ươm khi xử lý hạt giống bằng ARROW-R là cao nhất; tiếp đến NAA 1,5% và thấp nhất là Comcard 150WP.

Hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng đến khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của cây Sơn đậu căn trong giai đoạn vườn ươm: Cây nẩy mầm khỏe và sinh trưởng tốt nhất ở công thức 3, tiếp đến công thức 2 là thấp nhất là công thức 5.

Ở ngoài vườn sản xuất:

- Mật độ trồng cây có ảnh hưởng đến khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của cây Sơn đậu căn: ở mật độ trồng 100 x 100 cm, cây sinh trưởng tốt nhất; tiếp đó đến mật độ 100 x 50 cm và thấp nhất ở mật độ 50 x 50 cm.

- Số lần bón thúc có ảnh hưởng đến khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của cây Sơn đậu căn: cây sinh trưởng tốt nhất ở công thức 3 (bón thúc 3 lần); tiếp đó đến công thức 2 (bón thúc 2 lần) và thấp nhất ở công thức 1 (bón thúc 1 lần).

- Số lần bón vôi có ảnh hưởng đến khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của cây Sơn đậu căn: cây sinh trưởng tốt nhất ở công thức 4; tiếp đó đến công thức 3 và thấp nhất ở công thức 1.

Cây Sơn đậu căn sin trưởng trên núi đá vôi tốt hơn trên núi đất chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%

Đề tài là đã xây dựng được 02 mô hình (01mô hình trồng trên núi đất và 01mô hình trồng trên núi đá vôi) trồng cây Sơn đậu căn với diện tich 1,5 ha.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học (Bài báo)

Bui Lan Anh, Tran Minh Hoa, Tran Dang Khanh, Nguyen Thuy Ha (2018), “Influences of seed storage, sowing time, pests and disease infestation and presentation of Sophora tonkinensis Gagnep, Jour. Of Sci. and Engi. Research, Voel. 5 (4), 41-53

5.2. Sản phẩm đào tạo

Luận văn thạc sĩ: Có 01 thạc sĩ đã bảo vệ thành công luận văn được đào tạo tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên

Bùi Tất Khoa (2017), Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trong nhân giống cây Sơn đậu tại huyện Nguyên bình tỉnh Cao bằng, Luận văn thạc sĩ ngành Khoa học Cây trồng, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.

Đề tài luận văn tốt nghiệp Đại học: Có 5 sinh viên đã bảo vệ xong khóa luận tốt nghiệp đại học và 02 sinh viên đang làm đề tài tốt nghiệp

Hoàng Thị Liên, TT K44 (2015), Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và bước đầu nghiên cứu biện pháp nhân giống cây Sơn đậu căn tại Phia Đén – xã Thành Công – huyện Nguyên Bình – tỉnh Cao Bằng, Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Nông học - Khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên.

Nông Trung Nghiệp, TTK44 (2015), Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến sinh trưởng và chất lượng cây con giống trong giai đoạn vườn ươm, Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Nông học – Khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên.

Đoàn Văn Thuyên, TTK44 (2015), Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm, Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Nông học – Khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên.

Trần Thị Hoài, TT45 (2017), Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo hạt đến khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của cây Sơn đậu trong giai đoạn vườn ươm, Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Nông học – Khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên.

Hoàng Anh Dũng, lớp TT45 (2017), Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến sinh trưởng và chất lượng cây con giống trong giai đoạn vườn ươm, Khóa luận tốt nghiệp Đại học ngành Nông học – Khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

Đã xây dựng được mô hình trồng cây Sơn đậu căn. Đây cũng là mô hình đã phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu của sinh viên và học viên cao học ngành Khoa học cây trồng.

 

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

- Project title: Research on the breeding and planting of Sophora tonkinensis Gagnep in Cao Bằng limestone mountains

- Code: B2015 – TN02-04

- Coordinator: Tran Minh Hoa

- Implementing institution: Thai Nguyen University

- Duration: 2015 - 2017

2. Objectives

The results of the research project is the preeding technisques and planting technisques of Sophora tonkinensis Gagnep on limestone mountains in Cao Bang province.

3. Creativeness and innovativeness:

The results of the research project is the scientific basis to develop the breeding process and planting for the development of raw material areas in the northern mountainous provinces in general and Cao Bang province in particular.

