THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Xây dựng mô hình can thiệp dự phòng và xử trí đột quỵ não giai đoạn cấp ở người cao tuổi tại thành phố thái nguyên
- Mã số: B2023-TN-02
- Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trần Văn Tuấn
- Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: từ 1/2023 đến tháng 12/2024
2. Mục tiêu:
Mục tiêu 1. Xác định được một số yếu tố nguy cơ gây đột quị não trên người cao tuổi tại cộng đồng dân cư thành phố Thái Nguyên
Mục tiêu 2. Xây dựng được mô hình can thiệp dự phòng và xử trí cấp cứu sau đột quị não giai đoạn cấp tại thành phố Thái Nguyên.
Mục tiêu 3. Đánh giá được kết quả mô hình can thiệp dự phòng và xử trí cấp cứu sau đột quị não giai đoạn cấp tại thành phố Thái Nguyên.
- Tính mới và sáng tạo
Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam cung cấp được những dữ liệu quan trọng về thực trạng và các yếu tố liên quan đến nguy cơ đột quỵ não ở người cao tuổi tại Thái Nguyên. Nghiên cứu lần đầu tiên áp dụng mô hình can thiệp dự phòng đột quỵ não trên đối tượng NCT sống trong cộng đồng tại thành phố, giúp làm rõ hiệu quả của mô hình can thiệp truyền thông tại cộng đồng trong công tác dự phòng, xử trí đột quỵ não ở người cao tuổi. Kết quả thu được góp phần nâng cao hiểu biết về những yếu tố nguy cơ, các phương pháp điều trị, dự phòng đột quỵ não, qua đó tạo nền tảng cho các giải pháp can thiệp phù hợp trong thực tiễn. Việc tích hợp mô hình vào hệ thống nghiên cứu khoa học và thực tiễn giúp tối ưu hóa hiệu quả, đảm bảo tính bền vững và khả năng mở rộng trên diện rộng.
- Kết quả nghiên cứu
- Nghiên cứu cung cấp dữ liệu về yếu tố nguy cơ và hiệu quả mô hình can thiệp đột quỵ não (ĐQN) ở người cao tuổi tại TP. Thái Nguyên.
- Mô hình can thiệp đột quỵ não ở người cao tuổi tại thành phố Thái Nguyên giúp tăng cường nhận thức, cải thiện hành vi dự phòng đột quỵ ở người cao tuổi, đồng thời đảm bảo can thiệp y tế sớm và hiệu quả, giảm tỷ lệ đột quỵ trong cộng đồng
- Việc tích hợp mô hình vào hệ thống nghiên cứu khoa học và thực tiễn giúp tối ưu hóa hiệu quả, đảm bảo tính bền vững và khả năng mở rộng trên diện rộng.
5. Sản phẩm
5.1. Bài báo khoa học
[1]. Nguyễn Thị Minh Nguyêt, Trần Văn Tuấn, Lê Thị Quyên, Món Thị Uyên Hồng, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Phương Sinh, Đặng Hoàng Nga, Bùi Thị Huyền, Dương Văn Tuyển, Một số yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não người cao tuổi tại TP Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam (2024), số chuyên đề 10/2024, Tr 194-202.
[2]. Nguyễn Thị Minh Nguyêt, Trần Văn Tuấn, Lê Thị Quyên, Món Thị Uyên Hồng, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Phương Sinh, Đặng Hoàng Nga, Bùi Thị Huyền, Kiến thưc, thái độ, thực hành của người cao tuổi về dự phòng đột quỵ não tại cộng đồng. Tạp chí Y học Việt Nam (2024), số đặc biệt 10/2024, tập 543, Tr 450-457.
[3]. Tuan V. Tran1, Tu T. Tran2,3, Nguyet T.M. Nguyen1, Hong T. U. Mon1,Quyen T. Le1, Dung T. Nguyen2, Sinh P. Nguyen4, Lan T. P. Nguyen5,Giang T. Nguyen6, Nga H. Dang7, Huyen T. Bui8, Bài báo 3: Gender Differences In Hypertension Prevalence And Associated Factors Among Community-Dwelling Elderly: A Cross-Sectional Study. OSR Journal of Nursing and Health Science (IOSR-JNHS) e-ISSN: 2320–1959.p- ISSN: 2320–1940 Volume 14, Issue 2 Ser. 5 (Mar. – Apr. 2025), PP 60-65 . www.iosrjournals.org.
5.2. Sách và tài liệu
[1]. Sách tham khảo, Hướng dẫn dự phòng và xử trí đột quỵ não giai đoạn cấp tại cộng đồng. NXB Đại học Thái Nguyên.
5.1. Sản phẩm đào tạo (hỗ trợ số liệu cho nghiên cứu sinh)
[1]. Lê Thị Quyên, Hiệu quả một số giải pháp can thiệp dự phòng đột quỵ não ở người tăng huyết áp tại Thái Nguyên.
