THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Nghiên cứu hỗ trợ nông dân sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên bán hàng trên sàn thương mại điện tử
- Mã số: B2023-TNA-29
- Chủ nhiệm đề tài: TS. Phạm Thị Tuấn Linh
- Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: 24 tháng (Gia hạn thời gian thực hiện thêm 6 tháng)
2. Mục tiêu
Nghiên cứu, xác định được các rào cản, nhân tố thúc đẩy hành vi bán hàng trên sàn thương mại điện tử của nông dân sản xuất chè, từ đó đề xuất các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy nông dân tích cực tham gia các hoạt động bán hàng trên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
3. Tính mới và sáng tạo
Đề tài sử dụng kết hợp các cách tiếp cận, mô hình lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, kĩ thuật thống kê hiện đại để đánh giá thực trạng hỗ trợ nông dân sản xuất chè bán hàng trên sàn TMĐT tại tỉnh Thái Nguyên, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bán hàng trên sàn TMĐT của nông dân sản xuất chè. Đề tài là công trình nghiên cứu mới và độc lập với các nghiên cứu trước đó, nhằm đánh giá và luận giải hiện trạng hỗ trợ nông dân sản xuất chè bán hàng trên sàn TMĐT tại tỉnh Thái Nguyên, dựa trên các luận cứ khoa học và phương pháp phân tích thống kê. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp thúc đẩy người nông dân tích cực tham gia bán hàng trên sàn TMĐT, phát triển kênh phân phối mới và phù hợp với xu thế chung về phát triển TMĐT và chuyển đổi số tại Việt Nam và trên thế giới.
4. Kết quả nghiên cứu
Đề tài đã chỉ ra được một số các kết quả nghiên cứu chính sau:
(1) Hệ thống được những nội dung tổng quan về TMĐT, sàn TMĐT, kinh doanh nông sản trên sàn TMĐT và tổng hợp một số nội dung về cây chè và tình hình sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cây chè tại tỉnh Thái Nguyên và kinh nghiệm hỗ trợ nông dân bán hàng trên sàn TMĐT tại một số quốc gia trên thế giới và địa phương tại Việt Nam.
(2) Hệ thống và phân tích được một số nội dung chính sách quan trọng tại Việt Nam và tại tỉnh Thái Nguyên liên quan đến phát triển TMĐT, hỗ trợ hộ sản xuất kinh doanh nông sản trên sàn TMĐT, và chính sách phát triển cây chè và sản phẩm từ cây chè như là sản phẩm chủ lực của tỉnh Thái Nguyên.
(3) Đánh giá được năng lực kinh doanh trên sàn TMĐT của người nông dân trồng chè tỉnh Thái Nguyên.
(4) Đánh giá được thực trạng hỗ trợ người nông dân bán chè tỉnh Thái Nguyên bán hàng trên sàn TMĐT.
(5) Đánh giá chuyên sâu một số yếu tố ảnh hưởng đến ý định bán hàng trên sàn TMĐT của nông dân trồng chè tại tỉnh Thái Nguyên bằng các phương pháp tính toán thống kê hiện đại.
(6) Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp liên quan đến xây dựng chủ trương chính sách, triển khai hoạt động thông tin tuyên truyền, hoạt động đào tạo tập huấn và hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao năng lực của người nông dân và thúc đẩy hiệu quả hỗ trợ kinh doanh chè và sản phẩm từ cây chè trên sàn TMĐT.
5. Sản phẩm của đề tài
5.1. Sản phẩm khoa học
* Số bài báo đăng trong danh mục tạp chí nước ngoài có chỉ số SCOPUS/ISI:
1. Pham Thi Tuan Linh, Taherdoost Hamed, & Le Tuan-Vinh (2024). Scalable Information Systems for Agribusiness: Developing Farmers’ Digital Capabilities for E-commerce Platform Adoption. EAI Endorsed Transactions on Scalable Information Systems, 12(1). https://doi.org/10.4108/eetsis.6068.
2. Pham Thi Tuan Linh (2025). Farmers’ Intention to Adopt E-commerce Platforms for Innovative Agribusiness: Perspective of Combined Technology Acceptance Model and Social Cognitive Theory. International Journal of Sustainable Agricultural Management and Informatics. Accepted for publication.
* Số bài báo đăng trên tạp chí trong nước:
3. Phạm Thị Tuấn Linh, Lê Thị Hoài Anh (2024). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua nông sản trên sàn thương mại điện tử của khách hàng tại tỉnh Thái Nguyên: Nghiên cứu dưới góc nhìn của Mô hình chấp nhận công nghệ và Lý thuyết nhận thức xã hội. Tạp chí Kinh tế & Quản trị kinh doanh, số 29 (2024), 61-75.