4. Research results

The results of the research project was the breeding technisques of Sophora tonkinensis Gagnep during the plants nursery stage. In there, the method of propagation by seeds is the only way to develop the material area Bean base to create raw materials for drug production.

- The seed sowing time effect on the rate of germination and growth of Sophora tonkinensis during the trees nursery stage: The rate of seedlings germination in October was the highest, in December was the lowest.

- The time of seed storage effect on the rate of germination and growth of Sophora tonkinensis during the trees nursery stage: The rate of sprout of Sophora tonkinensis seeds for 1 month was highest; for 2 month was approximately and for 3 months was lowest.

- The seed treatment effect on the germination and growth of Sophora tonkinensis under different temperature conditions: The rate of sprout of Sophora tonkinensis seeds in temperature conditions 45oC & 55oC was highest; in temperature conditions 40oC & 50oC was approximately and in temperature conditions 25oC & 70oC was lowest.

- The plant hormones effect on the germination and growth of Sophora tonkinensis during the trees nursery stage: The rate of sprout of Sophora tonkinensis seeds for ARROW-R was highest; then for NAA1,5% approximately and for Comcard 150WP was lowest.

- The different soils (potting mix) effect not on the germination using Duncan comparison method, but effect on growth of Sophora tonkinensis during the trees nursery: In treatment 3 (CT3) was highest; then in treatment 2 (CT2) approximately and In treatment 5 (CT5) was lowest.

In the plant Productions:

- Plant density effect on growth of Sophora tonkinensis in the mountain: The growth of Sophora tonkinensis for plant density 100 x 100 cm was highest; then for plant density 100 x 50cm and for plant density 50 x 50 cm was lowest.

The number of times the fertilizer effect on the growth of of Sophora tonkinensis in the mountain: In treatment 4 (CT4) was highest; then in treatment 3 (CT3) approximately and In treatment 2 (CT2) was lowest.

The number of times the lime powder effect on the growth of of Sophora tonkinensis in the mountain: In treatment 4 (CT4) was highest; then in treatment 3 (CT3) approximately and In treatment 2 (CT2) was lowest.

The growth of of Sophora tonkinensis in the limestone mountain is better than in soil-mountain.

Building two models for the growth of of Sophora tonkinensis: one model in in the limestone mountain and one model in soil-mountain.

5. Products

5.1. Scientific products

Bui Lan Anh, Tran Minh Hoa, Tran Dang Khanh, Nguyen Thuy Ha (2018), “Influences of seed storage, sowing time, pests and disease infestation and presentation of Sophora tonkinensis Gagnep, Jour. Of Sci. and Engi. Research, Voel. 5 (4), 41-53

5.2. Training products

Masters thesis: There are 01 masters (educated at Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry) successfully defended their theses

Bui Tat Khoa (2017), Research on some technical measures in bean seed propagation in Nguyen Binh district, Cao Bang province, Master thesis in Crop Science - Agro-Forestry Department - University of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen university.

Univeristy undergraduate thesis: There are 5 students (educated at Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry) finished defendingtheir undergraduate theses

Hoang Thi Lien, TT K44 (2015), Research on biological characteristics of hocvaf initially studied the method of propagating tomato plants in Phia Den - Thanh Cong commune - Nguyen Binh district - Cao Bang province, University of Agriculture - Faculty of Agriculture - University of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University.

Doan Van Thuyen, TTK44 (2015), Study on the effect of seeding season on germinability and growth of Peanut seedlings in nursery stage, Graduate thesis of University of Agriculture - Faculty of Agriculture - University of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University.

Tran Thi Hoai, TT45 (2017), Study on the influence of seeding season on the germination and growth of Peanut seedlings in nursery stage, Graduate thesis of University of Agriculture - Faculty of Agriculture. - University of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University.

Hoang Anh Dung, TT45 (2017), Study on effects of growth stimulators on growth and quality of seedlings in nursery stage, Graduate thesis of University of Agriculture - Faculty of Agronomy - Nong Lam University - Thai Nguyen University.        

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

Two builed models (one model in in the limestone mountain and one model in soil-mountain) for the growth of of Sophora tonkinensis: one model in in the limestone mountain and one model in soil-mountain. These models serve the training and research of students and graduate students of Crop Science - University of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen.


Thống kê truy cập

Đang online: 1
Hôm nay: 1.103
Năm 2025: 69.087
Tất cả: 174.342
Zalo