THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Quan hệ Ấn Độ - Nga thập niên đầu thế kỉ XXI và những tác động đến Việt Nam
- Mã số: ĐH2017-TN04-07
- Chủ nhiệm đề tài: Ths. Hoàng Xuân Trường
- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
- Thời gian thực hiện: tháng 1/2017 đến 12/2018.
2. Mục tiêu
Mục tiêu chính của đề tài là nghiên cứu có hệ thống về quan hệ Ấn Độ - Nga trong thập niên đầu thế kỉ XXI trên tất cả các lĩnh vực một cách khách quan từ góc độ của nhà nghiên cứu Việt Nam; qua đó tìm ra những nét đặc trưng và luận giải những đặc trưng đó; rút ra một số nhận xét, bài học kinh nghiệm từ thực tiễn quan hệ hai nước; nhận diện và đánh giá những tác động của mối quan hệ này với các chủ thể và đặc biệt là với Việt Nam. Từ đó sẽ đề xuất cách ứng xử của Việt Nam với những tác động trong quan hệ với Ấn Độ và Nga.
3. Tính mới và sáng tạo
Ấn Độ và Nga là những nước lớn trên trường quốc tế, do vậy mối quan hệ giữa hai nước thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Trong thập niên đầu thế kỉ XXI, Việt Nam đã xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với cả Nga (năm 2001) và Ấn Độ (năm 2007). Vì vậy, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa hai nước đối với Việt Nam càng trở nên cấp thiết và hữu ích, trong bối cảnh thiếu vắng các công trình nghiên cứu về mảng đề tài này. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp lịch sử, phương pháp logic kết hợp với những lý thuyết về quan hệ quốc tế để phân tích quan hệ Ấn Độ Nga từ năm 2000 đến năm 2010. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, trong một thập kỉ quan hệ Ấn Độ - Nga đã phát triển toàn diện thành “đối tác chiến lược đặc biệt và ưu tiên”. Sự thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Nga đã đáp ứng yêu cầu của mỗi nước cũng như là nhân tố quan trọng góp phần củng cố xu thế hòa bình của khu vực và thế giới. Đặc biệt quan hệ Ấn Độ - Nga đã có tác động mang tính hai mặt đến Việt Nam, trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ Việt Nam với hai nước Ấn Độ, Nga.
4. Kết quả nghiên cứu
Đề tài đã phân tích yếu tố lịch sử, tình hình quốc tế, khu vực và bên trong mỗi nước cùng những yếu tố khác có tác động sâu sắc đến quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 2000 đến năm 2010. Đề tài triển khai nghiên cứu một cách toàn diện về quan hệ Ấn Độ - Nga trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, quân sự, kinh tế - thương mại, văn hoá - giáo dục và khoa học - kĩ thuật trong thập niên đầu thế kỉ XXI. Đề tài đã nhận diện được những nét nổi bật, vai trò và tác động của mối quan hệ này với Ấn Độ, Nga, khu vực và quốc tế, trong đó có Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất kiến nghị nhằm thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam với Ấn Độ và Nga trong giai đoạn tiếp theo.
5. Sản phẩm
5.1. Sản phẩm khoa học
- Hoàng Xuân Trường (2017), “Đối tác chiến lược Ấn Độ - Nga trong thập niên đầu thế kỉ XXI”, Tạp chí Khoa học và công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 163 (3/1), tr.19 - 23.
- Hoàng Xuân Trường (2017), “Hợp tác kĩ thuật – quân sự Ấn Độ - Nga (2000 – 2010)”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, số 4 (53), tr. 10 - 16.
- Hoàng Xuân Trường (2017), “Quan điểm của Nga về vấn đề Kashmir dưới thời Tổng thống B.Yeltsin (1991 – 1999)”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, 61 (12), tr. 46 - 52.
- Hoàng Xuân Trường (2018), “Tác động của nhân tố Mỹ đến quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 2000 đến năm 2010”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, 65 (4), tr.8 - 14.
- Hoàng Xuân Trường (2019), “Phản ứng của Nga với vụ thử hạt nhân năm 1998 của Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, 77 (4), tr.13 - 19.
- Hoàng Xuân Trường (2019), “Quan hệ Ấn Độ - Nga trong vấn đề hạt nhân của Iran”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á, 84 (11), tr.42 - 49.
5.2. Sản phẩm đào tạo
- Đề tài là một phần số liệu của luận án NCS
- Hoàng Xuân Trường (2019), Quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm 2010, Luận án Tiến sĩ Sử học, Học viện Khoa học Xã hội.
