Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Bộ mã số B2017-TNA-34 do GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Bộ mã số B2017-TNA-34 do GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Nghiên cứu sự lưu hành ba bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa động vật và người (bệnh giun xoắn, bệnh gạo lợn, bệnh sán lá gan lớn) và biện pháp phòng chống tại tỉnh Sơn La

- Mã số: B2017-TNA-34

- Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan

- Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên

- Thời gian thực hiện: 2017 -2018

2. Mục tiêu

- Đánh giá được tình hình nhiễm ba bệnh (bệnh giun xoắn, bệnh gạo lợn, bệnh sán lá gan lớn) tại Sơn La.

- Xây dựng được bản đồ dịch tễ về sự lưu hành ba bệnh ký sinh trùng nguy hiểm truyền lây từ động vật sang người.

-Xây dựng được biện pháp phòng chống ba bệnh ký sinh trùng nguy hiểm truyền lây từ động vật sang người tại tỉnh Sơn La.

3. Tính mới và sáng tạo

- Đề tài đã xác định được sự lưu hành ba bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa động vật và người (bệnh giun xoắn, bệnh gạo trên lợn và bệnh sán lá gan lớn trên trâu, bò của tỉnh Sơn La.

- Xây dựng, thử nghiệm và đề xuất được phác đồ điều trị hiệu quả ba bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa động vật và người cho lợn, trâu, bò tại Sơn La

- Xây dựng quy trình phòng chống ba bệnh truyền lây giữa động vật và người cho lợn, trâu, bò tại Sơn La

- Ứng dụng kỹ thuật PGS và GIS xây dựng bản đồ dịch tễ sự lưu hành ba bệnh (bệnh giun xoắn và bệnh gạo trên lợn, bệnh sán lá gan lớn trên trâu, bò) tại các địa phương nghiên cứu.

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Nghiên cứu sự lưu hành 3 bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa động vật và người ở lợn tại huyện Bắc Yên, Mai Sơn, Mường La của tỉnh Sơn La

* Bệnh giun xoắn:

-Có 6,67% số mẫu huyết thanh xét nghiệm dương tính với giun xoắn

- Có 1,67% số lợn mổ khám có ấu trùng giun xoắn trong cơ

* Bệnh ấu trùng Cys. cellulosae (bệnh gạo lợn):

- Có 7,33% số mẫu huyết thanh xét nghiệm dương tính với ấu trùng Cys. cellulosae. Có 2,59% số lợn mổ khám có ấu trùng ký sinh ở cơ, não, tim, thận.

- Tỷ lệ nhiễm ấu trùng tăng theo tuổi lợn.

- Lợn nuôi trong vụ Hè – Thu tỷ lệ nhiễm ấu trùng cao hơn vụ Đông – Xuân.

- Các giống lợn địa phương tỷ lệ nhiễm ấu trùng cao hơn lợn lai.

- Lợn nuôi thả rông tỷ lệ nhiễm ấu trùng cao hơn lợn nuôi bán chăn thả và nuôi nhốt.

- Lợn nuôi ở khu vực núi cao tỷ lệ nhiễm ấu trùng cao hơn ở vùng đồi núi thấp và vùng bằng phẳng.

- Nuôi lợn thả rông và bán chăn thả làm tăng nguy cơ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae ở lợn từ 2,04 - 7,58 lần so với nuôi lợn nhốt.

- Tương quan giữa tỷ lệ nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae ở lợn và tỷ lệ nhiễm sán dây Taenia solium ở người là tương quan thuận rất chặt với hệ số R là 0,929.

- Có 66,67% số lợn nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae có triệu chứng lâm sàng rõ rệt trong thời gian trước khi giết mổ.

- Nhiều khí quan của lợn nhiễm ấu trùng Cys. cellulosae bị sung huyết, tụ huyết, xuất huyết, viêm, thoái hóa. Tổn thương vi thể cũng thấy rõ ở những khí quan này

* Bệnh sán lá gan lớn:

- Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn ở trâu bò của 3 huyện là 45,33%, trâu nhiễm 53,35%, bò nhiễm 36,84%.

- Tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn tăng theo tuổi trâu, bò.

- Mùa Hè, Thu tỷ lệ nhiễm cao hơn mùa Đông, Xuân.

4.2. Kết quả thẩm định loài đối với ấu trùng Cys. cellulosae và sán lá gan lớn bằng kỹ thuật sinh học phân tử

- Các mẫu ấu trùng từ cơ lợn tại Sơn La được thẩm định tương đồng 99 – 100% với các mẫu ấu trùng Cys. cellulosae trên Genbank.

- Các mẫu sán lá gan từ trâu, bò tại Sơn La được thẩm định tương đồng 99% với các mẫu sán lá gan Fasciola gigantica trên Genbank.

4.3. Biện pháp phòng chống 3 bệnh ký sinh trùng truyền lây

 - Thuốc praziquantel, liều 75 mg/kgTT, chia uống 3 lần trong ngày có hiệu lực 90% trong điều trị bệnh giun xoắn cho lợn.

- Thuốc praziquantel, liều 20 mg/kg TT uống trong ngày đầu, sau đó uống albendazole liều 15 mg/kgTT trong 2 ngày tiếp theo có hiệu lực điều trị bệnh ấu trùng Cys. cellulosae là 81,82%.

- Thuốc triclabandazole, liều 15 mg/kg TT có hiệu lực tẩy sán lá gan lớn cho trâu, bò là 100%; Thuốc albendazole, liều 12 mg/kg TT có hiệu lực thấp hơn (90 - 92,50% trên trâu và 89,65 - 93,75% trên bò)

- Đã xây dựng và đề xuất 3 quy trình phòng 3 bệnh (bệnh giun xoắn và bệnh gạo trên lợn, bệnh sán lá gan lớn trên trâu, bò).

4.4. Xây dựng bản đồ sự lưu hành 3 bệnh ký sinh trùng truyền lây

Đã xây dựng được bản đồ sự lưu hành các bệnh giun xoắn, bệnh ấu trùng Cys. cellulosae trên lợn và bệnh sán lá gan lớn trên trâu, bò tại các địa phương nghiên cứu

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

- Bài báo khoa học đăng tạp chí trong nước: 02.

- Bài báo khoa học đăng tạp chí Quốc tế: 01.

5.2. Sản phẩm đào tạo

- Sinh viên tốt nghiệp: 02.

- Học viên cao học bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ: 01.

- Nghiên cứu sinh thực hiện đề tài Tiến sĩ: 01.

5.3. Sản phẩm ứng dụng

- Quy trình phòng chống hiệu quả đối với 3 bệnh tại Sơn la: 03.

- Báo cáo đánh giá tình hình nhiễm ba bệnh (giun xoắn, gạo lợn, sán lá gan lớn) tại Sơn La: 01.

- Bản đồ dịch tễ (tỷ lệ 1/100.000) của 3 bệnh tại Sơn La: 03.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

6.1. Phương thức chuyển giao

- Chuyển giao bản đồ dịch tễ, quy trình phòng chống và phác đồ điều trị ba bệnh truyền lây từ động vật sang người cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sơn La.

- Chuyển giao bản đồ dịch tễ, quy trình phòng chống và phác đồ điều trị ba bệnh truyền lây từ động vật sang người cho Trạm Chăn nuôi và Thú y của ba huyện nghiên cứu.

6.2. Địa chỉ ứng dụng

- Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Sơn La, Trạm chăn nuôi và thú y các huyện, thành phố trong tỉnh áp dụng các quy trình đã xây dựng để phòng chống 3 bệnh ký sinh trùng truyền lây giữa động vật và người.