4. Phạm Thị Tuấn Linh (2024). Nghiên cứu thúc đẩy ý định mua hàng nông sản trên sàn thương mại điện tử dựa trên Mô hình Chấp nhận công nghệ và Mô hình hệ thống thông tin thành công. Tạp chí Nghiên cứu chính sách và Quản lý, số 40(2), 46-57.
Hướng dẫn thành công 01 học viên thạc sỹ:
- Báo cáo phân tích thực trạng hỗ trợ nông dân sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên bán hàng trên sàn thương mại điện tử
- Bản đề xuất giải pháp hỗ trợ nông dân sản xuất chè tỉnh Thái Nguyên bán hàng trên sàn thương mại điện tử
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng
- Phương thức chuyển giao: Sau kết thúc đề tài, toàn bộ kết quả và sản phẩm của đề tài sẽ được chuyển giao cho hợp tác xã, nông dân trồng chè tại tỉnh Thái Nguyên và cho Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên để sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên các ngành kinh tế và quản lý.
- Địa chỉ ứng dụng:
Sản phẩm của đề tài có thể được ứng dụng tại một số địa chỉ như sau:
- Các Hợp tác xã, nông dân sản xuất chè và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên
- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên
- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành kinh tế - quản trị kinh doanh, kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho các địa phương khác như Tuyên Quang, Phú Thọ… để phát triển đề tài với sự hỗ trợ tài chính của địa phương. Đây là những tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp tại vùng núi Phía Bắc với các sản phẩm như: Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), cam Hàm Yên (Tuyên Quang)…
7. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
- Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Đề tài đã góp phần đào tạo 01 Thạc sỹ ngành kinh tế - quản trị kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển giáo dục và đào tạo của Đại học Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu phục vụ nghiên cứu, đào tạo sinh viên, học viên cao học ngành kinh tế - quản trị kinh doanh. Đặc biệt đề tài được thực hiện sẽ bồi dưỡng khả năng nghiên cứu của các giảng viên trẻ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học của Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên. Đồng thời là sự gắn kết giữa việc học tập lý thuyết với thực hành và ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại trong điều kiện thực tiễn Việt Nam
- Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan:
Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo cho các viện nghiên cứu về các chủ đề kinh tế, kinh tế nông nghiệp, ứng dụng công nghệ trong phát triển kinh tế.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín và trên tạp chí quốc tế. Đây là cơ hội tốt để mở rộng sự hợp tác với các trường đại học và trung tâm nghiên cứu trong nước.
- Đối với phát triển kinh tế - xã hội: Những kết quả nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị của đề tài nếu được ứng dụng sẽ góp phần nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ trong phát triển kinh tế của người dân nói chung và nông dân nói riêng. Trong ngắn hạn, những đề xuất và kiến nghị của đề tài hỗ trợ nông dân tham gia bán hàng trên sàn thương mại điện tử sẽ giúp họ tiếp cận với nhiều khách hàng hơn qua đó cải thiện thu nhập và kinh tế của vùng trong thời kỳ dịch bệnh. Trong dài hạn, đề tài này giúp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ trong phát triển và thích ứng với những biến động trong kinh tế, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các thương lái nước ngoài.
- Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: Đây là cơ hội tốt để đơn vị chủ trì, phối hợp có điều kiện hợp tác, trao đổi, thực hiện và chia sẻ kết quả nghiên cứu.
INFORMATION OF TRSEARCH RESULTS
1. General information
- Project title: Research to support tea farmers in Thai Nguyen province to sell on e-commerce platforms
- Code number: B2023 – TNU – 29
- Coordinater: Dr. Phạm Thị Tuấn Linh
- Implemeting institution: Thai Nguyen University
- Duration: from 2023 to 2025 (be extended 6 months)
2. Objectives
Research and identify barriers and factors that promote sales behavior on e-commerce platforms of tea farmers, thereby proposing solutions to support and promote farmers to actively participate in sales activities on e-commerce platforms.
3. Creativity and innovation
The research project uses a combination of approaches, theoretical models and research methods, modern statistical techniques to evaluate the current status of supporting tea farmers to sell on e-commerce platforms in Thai Nguyen province, identifying factors affecting the selling behavior on e-commerce platforms of tea farmers. The current research project is a new research project and independent of previous studies. The research results of the project are the basis for proposing solutions to promote farmers to actively participate in selling on e-commerce platforms, develop new distribution channels and be consistent with the general trend of e-commerce development and digital transformation in Vietnam and in the world.
4. Research results
The research has shown some of the following main research results:
(1) Systemize the literature of e-commerce, e-commerce platforms, agricultural product trading on e-commerce platforms and synthesize the relevant content about tea trees and the production and business situation of tea products in Thai Nguyen province and experience in supporting farmers to sell on e-commerce platforms in some countries around the world and localities in Vietnam.