- 02 khóa luận của sinh viên khóa 49:
- Lê Thị Phượng (2018), Quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản (2000 - 2015), Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, hướng dẫn: Hoàng Xuân Trường, xếp loại tốt.
- Khổng Thị Sơn (2018), Cạnh tranh chiến lược Ấn Độ-Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh đến nay (1991 - 2017), Khóa luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, hướng dẫn: Hoàng Xuân Trường, xếp loại tốt.
- 02 đề tài NCKH của sinh viên khóa 50:
- Nguyễn Dung Ly (2018), Khủng hoảng hạt nhân ở Nam Á (1998 - 1999), Đề tài NCKHSV, Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, hướng dẫn: Hoàng Xuân Trường, xếp loại tốt.
- Dương Thị Hương Quỳnh (2018), Chiến lược hiện đại hóa quân sự của Ấn Độ từ sau Chiến tranh lạnh đến nay (1991 - 2017), Đề tài NCKHSV, Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, hướng dẫn: Hoàng Xuân Trường, xếp loại tốt.
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
6.1. Phương thức chuyển giao
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho giảng viên đại học, học viên, sinh viên để nghiên cứu về lịch sử thế giới, chính trị học, lịch sử quan hệ quốc tế.
6.2. Địa chỉ ứng dụng
Đại học thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên và các cơ quan trong hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực đề tài.
6.3. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
- Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Đề tài góp phần mở rộng mạng lưới phối hợp nghiên cứu liên ngành giữa các cơ quan đào tạo, các nhà nghiên cứu, đặc biệt là giảng viên, nhằm chia sẻ thông tin kịp thời và hiệu quả cao hơn. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo phục vụ đào tạo giáo viên, học viên nghiên cứu, học tập, giảng dạy về lịch sử, chính trị.
- Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan: Là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu toàn diện về quan hệ Ấn Độ - Nga thập niên đầu thế kỷ XXI dựa trên các lý thuyết về quan hệ quốc tế. Sản phẩm của công trình góp phần nâng cao hiểu biết lý luận về nghiên cứu quan hệ quốc tế, hợp tác liên ngành của khoa học xã hội trong nghiên cứu, đào tạo và tư vấn chính sách liên quan đến khoa học cơ bản và ứng dụng. Phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, mở rộng hợp tác quốc tế tại Đại học Thái Nguyên.
- Đối với phát triển kinh tế - xã hội: Công trình phân tích và đánh giá về quan hệ Ấn Độ - Nga thập niên đầu thế kỷ XXI, luận giải những biểu hiện và tác động của mối quan hệ này tới tình hình khu vực, đặc biệt là đối với Việt Nam. Góp phần giúp cho Việt Nam nhận diện và đánh giá đúng tình hình thế giới, khu vực và quan hệ Ấn Độ - Nga trong thập niên thứ hai, thứ ba của thế kỷ XXI. Từ đó, kiến nghị ứng xử của Việt Nam có những chính sách phù hợp trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực có nhiều biến đổi sâu sắc.
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information
- Project title: India - Russia relations in the first decade of the 21st century and implications for Vietnam
- Code number: ĐH2017-TN04-07
- Coordinator: Master Hoang Xuan Truong
- Implementing institution: Thai Nguyen University of Education
- Duration: from January 2017 to December 2018.
2. Objective(s)
The main objective of the topic is to systematically study India - Russia relations in the first decade of the 21st century in all fields objectively from the perspective of Vietnamese researchers; thereby find out the characteristics and interpret those features; draw some comments, lessons learned from the practical relationship between the two countries; identify and assess the impacts of this relationship with stakeholders and especially Vietnam. On that basis, will propose Vietnam's conduct with the implications of relations with India and Russia.
3. Creativeness and innovativeness
- India and Russia are major countries in the international arena, so the relationship between the two countries attracts the attention of the whole world. In the first decade of the 21st century, Vietnam has built strategic partnerships with both Russia (2001) and India (2007). Therefore, it is imperative and useful to understand the relationship between the two countries with Vietnam, in the absence of research on this topic. The study was conducted based on historical and logical methods combined with theories of international relations to analyze Russian-Russian relations from 2000 to 2010.
