Cùng đi với đoàn có ông Uthay Bannavong, Bí thư thứ nhất, Phó Trưởng phòng Tham tán văn hóa giáo dục, Đại sứ quán nước CHDCND Lào tại Việt Nam.
Về phía Trường Đại học Sư phạm có PGS.TS Nguyễn Thị Tính, Phó Hiệu trưởng phụ trách nhà trường, đại diện lãnh đạo các đơn vị: Phòng Khoa học công nghệ- Hợp tác quốc tế, Phòng Đào tạo, Trung tâm Hợp tác quốc tế và Đào tạo tiếng Việt cho người nước ngoài và giảng viên dạy tiếng Việt của Trường.
Toàn cảnh buổi làm việc giữa đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Thể thao Lào và Trường Đại học Sư phạm- Đại học Thái Nguyên
Ông Thavone Oudomsin nhấn mạnh tiếng Việt đã được đưa vào dạy ở nhiều trường đại học, cao đẳng và phổ thông của Lào, tuy nhiên, chất lượng dạy học chưa cao. Ông Thavone mong muốn Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên tiếp tục triển khai hoạt động hợp tác, hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng của Lào trong cập nhật chương trình, học liệu và phương pháp dạy tiếng Việt.
Ông Thavon Oudomsin, Phó Vụ trưởng Vụ quan hệ quốc tế phát biểu tại buổi làm việc
PGS.TS Nguyễn Thị Tính, Phó Hiệu trưởng phụ trách nhà trường khẳng định Trường Đại học Sư phạm luôn coi đào tạo, bồi dưỡng tiếng Việt cho lưu học sinh Lào là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Trường thường xuyên cập nhật chương trình đào tạo tiếng Việt bám sát yêu cầu của khung năng lực tiếng Việt 6 bậc do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành, xây dựng học liệu theo các bậc năng lực, đồng thời vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, tạo môi trường trải nghiệm tiếng Việt và rèn luyện kĩ năng mềm cho người học.
Phát biểu của PGS.TS Nguyễn Thị Tính, Phó Hiệu trưởng phụ trách nhà trường
Các giảng viên dạy tiếng Việt từ Đại học quốc gia Lào, Đại học Champasak, Đại học Suphanuvong, Đại học Savannaket và các giảng viên dạy tiếng Việt của Trường Đại học Sư phạm đã có cuộc thảo luận sôi nổi xoay quanh chương trình, tài liệu, phương pháp dạy tiếng Việt cho lưu học sinh Lào. Những khó khăn của giảng viên dạy tiếng Việt tại Lào hiện nay là hầu hết giảng viên đều chưa được đào tạo bài bản về tiếng Việt tại Việt Nam, chương trình, tài liệu còn thiếu, chưa tiếp cận được với phương pháp mới trong dạy học tiếng Việt…. Đại diện giảng viên dạy tiếng Việt của nhà trường giới thiệu tới đoàn công tác của Lào khung năng lực tiếng Việt 6 bậc, quy trình xây dựng chương trình, biên soạn học liệu, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá, ứng dụng công nghệ thông tin… trong dạy học tiếng Việt.
Đoàn công tác chụp ảnh cùng đại diện lãnh đạo, cán bộ, giảng viên nhà trường
Nguồn tin: Bộ phận truyền thông