- Sử dụng bản đồ sự lưu hành các bệnh giun xoắn, bệnh ấu trùng Cys. cellulosae trên lợn và bệnh sán lá gan lớn trên trâu, bò tại các địa phương nghiên cứu để tập trung giám sát các bệnh này trên đàn lợn và đàn trâu, bò của tỉnh.

6.3. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

6.3.1. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Đề tài được thực hiện góp phần đào tạo cán bộ Khoa học kỹ thuật trình độ cao cho đất nước (01 Thạc sĩ thuộc chuyên ngành Thú y và 01 Tiến sĩ thuộc chuyên ngành Ký sinh trùng và Vi sinh vật học Thú y).

- Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học bổ sung và hoàn thiện thêm những kiến thức khoa học về ba bệnh truyền lây giữa động vật và người.

- Là những kiến thức bổ sung vào Giáo trình và Bài giảng, phục vụ công tác đào tạo tại các trường Đại học và Trung học có chuyên ngành Chăn nuôi thú y và Thú y, đồng thời là những thông tin khoa học cần thiết đối với ngành Y tế và cộng đồng.

6.3.2. Đối với phát triển kinh tế - xã hội

Đề tài được triển khai sẽ giảm thiểu tác hại của ba bệnh truyền lây giữa động vật và người (bệnh giun xoắn, bệnh gạo lợn, bệnh sán lá gan lớn) tại Sơn La, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi lợn, trâu, bò ở tỉnh Sơn La, từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, đặc biệt là các địa phương miền núi.

6.3.3. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan

- Đề tài xác định được sự lưu hành ba bệnh truyền lây giữa động vật và người (bệnh giun xoắn, bệnh gạo lợn và bệnh sán lá gan lớn) trên lợn, trâu, bò tại tỉnh Sơn La

- Xây dựng, thử nghiệm và lựa chọn được phác đồ điều trị hiệu quả ba bệnh truyền lây giữa động vật và người cho lợn, trâu, bò tại Sơn La.

- Xây dựng quy trình phòng chống ba bệnh truyền lây giữa động vật và người cho lợn, trâu, bò tại Sơn La.

- Ứng dụng kỹ thuật PGS và GIS xây dựng bản đồ dịch tễ sự lưu hành ba bệnh (giun xoắn, gạo lợn và sán lá gan lớn) tại các địa phương nghiên cứu.

6.3.4. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

- Đối với tổ chức chủ trì: nâng cao năng lực nghiên cứu, khai thác được các trang thiết bị phòng thí nghiệm, có thêm tư liệu bổ sung vào giáo trình giảng dạy cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh.

- Đối với các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: khoanh vùng lưu hành ba bệnh truyền lây giữa động vật và người để các cơ quan Thú y và Y tế, các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực thú y và y tế thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống hiệu quả, hạn chế tỷ lệ gia súc mắc bệnh và chết do bệnh, từ đó giảm thiểu tỷ lệ người lây và mắc các bệnh này.

 

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

- Project title: ‘Study on the prevelences of three zoonotic parasite diseases (trichinellosis, cysticercosis, fasciolosis) and establish effective preventive and treatment methods to control these diseases in Son La province

- Code number: B2017-TNA-34

- Project Leader: Prof. Dr. Nguyen Thi Kim Lan

- Implementing institution: Thai Nguyen University

- Research period: From 2017 – To 2018

2. Objectives

- Evaluate the infected ratiosof the three diseases (including trichinellosis, cysticercosis, fasciolosis) in Son La.

- Establish and develop the epidemiological maps tocirculate the infected areas of these three zoonotic parasite diseases.

- Establish and develop the effective prevention and treatment methods to control these three dangerous zoonotic parasite diseasesin Son La province.

3. Creative and innovative points

- The project has identified the circulation of three zonotic parasitediseases (trichinellosis, cysticercosis in pigs and fasciolosis in cattles and buffaloes) in Son La province.

- The project has testedand established the effective treatment methods forthe three zoonotic parasite diseases, which would be effectively used for pigs, cattle and buffaloes in Son La province. 

