Trang thông tin luận án của Nghiên cứu sinh Đoàn Thị Thanh Hiền

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

 

Tên đề tài Luận án Tiến sĩ: “Nghiên cứu giải pháp phát triển cây quế tại tỉnh Thái Nguyên”

Ngành:  Phát triển nông thôn      Mã số: 9.62.01.16

Họ và tên NCS: Đoàn Thị Thanh Hiền

Người hướng dẫn khoa học:  PGS.TS. Đinh Ngọc Lan

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Hệ thống lại các cơ sở lý luận về  phát triển cây quế và các lý luận liên quan để chỉ ra được vai trò quan trọng của phát triển cây quế đối với phát triển nông lâm nghiệp, phát triển nông thôn tại Thái Nguyên và tại Việt Nam.

- Đã phân tích được thực trạng phát triển cây quế tại Thái Nguyên. Biến động quy mô diện tích, nguồn lực sản xuất của hộ nông dân, hiệu quả kinh tế của cây quế. Đã phân tích chi tiết sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi tiêu thụ sản phẩm quế.

- Đã phân tích được đầy đủ về các thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong quá trình phát triển cây quế; Đã phân tích và chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây quế, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cây quế bằng việc sử dụng EFA và mô hình hồi quy mà các công trình nghiên cứu trước đây chưa chỉ rõ.

- Đã đánh giá được ảnh hưởng của sản xuất quế tới môi trường và ứng phó của người sản xuất với biến đổi khí hậu.  Kết quả nghiên cứu đã đưa ra  được các giải pháp để phát triển cây quế tại tỉnh Thái Nguyên cũng như các tỉnh có điều kiện tương đồng với tỉnh Thái Nguyên.

 

CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN 

HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

- Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở xây dựng được các giải pháp có tính khoa học về phát triển cây quế nói riêng và các cây chủ lực của tỉnh Thái Nguyên.

Kết quả nghiên cứu còn là tư liệu giúp cho địa phương và các hộ nông dân có định hướng chuyển đổi cây trồng trong phát triển kinh tế đồi rừng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, nâng cao  thu nhập và mức sống cho người dân tại tỉnh Thái Nguyên

- Luận án còn là nguồn tài liệu quan trọng cho các cơ quan quản lý Nhà nước, cho các nhà nghiên cứu liên quan, các nhà làm chính sách về phát triển cây quế, cây dược liệu ở Thái Nguyên và các địa phương có điều kiện tương đồng. Là tài liệu tham khảo tốt trong các trường đại học.

Ứng dụng công nghệ số trong truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm quế, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển thị trường xuất khẩu.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION

 

Dissertation title: "Research on solutions for the development of cinnamon cultivation in Thai Nguyen province”.

Speciality: Rural development;    Code: 9.62.01.16

Name of Ph.D candidate:  Doan Thi Thanh Hien

 

NEW FINDINGS OF THE DISSERTATION

- Theoretical foundations related to cinnamon development and relevant concepts have been systematically reviewed to highlight the critical role of cinnamon cultivation in agroforestry and rural development in Thai Nguyen province and across Vietnam.

- The study has analyzed the current status of cinnamon development in Thai Nguyen, including changes in cultivation area, production resources of farming households, and the economic efficiency of cinnamon. The linkages among actors in the cinnamon value chain have been examined in detail.

- The research has comprehensively identified the advantages, difficulties, opportunities, and challenges in the process of cinnamon development. It has also analyzed and identified the factors influencing the economic efficiency and development of cinnamon cultivation using Exploratory Factor Analysis (EFA) and regression models—an aspect that previous studies have not fully clarified.

- The impacts of cinnamon production on the environment and farmers’ responses to climate change have been evaluated. The findings provide policy recommendations for the development of cinnamon cultivation in Thai Nguyen and in other provinces with similar conditions.

 

APPLICABILITY IN PRACTICE AND ISSUES NEED TO CONTINUE STUDYING

-  The findings of this dissertation to grounded solutions for the development of cinnamon in particular and other key crops of Thai Nguyen province in general.

- Moreover, the research results serve as a useful reference for local governments and cinnamon-growing households in orienting crop conversion strategies in upland economic development, with the aim of enhancing economic efficiency, increasing income, and improving living standards for residents in Thai Nguyen.

- This dissertation is also an important source of reference for state management agencies, researchers, and policymakers involved in the development of cinnamon and medicinal plants in Thai Nguyen and other localities with similar conditions. It serves as a useful reference for teaching in Universities.

- The application of digital technology in traceability, quality management, and market connectivity for cinnamon products remains an open area for future study. Further research is needed to explore how digital transformation can support the development of export markets and meet the increasing demands of international integration.

 

Nguồn: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.


Thống kê truy cập

Đang online: 2
Lượt truy cập hôm nay: 2.027
Năm 2025: 215.123
Tổng số lượt truy cập: 320.378
Zalo