TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài Luận án Tiến sĩ: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Mycoplasma, Klebsiella, Escherichia coli phân lập từ bò sữa viêm vú tại trang trại TH và biện pháp phòng, trị”.
Ngành: Ký sinh trùng & Vi sinh vật học thú y Mã số: 9.64.01.04
Họ và tên NCS: Trần Trung Mỹ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đặng Xuân Bình
2. TS. Đặng Thị Mai Lan
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án đã có những kết luận về những kết quả mới như sau:
Xác định được bò sữa ở các trang trại thuộc Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH mắc bệnh viêm vú với tỷ lệ 34,8%/ năm, tần suất mắc bệnh từ 1 đến 6 lần, bò sữa mắc bệnh viêm vú thể nhẹ chiếm 60,2%, thể vừa là 30,5% và thể nặng là 9,3%.
Lần đầu tiên xác định được tỷ lệ phân lập vi khuẩn M. bovis là 3,6% từ bò bị viêm vú. Vi khuẩn này có mang gen uvrC đặc trưng và một số gen độc lực như TrmFO, Mbov2. Vi khuẩn mẫn cảm trung bình với kháng sinh oxytetracycline, florfenicol, tulathromycin và kháng sinh tylosin. Đã xác định được 100% vi khuẩn mang gen rrs3 liên quan tới tính kháng kháng sinh của chúng.
Xác định được vi khuẩn Klebsiella chiếm 21,1% ở bò bị viêm vú và 3,3% từ bò không viêm vú. Vi khuẩn Klebsiella mang gen gyrA đặc trưng, 4% chủng mang gen K1, 100% fimH và 98% entB, không phát hiện các gen K2, magA, rmpA, và iutA. Vi khuẩn này kháng SUX và LIN, kháng các loại kháng sinh khác từ 2% đến 94%, mẫn cảm với GEN và EFT. Có 94% chủng là đa kháng, và 100% không sản sinh men ESBL. Đối với các gen kháng kháng sinh, 100% mang gen acrAKp và tetA, 94% blaSHV, 8% blaNDM, 4% sul1, 2% sul2 và không mang các gen blaTEM, blaCTX-M-3, blaKPC, blaIMP, tetB và qnrA.
Xác định được vi khuẩn E. coli chiếm 7,6%, mang gen malB đặc trưng. Đã phát hiện 4% số chủng mang gen eae, 2% iutA, 6% stx2 và không mang gen F41, F5, iroN, stx1. Vi khuẩn kháng 100% với SUX và SUX, kháng các loại kháng sinh khác từ 2% đến 90%, mẫn cảm với GEN. Xác định được 46% số chủng là đa kháng, không sản sinh men ESBL. Đối với các gen kháng kháng sinh, các chủng vi khuẩn mang 4 gen gồm 12% tetA và tetB, 26% sul1, 30% sul2, không mang các gen blaSHV; blaOXA48; blaKPC; DHFR-I hay qnrA.
Xác định được một số biện pháp phòng bệnh viêm vú bò sữa có hiệu quả gồm dùng bã tách ủ nhanh qua hệ thống BRU làm nền chuồng, sử dụng hóa chất sát trùng núm vú với nồng độ 1:4, tiêm vắc xin Rotatec J5, sử dụng Teatseal khi cạn sữa.
Xác định được tỷ lệ điều trị khỏi của phác đồ 1 đối thể nhẹ là 85,7%, phác đồ 2 với thể vừa là 63,3%, phác đồ 3 cho thể nặng là 45,9%. Bò bị viêm vú do Klebsiella có tỷ lệ khỏi mầm bệnh là 31,9% và loại thải chiếm tỷ lệ 27,7%, kết quả này ở bò mắc viêm vú do E. coli là 46,9% và 19,1%.
Đề xuất được biện pháp phòng trị bệnh viêm vú bò sữa tổng hợp gồm phòng bệnh (3 biện pháp quản lý, 5 biện pháp kỹ thuật), trị bệnh (4 yếu tố kỹ thuật).
CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN
HOẶC NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Là công trình nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về bệnh viêm vú bò sữa, xác định được tỷ lệ mắc bệnh, đặc điểm sinh học của vi khuẩn M. bovis, Klebsiella, E. coli tại các trang trại TH.
Xác định được biện pháp phòng bệnh cũng như hiệu quả của một số phác đồ điều trị bệnh viêm vú bò sữa có hiệu quả có thể áp dụng được trong thực tiễn tại trang trại TH.
Là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi bò sữa áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh viêm vú bò sữa, hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe đàn bò sữa.
Kết quả đề tài luận án là tài liệu tham khảo có giá trị trong đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học, Cao đẳng và Viện nghiên cứu chuyên ngành.
* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
Nghiên cứu sâu về đặc điểm kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn M. bovis, Klebsiella, E. coli cũng như bào chế các chế phẩm sinh học để phòng bệnh viêm vú do các vi khuẩn này gây ra… là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.
INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION
Dissertation title: "Study on some biological characteristics of Mycoplasma, Klebsiella, Escherichia coli bacteria isolated from mastitis dairy cows at TH farms and prevention, treatment measures”.
Speciality: Veterinary Parasitology & Microbiology; Code: 9.64.01.04
Name of Ph.D candidate: Tran Trung My
Scientific Supervisors:
1. Assoc Prof. Dr. Dang Xuan Binh
2. Dr. Dang Thi Mai Lan
Training institution: University of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen University
NEW FINDINGS OF THE DISSERTATION
The dissertation has concluded with new results as follows:
It was determined that dairy cows in farms belonging to TH Milk Food Joint Stock Company had mastitis at a rate of 34.8%/year, with a frequency of 1 to 6 times, mild mastitis accounted for 60.2%, moderate was 30.5% and severe mastitis was 9.3%.
For the first time, the isolation rate of M. bovis bacteria was determined to be 3.6% from cows with mastitis. This bacteria carried the characteristic uvrC gene and some virulence genes such as TrmFO, Mbov2. The bacteria were moderately sensitive to oxytetracycline, florfenicol, tulathromycin and tylosin antibiotics. 100% of the bacteria were identified to carry the rrs3 gene related to their antibiotic resistance.
Klebsiella bacteria were identified in 21.1% of cows with mastitis and 3.3% from cows without mastitis. Klebsiella bacteria carried the characteristic gyrA gene, 4% of strains carried the K1 gene, 100% fimH and 98% entB, and no K2, magA, rmpA, and iutA genes were detected. These bacteria were resistant to SUX and LIN, resistant to other antibiotics from 2% to 94%, sensitive to GEN and EFT. 94% of strains were multi-resistant, and 100% did not produce ESBL enzymes. For antibiotic resistance genes, 100% carried acrAKp and tetA genes, 94% blaSHV, 8% blaNDM, 4% sul1, 2% sul2 and did not carry blaTEM, blaCTX-M-3, blaKPC, blaIMP, tetB and qnrA genes.
E.coli bacteria accounted for 7.6%, carrying the characteristic malB gene. 4% of the strains were found to carry the eae gene, 2% iutA, 6% stx2 and did not carry the F41, F5, iroN, stx1 genes. The bacteria were 100% resistant to SUX and SUX, resistant to other antibiotics from 2% to 90%, and sensitive to GEN. 46% of the strains were identified as multi-resistant, not producing ESBL enzymes. Regarding antibiotic resistance genes, the bacterial strains carried 4 genes including 12% tetA and tetB, 26% sul1, 30% sul2, and did not carry the blaSHV; blaOXA48; blaKPC; DHFR-I or qnrA genes.
Some effective measures to prevent mastitis in dairy cows were identified, including using quickly composted residue through the BRU system as the bedding material, using teat disinfectants at a concentration of 1:4, injecting Rotatec J5 vaccine, and using Teatseal in dry-off cows.
The cure rate of regimen 1 for mild cases was determined to be 85.7%, regimen 2 for moderate cases was 63.3%, and regimen 3 for severe cases was 45.9%. Cows with mastitis caused by Klebsiella had a cure rate of 31.9% and a culling rate of 27.7%. This result was similar to that of cows with mastitis caused by E. coli, which were 46.9% and 19.1%.
Proposed a comprehensive measure to prevent and treat mastitis in dairy cows, including disease prevention (3 management measures, 5 technical measures), and disease treatment (4 technical factors).
APPLICABILITY IN PRACTICE AND ISSUES NEED TO CONTINUE STUDYING
* Applicability in practice
This is a comprehensive and systematic research project on mastitis in dairy cows, determining the incidence and biological characteristics of M. bovis, Klebsiella, and E. coli bacteria at TH farms.
Determining disease prevention measures as well as the effectiveness of some effective treatment regimens for mastitis in dairy cows that can be applied in practice at TH farms.
It is a scientific basis for recommending dairy farmers to apply measures to prevent and treat mastitis in dairy cows, limit damage caused by the disease, and contribute to protecting the health of dairy cows.
The results of the disertation are valuable reference materials in training and scientific research at universities, colleges, and specialized research institutes.
* Unresolved issues that need further research
In-depth research on antibiotic resistance characteristics of M. bovis, Klebsiella, E. coli strains as well as the preparation of biological products to prevent mastitis caused by these bacteria... are issues that need further research in the future.
Nguồn: Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.