- The project has tested and established the effective prevention methods for the three zoonotic parasite diseases, which would be effectively used for pigs, cattle and buffaloes in Son La province.

- The project has applied GPS and GIS techniques to establish and develop the epidemiological mapsto circulatethese three zoonotic parasite diseases in the investigated areas.

4. Research results

4.1. Study on the prevelence of three parasitic and zoonoses diseases in Bac Yen, Mai Son and Muong La districts of Son La province

* Trichinellosis:

- There were 6.67% of serum samples positive results with the Trichinella spiralis.

- There were 1.67% of slaughtered pigs had Trichinella spiralis larva in muscle.

* Swine Cysticercosis larva:

- There were 7.33% of serum samples showed positive results with Cys. cellulosae larva.There were 2.59% of slaughtered pigs had larva Cys. cellulosae in their muscles, brains, hearts and kidneys.

- The infected ratios of larval Cys. cellulosae was increased in pigs of hig age.

- The infected ratios of larval Cys. cellulosae in pigs raised in the summer-autumn seasonswere higher thanthoes of the winter-spring seasons.

- The infected ratios of larval Cys. cellulosae in local native breed pigs were higher thanthoes of hybrid breed pigs.

- The infected ratios of larval Cys. cellulosae in cage-freeraising pigs was higher than thoes of semi cage-free raising orcage-raising pigs.

- The infected ratios of larval Cys. cellulosae of pigs raised in high mountainous areas were higher than thoes of low mountainous or flat areas.

- Cage-freeraising and semi cage-free raising husbandry models increased the risks with Cys. cellulosae disease, with infected ratios increased from 2.04 to 7.58 times compared to thoes of cage-rasing pigs.

- The correlation between prevelences of Cys. cellulosae in pigs and prevelences ofTaenia solium in humans was found to be very high, with the R-score of 0.929.

- There were 66.67% of pigs infected with Cys. cellulosae larvae showedremarkable and noticable clinical symptoms in pre-slaughter period.

- Many pathological signs in internal ograns of pigs infected with larvae Cys. cellulosae were observed, such as congestion, blood clots, hemorrhage, inflammation, degeneration. Microscopic lesions were also apparent in these organs.

*Fasciolosis

- The prevalence of fasciolosis in cattle and buffaloes of the three investigated districts was 45.33%, including 53.35% for buffaloes and 36.84% for cattle.

- The prevalence of fasciolosis increased in cattle anf buffaloes of high ages.

- The prevalences are higher in summer and winter seasons, while winter and spring have lower prevelences.

4.2. The species assessment results for Cys. cellulosae and Fasciola gigantica by the molecular biology

- Larva from pig muscle isolated in Son La province were evaluated andthe similarity of 99 to 100%were found when compared with the samples of Genebank.

- Fasciola gigantica isolated in Son La province were evaluated and the similarity of 99%were found when compared with the samples of Genebank.

4.3. Measures to prevent and treat the three zoonotic parasite diseases- The regime: use praziquantel, dose: 75 mg/kg, administer 3 times a day produces the treatment efficacy of90% for trichinellosis in pig.

- The regime: praziquantel, dose: 20 mg / kg in the first day and followed by oral dose of 15 mg albendazole/ kg for the next 2 days produces the treatment efficacy of 81.82% for Cys. cellulosae disease.

- The regime: triclabandazole, dose: 15 mg/kg weight produces the treatment efficacy of100% for fasciolosis, while albendazole, dose: 12 mg/kg weight produces lower efficacy (90 - 92.50% in buffaloes and 89.65 - 93.75% in cattle)

- The effective prevention methods for the three diseases have been established by the research.

4.4. Establish the epidemiological maps of the three zoonotic parasitic diseases

The epidemiological maps circulate areas that are still infected by Trichinella spiralis and Cysticercus cellulosae in pigs and Fasciola gigantica in cattle and buffaloes, that diseases prevention procedures in investigated locals has been established.

