Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Bộ mã số B2014-TN03-04 do TS. Trần Thị Minh Huế - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 19-11-2018 | 1804 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non ở khu vực miền núi phía Bắc.

- Mã số: B2014-TN03-04

- Chủ nhiệm đề tài: TS. Trần Thị Minh Huế

- Cơ quan chủ trì: Đại học Thái Nguyên

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 12 năm 2016

2. Mục tiêu

Đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non ở khu vực miền núi phía Bắc.

3. Tính mới và sáng tạo

Đề tài xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục hoà nhập trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non; làm rõ được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng giáo dục hoà nhập trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam; đề xuất được hệ thống biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ tự kỉ đáp ứng yêu cầu thực tiễn về các mô hình giáo dục hoà nhập cho trẻ ở các trường mầm non hiện nay.

4. Kết quả nghiên cứu

- Tổng quan được những công trình nghiên cứu về trẻ tự kỉ, giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non trên thế giới và Việt Nam;

- Xây dựng được khung lý luận về giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ ở trường mầm non.

- Đánh giá được thực trạng giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa ở các trường mầm non thuộc khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

- Xây dựng được hệ thống biện pháp giáo dục khoa học, khả thi, đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ mầm non khuyết tật nói chung và trẻ tự kỉ nói riêng ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam - khu vực còn nhiều khó khăn về cơ hội và điều kiện tiếp cận quan điểm và thành tựu mới trong nghiên cứu và triển khai công tác giáo dục cho trẻ tự kỉ; Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học cho các thành viên tham gia đề tài.

- Cung cấp thông tin lý luận và thực trạng để các nhà nghiên cứu, xây dựng chính sách đối với người khuyết tật có thêm luận cứ công nhận hội chứng tự kỉ là một dạng khuyết tật, cần có những quan tâm nghiên cứu sâu và có những biện pháp hiệu quả để giúp người khuyết tật dạng tự kỉ có những điều kiện sống và phát triển bình đẳng trong môi trường xã hội, hạn chế gánh nặng về tinh thần và vật chất cho gia đình và xã hội từ khó khăn và khiếm khuyết của người mắc hội chứng tự kỉ;

- Cung cấp luận cứ khoa học cho việc đổi mới chương trình giáo dục mầm non, giáo dục đặc biệt nói chung và giáo dục trẻ tự kỉ - một dạng khuyết tật đang có chiều hướng tăng nhanh trong xã hội hiện đại xong lại chưa có nhiều thành công trong nghiên cứu và chưa có những biện pháp can thiệp, trị liệu đúng đắn ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020 (trong xây dựng chương trình giáo dục, trong công tác hướng dẫn và thực hiện chương trình, trong bồi dưỡng năng lực cho giáo viên).

5. Sản phẩm

5.1. Bài báo khoa học

[1]. Trần Thị Minh Huế (2017), “Thực trạng nhận thức về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non tại khu vực miền núi phía Bắc”, Tạp chí Thiết bị giáo dục số 150 kỳ 1, tr. 52-54.

[2]. Trần Thị Minh Huế (2017), “Thực trạng và biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non tại khu vực miền núi phía Bắc”, Tạp chí Thiết bị giáo dục số 152 kỳ 1, tr. 64-67.  

[3]. Tran Thi Minh Hue (2017), “Education for autistic preschool children to help integrate into community in the Northern mountainous areas of Vietnam: reality and solutions”, Молодой учёный, Международный научный журнал, Выходит еженедельно, 50(184), pp. 278 -281.

5.2. Sản phẩm đào tạo

[1]. Nguyễn Thị Kim Hương (2015), Biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non tại thành phố Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học.

[2]. Lý Thị Anh Thư (2015), Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ theo mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật và trường mầm non tại thành phố Tuyên Quang - tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục học.

5.3. Sách chuyên khảo

Trần Thị Minh Huế, 2018, Giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non ở khu vực miền núi phía Bắc, Bản thảo sạch.

5.4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên mầm non và cha mẹ trẻ tự kỉ

[1]. Tài liệu “Bồi dưỡng về giáo dục trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non” (dành cho giáo viên

[2]. Tài liệu “Bồi dưỡng về giáo dục trẻ tự kỉ lứa tuổi mầm non” (dành cho cha mẹ trẻ mầm non).  

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

6.1. Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu

Hợp đồng giữa chủ nhiệm đề tài, cơ quan chủ trì với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở đào tạo giáo viên mầm non.

6.2. Địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng trong quá trình đào tạo sinh viên, học viên cao học, bồi dưỡng giáo viên ở các trường mầm non, trường sư phạm, viện nghiên cứu sư phạm có đào tạo giáo viên mầm non và giáo viên giáo dục đặc biệt, trung tâm giáo dục đặc biệt.

Kết quả nghiên cứu ứng dụng trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho bác sỹ tâm lý trị liệu, kỹ thuật viên trị liệu cho trẻ tự kỉ tại Trường đại học Y khoa, Bệnh viện có Khoa Phục hồi chức năng.