- The research results have shown that in a decade, India-Russia relations have fully developed into "special and priority strategic partners". The tightening of strategic partnership between India and Russia has met the requirements of each country as well as an important factor contributing to strengthening the peace trend of the region and the world. In particular, India-Russia relations have had two-sided impacts on Vietnam, on which basis, the study proposed a number of recommendations to further strengthen Vietnam relations with India and Russia.
4. Research results
The project has analyzed the historical factors, the fluctuations of the international situation, the region and the inside of each country and other basic factors that have profoundly influenced the process of India-Russia relations since 2000. to 2010. The project implements comprehensive research on India - Russia relations in the fields of politics, security, military, economics - trade, culture - education and science – technology in the first decade of the 21st century. The project has identified the highlights, the role and the impact of this relationship with India, Russia, the region and the world, including Vietnam. From the research results, the thesis has proposed recommendations to promote the relationship between Vietnam and India and Russia in the next period.
5. Products
5.1.Scientific Products
06 papers published on the domestic journals
- Hoang Xuan Truong (2017), “India-Russia strategic partnership during the first decade of the XXI century”, Journal of Science and Technology -Thai Nguyen University, No.03/1 (163), pp.19-23.
- Hoang Xuan Truong (2017), “India-Russia Military-Technology Cooperation (2000-2010)”, Vietnam Review of Indian and Asian Studies, No.4 (53), pp.10-16.
- Hoang Xuan Truong (2017), “Russia’s Perspective on Kashmir Issue under the Administration of President B. Yeltsin”, Vietnam Review of Indian and Asian Studies, No.12 (61), pp.46 - 52.
- Hoang Xuan Truong (2018), “Impact of American factor to Indo - Russia relations from 2000 to 2010”, Vietnam Review of Indian and Asian Studies, No. 4 (65), pp.8 - 14.
- Hoang Xuan Truong (2019), “Russia’s reaction towards India’s nuclear tests in 1998”, Vietnam Review of Indian and Asian Studies, No. 4 (77), pp.13 - 19
- Hoang Xuan Truong (2019), India - Russia relations to resolve the Iran’s nuclear issue, Vietnam Review of Indian and Asian Studies, No. 11 (84), pp.42 - 49.
5.2. Training products
- Project is part of the dissertation:
- Hoang Xuan Truong (2019), India-Russia relations from 1991 to 2010, Historical doctoral dissertation, Graduate academy of social sciences.
- 02 Graduate thesis
+ Le Thi Phuong (2018), India - Japan relations (2000 - 2015), Graduation thesis, Thai Nguyen University of Education, Supervisor: Hoang Xuan Truong, Good grade level.
+ Khong Thi Son (2018), India-China strategic competition from the post Cold War to day (1991-2017), Graduation thesis, Thai Nguyen University of Education, Supervisor: Hoang Xuan Truong, Good grade level.
- 02 Student's research project
- Nguyen Dung Ly (2018), Nuclear crisis in South Asia (1998 - 1999), Student scientific thesis, Thai Nguyen University of Education, Supervisor: Hoang Xuan Truong, Good grade level.
- Duong Thi Huong Quynh (2018), India's military modernization strategy from from the post Cold War to day (1991-2017), Student scientific thesis, Thai Nguyen University of Education, Supervisor: Hoang Xuan Truong, Good grade level.
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results
6.1. Transfer alternatives
Research results are a reference for university lecturers, students and students in research activities on world history, politics, and history of international relations.
6.2. Application institutions
University members of TNU and research institutions active in the field of research on the subject.
6.3. Impacts and benefits of research results
- In the field of education and training: The topic contributes to the expansion of the network of interdisciplinary research between training institutions, researchers, especially lecturers, in order to share information timely and higher efficiency. The research results of the topic are reference materials for teacher training, research, learning, and teaching students about history and politics.
- For related science and technology fields: This is the first time a comprehensive study of India-Russia relations in the first decade of the 21st century based on theories of international relations. The work's products contribute to improving the theoretical understanding of the study of international relations, interdisciplinary cooperation of social sciences in research, training and policy advice related to basic science and research. use. Serving for scientific research, expanding international cooperation at Thai Nguyen University.
- For socio-economic development: An analysis and evaluation of India-Russia relations in the first decade of the 21 st century, explaining the manifestations and impacts of this relationship on the regional situation, especially for Vietnam. Contributing to help Vietnam identify and appreciate the situation of the world, the region and India-Russia relations in the second and third decades of the 21st century. Since then, Vietnam's recommendations for conduct have appropriate policies in the context of profoundly changing international and regional situations.