5. Products

5.1. Scientific products

- Research articles published in Vietnamese journals: 02.

- Research articles published in international journals: 01.

5.2. Education products

- Undergraduate students: 02.

- Graduate students with successful Master defend thesis: 01.

- PhD students: 01.

5.3. Products of practical application

- Effective preventive procedures for 3 diseases in Son La provice: 03.

- Report on the prevelence status of three diseases (Trichinella spiralis, swine cysticercosis, fasciolosis) in Son La provinces: 01.

- Map of epidemics (1/100,000 scale) of 3 diseases in Son La: 03.

6. Transfer methods, organizations that apply research results, impacts and benefits of research

6.1. Transfer method

- Transfer the established epidemiological maps and the knowledges about effective prevention, treatment methods of three zoonotics diseases to the Head department of Animal husbandry and veterinary management of Son La province.

- Transfer the established epidemiological maps and the knowledges about effective prevention, treatment methods of these zoonotics diseases to the Animal Husbandry and Veterinary management local stations in the three investigated districts.

6.2. Organizations that apply the research results

- The Head department of Animal husbandry and veterinary management of Son La province, Animal Husbandry and Veterinary management local stations in all districts, cities and communes of Son La province. These organizations will apply the effective prevention and treatment procedures that have been established by the researches, so as to reduce and control these threezoonotic parasite diseases.

- The organizations will apply the epidemiological map of the three zoonotic diseases (trichinellosis, cysticercosis in pigs and Fasciolosis in cattles and buffaloes) that have been established by this research to effectively control the diseases in pigs, cattle and buffaloes.

6.3. Impacts and benefits from research results

6.3.1. For education and training

- The research theme will contribute to the education of high-level scientists and technicians for our country (01 Master of Veterinary Medicine and 01 Doctor of the Parasitology and Veterinary Microbiology speciality).

- The results of this research will add more scientific information, so as to complete the scientific knowledges about these three zoonotic diseases in Vietnam.

- The results are additionalknowledgesthat would be added to text-books and lectures used for the education of veterinary and animal science-related majors in universities and collegues. Furthermore, they are necessary informations for public health management and communities.

6.3.2. For socio-economic development

The project will reduce the harmful effects of three zoonotic diseases (including trichinellosis, cysticercosis, fasciolosis) in Son La and increase the productivity benefits of pig and buffalo husbandry in the area. Therefore, the project would contribute to enhance the public health and the socio-economic development, especially in mountainous areas.

6.3.3. For related scientific and technological fields

- The study will identify the prevalence of three zoonotic diseases (trichinellosis, swine cysticercosis, fasciolosis) in pigs, cattle and buffaloes of Son La province.

- The study will establish, test and select the effective treatment regimens for three zoonotic diseases in pigs, cattle and buffaloes of Son La province.

- The study will establish and develop the effective methods to prevent these three zoonotic diseases in pigs, cattle and buffaloes of Son La province.

- The study will apply GPS and GIS techniques to establish the epidemiological map of the three zoonotic diseases (trichinellosis, swine cysticercosis, fasciolosis) in investigated localities.

6.3.4. For the implementing institution and organizations that apply the research results

- For the implementing institution: To enhance the capacity of researching,to exploit the laboratory facilities and equipments. The research results will be applied as supplementary documents to add to text-books that used for the education of undergaduate, master and PhD students.

- For the organizations that apply research results: to understand the prevelence and circulate the areas that are still infected with thesezoonotic diseases. Based on research results, government organizations that are responsible for animal and human health management would apply appropriate methods to prevent and treat the diseases. Affective strategies will decrease the ratios of infection and death in animals, and therefore also decrease those ratios in human.


2331_B2017_TNA_34-BCTT_9f70f.pdf

Thống kê truy cập

Đang online: 2
Hôm nay: 1.078
Năm 2025: 69.062
Tất cả: 174.317
Zalo