(2) Systematize and analyze important policy isssues in Vietnam and in Thai Nguyen province related to e-commerce development, support for agricultural production and business households on e-commerce platforms, and policies to develop tea and tea products as key products of Thai Nguyen province.
(3) Evaluate the agribusiness capabilities of tea farmers in Thai Nguyen province.
(4) Evaluate the current situation of supporting tea farmers in Thai Nguyen province to sell on e-commerce platforms.
(5) Examine some factors affecting the intention to sell on e-commerce platforms of tea farmers in Thai Nguyen province using modern statistical calculation methods.
(6) Based on the research results, propose a number of solutions related to policy development, information and propaganda activities, training activities and product consumption support activities to improve farmers' agribusiness capabilities and promote effective support for tea and tea products on e-commerce platforms.
5. Products
5.1. Scientific products
1. Pham Thi Tuan Linh, Taherdoost Hamed, & Le Tuan-Vinh (2024). Scalable Information Systems for Agribusiness: Developing Farmers’ Digital Capabilities for E-commerce Platform Adoption. EAI Endorsed Transactions on Scalable Information Systems, 12(1). https://doi.org/10.4108/eetsis.6068.
2. Pham Thi Tuan Linh (2024). Farmers’ Intention to Adopt E-commerce Platforms for Innovative Agribusiness: Perspective of Combined Technology Acceptance Model and Social Cognitive Theory. International Journal of Sustainable Agricultural Management and Informatics. Accepted for publication.
3. Pham Thi Tuan Linh & Le Thi Hoai Anh (2024). Determinants of consumers’ purchase intention of agricultural products on e-commerce platforms in Thai Nguyen province: a research based on Technology acceptance model and Social cognitive theory. Journal of Economics & Business Administration, 9(2024), 61-75.
4. Pham Thi Tuan Linh (2024). A Study on Promoting Purchase Intention of Agriculture Products on E-commerce Platforms based on Technology Acceptance Model and IS Success Model. VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, 40 (2 ) (2024), 46-57.
5.2. Training products
Supervise 01 master students to do the thesis:
Doan Ngoc Thanh (2024), "Solutions to support e-commerce development for enterprises in Thai Nguyen province", Master's thesis, Thai Nguyen University of Economics & Business Administration - Thai Nguyen University (successfully defended).
5.3. Application products
- Report analyzing the current situation of supporting tea farmers in Thai Nguyen province to sell on e-commerce platforms
- Proposed solutions to support tea farmers in Thai Nguyen province to sell on e-commerce platforms
6. Transfer alternatives, application institution
- Transfer method: All results and products of the topic will be transferred to cooperatives, tea farmers in Thai Nguyen province and to the International Faculty - Thai Nguyen University to use as teaching materials for students of economics and management majors.
- Application destinations:
The products of the topic can be applied at the following destinations:
• Cooperatives, tea farmers and agricultural production in Thai Nguyen province.
• Department of Industry and Trade of Thai Nguyen province
• Department of Science and Technology of Thai Nguyen province
• Department of Agriculture and Rural Development of Thai Nguyen province
• In addition, the research results of the topic will be an important reference for students, graduate students, and postgraduates in economics - business administration, agricultural economics. In addition, the research results can be a reference for other localities such as Tuyen Quang, Phu Tho ... to develop the topic with financial support from the locality. These are provinces with potential for agricultural economic development in the Northern mountainous region with products such as: Doan Hung grapefruit (Phu Tho), Ham Yen orange (Tuyen Quang)...
7. Impacts and benefits of research results
- For the field of education and training: The topic has contributed to training 01 Master in economics - business administration, contributing to the development of education and training of Thai Nguyen University. The research results of the topic are documents serving the research and training of students and postgraduate students in economics - business administration. In particular, the implemented topic will foster the research ability of young lecturers, contributing to improving the quality and effectiveness of training and scientific research of the International Faculty - Thai Nguyen University. At the same time, it is the connection between theoretical learning and practice and the application of advances in modern science and technology in the practical conditions of Vietnam.
- For related fields of science and technology:
The results of the topic are reference documents for research institutes on topics of economics, agricultural economics, and application of technology in economic development.
- The research results of the topic are published in prestigious specialized scientific journals and international journals. This is a good opportunity to expand cooperation with domestic universities and research centers.
- For socio-economic development: The research results, proposals and recommendations of the topic, if applied, will contribute to improving the ability to apply technology in economic development of people in general and farmers in particular. In the short term, the proposals and recommendations of the topic to support farmers to participate in selling on e-commerce platforms will help them reach more customers, thereby improving the income and economy of the region during the epidemic period. In the long term, this topic helps improve the ability to apply technology in development and adapt to economic fluctuations, reducing dependence on foreign traders.
- For the host organization and the facilities applying the research results: This is a good opportunity for the host and coordinating units to have conditions to cooperate, exchange, implement and share research results.