5.3. Sản phẩm ứng dụng
- Báo cáo phân tích một số yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não trên người cao tuổi tại cộng đồng dân cư thành phố Thái Nguyên |
- Báo cáo đánh giá kết quả mô hình can thiệp dự phòng và xử trí cấp cứu sau đột quỵ não giai đoạn cấp tại thành phố Thái Nguyên |
- Bộ tài liệu mô hình hoạt động can thiệp dự phòng và xử trí cấp cứu sau đột quỵ não giai đoạn cấp |
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
6.1. Phương thức chuyển giao
Hợp đồng giữa chủ nhiệm đề tài với các Trung tâm y tế trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc
6.2. Địa chỉ ứng dụng
Các Sở Y tế, các bệnh viện, trường đại học y, các trung tâm y tế các tỉnh Miền núi Phía Bắc Việt Nam.
6.3. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
6.3.1. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Đề tài đã xây dựng được mô hình can thiệp cộng đồng có tính thực tiễn cao, là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho công tác giảng dạy và đào tạo sinh viên ngành Y học dự phòng, Y tế công cộng, Nội thần kinh và các chuyên ngành liên quan.
- Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung nội dung giảng dạy về mô hình dự phòng và xử trí đột quỵ não giai đoạn cấp trong chương trình đào tạo sau đại học, đặc biệt là định hướng đào tạo bác sĩ chuyên khoa và học viên cao học.
- Đề tài giúp nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, thiết kế mô hình can thiệp cộng đồng cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại trường đại học và các cơ sở đào tạo y khoa.
6.3.2. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ liên quan
- Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho việc xây dựng các mô hình can thiệp dự phòng bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng – lĩnh vực đang được Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế Việt Nam ưu tiên.
- Mô hình can thiệp đã được đánh giá hiệu quả bằng các phương pháp khoa học chuẩn, tạo tiền đề để phát triển các ứng dụng công nghệ trong giám sát sức khỏe người cao tuổi (như quản lý huyết áp, phát hiện sớm đột quỵ).
- Đề tài có giá trị ứng dụng thực tiễn và khả năng chuyển giao công nghệ mô hình cho các tỉnh/thành phố khác có nhu cầu triển khai các chương trình dự phòng đột quỵ não.
6.3.3. Đối với lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội
- Việc giảm tỷ lệ mắc mới và tái phát đột quỵ giúp giảm gánh nặng bệnh tật, tiết kiệm chi phí điều trị và phục hồi chức năng cho gia đình và xã hội, đặc biệt ở nhóm dân số cao tuổi – nhóm có tỷ lệ chi phí y tế cao.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng, cải thiện hành vi chăm sóc sức khỏe cá nhân giúp kéo dài tuổi thọ khỏe mạnh, nâng cao chất lượng sống và duy trì khả năng lao động, sinh hoạt xã hội của người cao tuổi.
- Mô hình có thể được tích hợp vào chương trình quản lý bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở, góp phần phát triển hệ thống y tế cộng đồng bền vững, giảm áp lực cho các bệnh viện tuyến trên.
6.3.4. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Đối với Trường Đại học Y – Dược, Đại học Thái Nguyên, việc chủ trì đề tài giúp khẳng định năng lực nghiên cứu khoa học ứng dụng, đặc biệt trong lĩnh vực y học cộng đồng và thần kinh học.
- Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng làm cơ sở xây dựng các đề tài nghiên cứu tiếp theo, mở rộng hợp tác với các địa phương trong việc triển khai mô hình can thiệp tại cộng đồng.
- Đối với Trung tâm Y tế thành phố, trạm y tế phường và bệnh viện liên quan, mô hình can thiệp đã giúp nâng cao năng lực quản lý sức khỏe người cao tuổi, tăng cường phối hợp tuyến y tế, và tạo tiền đề cho các hoạt động dự phòng chủ động tại cộng đồng.
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information
Project title:Development of an Intervention Model for Stroke Prevention and Acute Stroke Management in the Elderly in Thai Nguyen City
Code number: B2023-TN-02
Coordinator:Assoc. Prof. Dr. Tran Van Tuan
Implementing institution: Thai Nguyen University
Duration: From January 2023 to December 2024
- Objective(s)
- Objective 1: To identify risk factors for stroke among the elderly in community settings in Thai Nguyen City.
- Objective 2: To develop an intervention model for stroke prevention and acute stroke management in Thai Nguyen City.
- Objective 3: To evaluate the outcomes of the intervention model for stroke prevention and acute stroke management in the elderly population of Thai Nguyen City.
3. Creativeness and innovativeness
This is the first study in Vietnam to provide critical data on the prevalence and associated risk factors for stroke among the elderly in Thai Nguyen. It is also the first to implement a community-based stroke prevention intervention model targeting the elderly living in urban settings. The study elucidates the effectiveness of community health communication interventions in preventing and managing acute stroke in older adults. The findings enhance understanding of stroke risk factors and preventive strategies, thereby laying a foundation for developing practical and scalable intervention solutions. Integration of the model into both research and real-world public health systems helps optimize its effectiveness, ensure sustainability, and facilitate broader implementation.