Kết quả nghiên cứu ứng dụng được trong đào tạo, bồi dưỡng năng lực giáo dục hoà nhập trẻ tự kỉ cho giáo viên mầm non.

Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo, tài liệu bồi dưỡng giáo viên và kỹ thuật viên trị liệu tâm lý - y học lâm sàng tại các trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật có đối tượng trị liệu là trẻ tự kỉ tuổi mầm non.

Kết quả nghiên cứu là tài liệu hướng dẫn cha mẹ có con là trẻ tự kỉ những kiến thức, kĩ năng và biện pháp giáo dục tại gia đình.

 

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

- Project title: Integrative Education for Preschool Autistic Children in The Northern Mountainous Area.

- Code number: B2014 - TN03 - 04

- Coordinator: Dr. Tran Thi Minh Hue

- Implementing institution: Thai Nguyen University

- Duration: From January 2014 to December 2016

2. Objectives

Proposing the solutions to improve the quality of integrative education for preschool autistic children in the northern mountainous areas.

3. Creativeness and innovativeness

The project makes fundamentals theories of integrated education for autistic children in preschool age; clarify the current status and factors affecting the current status of integrative education of autistic children in preschool age in the mountainous region in northern Vietnam; Propose a system of solutions to improve the quality of integrative education of autistic children to meet the practical requirements of integrative education models for children at preschools today.

4. Research results

- Make an overview of studies on autistics, on integrative education for preschool autistic children in the world and in Vietnam;

- Develop a theoretical framework for integrative education for preschool children with disabilities in general and autistic children in particular at preschool.

- Assess of the status of integrative education for preschool autistic children at preschools in the mountainous areas of northern Vietnam.

- Develop a feasible system of scientific and educational methods to meet the requirements of integrative education for preschool children with disabilities in general and autistic children in particular in the northern mountainous areas in Vietnam where have many difficulties in terms of opportunities and conditions of accessing new perspectives and achievements in research and development of education for autistic children; Enhance scientific research capacity of the collaborators.

- Provide theoretical information and factual situations for researchers who develop policies for people with disabilities with a hope of giving an additional justification for the recognition of autistics as a form of disability. It is neccessary to have deep research and effective solutions to help autistics develop living conditions and develop equally in society, and to reduce mental and physical burden on families and society from difficulties and defects of autistic persons;

- Provide a scientific foundation for the renovation of preschool education, special education in general and education for autistic children - a form of disability that is tending to increase rapidly in modern society. However, there are not many successful researches and corectly therapeutic interventions in Vietnam in the period 2015-2020 (in the development of educational programs, in the guidance and implementation of the program, in training capacity for teachers).

5. Products

5.1. Scietific articles

[1]. Tran Thi Minh Hue (2017), “The awareness reality of integrative education for autistic preschool children in the Northern mountainous region”, Journal of Educational Equipment, 150 phase 1, pp. 52- 54.

[2]. Tran Thi Minh Hue (2017), “Reality and sollutions for integrative education for preschool autisticchildren in the Northern mountainous region”, Journal of Educational Equipment, 152 phase 1, pp. 64- 67.

[3]. Tran Thi Minh Hue (2017), “Education for autistic preschool children to help integrate into community in the Northern mountainous areas of Vietnam: reality and solutions”, Молодой учёный, Международный научный журнал, Выходит еженедельно, 50 (184), pp. 278 - 281.

5.2. Training products:

[1]. Nguyen Thi Kim Huong (2015), Solutions for integrative education for autistic preschool children in Thai Nguyen city, Masters thesis major in Education.

[2]. Ly Thi Anh Thu (2015), Integration education for autistic children based on the combination model of education centers for children with disabilities and preschools in Tuyen Quang city, Tuyen Quang province, Masters thesis major in Education.

5.3. Monographs

Tran Thi Minh Hue (2018), Integrative Education for autistic preschool children in Northern mountainous areas.

5.4. Fostering materials:

[1]."Fostering on educating autistic preschool children" (for teachers)

[2]."Fostering on educating autistic preschool children” (for parents of preschool children).

  1. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

6.1. Method of transfering research results

The contract between the chairman of the subject, the leading agency with the pre-school education institution and the pre-school teacher training institution.

6.2. Effectiveness and applicability

Research’s results can be applied in the training students, master students, teachers fostering at kindergartens, pedagogical schools and pedagogical research institutes training pre-school teacher and special educational teacher, special education center.

Research results apply in the training process, fostering professional competances of psychotherapists, therapists for autistic children at the Medical University, the Hospital has the Department of Rehabilitation .

The results of research applied in training and fostering integration of autistic children in preschool teachers.

The results of the study are reference materials, materials for fostering teachers and psychotherapists - clinical medicine at educational centers for children with disabilities who are treated as autistic children of preschool age.

The results of the study are documents for parents who are self-taught autistic children with knowledge, skills and educational measures at home.