4. Research results
The stroke prevention intervention model implemented in Phan Dinh Phung and Hoang Van Thu wards has shown significant potential in improving community awareness, reducing risk factors, and enhancing public health outcomes. The study identified effective strategies for managing non-communicable diseases and provides a framework for replicating the model in other regions. The intervention enhanced knowledge and preventive behaviors among older adults, facilitated timely and effective medical responses, and contributed to lowering stroke incidence in the community. After 12 months of community-based health education interventions, the intervention group demonstrated significantly better knowledge of stroke risk factors compared to the control group. Consistent with prior studies, our findings highlight limited awareness of stroke risk factors in this demographic, underscoring the need for targeted public health education and evaluation of communication strategies.
The study contributes valuable data on current practices in stroke prevention and clarifies the impact of community-based communication models on stroke outcomes in the elderly. These findings serve to advance knowledge of stroke pathogenesis, prevention, and treatment, supporting the development of appropriate, context-specific interventions
- Products
5.1. Scientific Publications
[1]. Nguyen Thị Minh Nguyet, Tran Van Tuan, Le Thi Quyen, Mon Thi Uyen Hong, Nguyen Tien Dung, Nguyen Phương Sinh, Đang Hoang Nga, Bui Thi Huyen, Duong Van Tuyen, Selected Risk Factors for Stroke Among the Elderly in Thai Nguyen City. Vietnamese Journal of Medicine, Special Issue 10/2024, pp. 194–202
[2]. Nguyen Thị Minh Nguyet, Tran Van Tuan, Le Thi Quyen, Mon Thi Uyen Hong, Nguyen Tien Dung, Đang Hoang Nga, Bui Thi Huyen, Knowledge, Attitudes, and Practices of the Elderly Regarding Stroke Prevention in the Community. Vietnamese Journal of Medicine, Special Issue 10/2024, Vol. 543, pp. 450–457.
[3]. Tuan V. Tran1, Tu T. Tran2,3, Nguyet T.M. Nguyen1, Hong T. U. Mon1,Quyen T. Le1, Dung T. Nguyen2, Sinh P. Nguyen4, Lan T. P. Nguyen5,Giang T. Nguyen6, Nga H. Dang7, Huyen T. Bui8, , Gender Differences In Hypertension Prevalence And Associated Factors Among Community-Dwelling Elderly: A Cross-Sectional Study. OSR Journal of Nursing and Health Science (IOSR-JNHS) e-ISSN: 2320–1959.p- ISSN: 2320–1940 Volume 14, Issue 2 Ser. 5 (Mar. – Apr. 2025), PP 60-65 . www.iosrjournals.org.
5.2. Book and Documents
[1]. Guidelines for prevention and treatment of acute stroke in the community
5.3. Training Products
[1]. Le Thi Quyen. Effectiveness of some intervention solutions to prevent stroke in hypertensive people in Thai Nguyen.
5.4. Application-oriented Products
[1]. Identify some factors related to stroke in the elderly in Thai Nguyen city.
[2]. Building a model of preventive intervention and emergency treatment after acute stroke in Thai Nguyen city.
[3]. Evaluation of the results of the model of preventive intervention and emergency treatment after acute stroke in Thai Nguyen city.
- Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results
6.1. Method of Technology Transfer
Transfer through contractual agreements between the principal investigator and district-level health centers in the Northern mountainous provinces.
6.2. Application Sites
Provincial Departments of Health, regional hospitals, medical universities, and community health centers across the Northern mountainous region of Vietnam.
6.3. Impacts and Benefits
6.3.1. In Education and Training
- The project developed a highly applicable community intervention model, serving as a valuable reference in training programs for students in preventive medicine, public health, neurology, and related fields.
- Research findings enrich postgraduate curricula on stroke prevention and acute management, particularly for specialized physician training and master's programs.
- The project enhances the research capacity and community intervention design skills of academic staff at universities and medical training institutions.
6.3.2. In Science and Technology
- The study contributes scientific evidence for developing community-based interventions targeting non-communicable diseases, aligning with WHO and Vietnam Ministry of Health priorities.
- The intervention model was evaluated using standardized scientific methods, creating a basis for integrating health-monitoring technologies for the elderly (e.g., blood pressure monitoring, early stroke detection).
- The project has practical value and potential for technology transfer to other provinces and cities seeking to implement stroke prevention programs.
6.3.3. In Socio-Economic Development
- Reducing the incidence and recurrence of stroke alleviates disease burden and decreases healthcare and rehabilitation costs, especially for the elderly, a population with high healthcare expenditures.
- Improved community awareness and self-care behaviors contribute to healthy aging, enhanced quality of life, and sustained participation in social and economic activities.
- The model can be integrated into the primary healthcare system's chronic disease management programs, supporting sustainable community healthcare and reducing pressure on tertiary hospitals.
6.3.4. For the Host Institution and Implementing Partners
- For the Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy, leading this project affirms its research capabilities in applied sciences, especially in public health and neurology.
- The findings provide a foundation for further studies and foster collaboration with localities in implementing similar community-based interventions.
- For city health centers, ward health stations, and related hospitals, the model enhances elderly health management, strengthens inter-level coordination, and supports proactive community-based prevention efforts.