Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp bộ mã số B2022-TNA-29 do PGS.TS. Trần Bảo Ngọc, Trường Đại học Y Dược - ĐHTN làm chủ nhiệm

Đăng ngày: 28-06-2024 | 101 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Nghiên cứu nồng độ EBV-DNA huyết tương ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng trước và sau xạ trị tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

- Mã số: B2022-TNA-29

- Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Bảo Ngọc

- Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên

- Thời gian thực hiện: từ tháng 01/2022 đến tháng 6/2024

2. Mục tiêu

- Xác định được nồng độ EBV-DNA huyết tương của các bệnh nhân ung thư vòm mũi họng trước và sau xạ trị.

- Phân tích mối liên quan giữa nồng độ EBV-DNA huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng.

3. Tính mới và sáng tạo

Đây là số ít nghiên cứu trong nước đo tải lượng EBV-DNA huyết tương ở bệnh nhân ung thư vòm, có đối chứng với nhóm ung thư đầu cổ khác. Mặc dù cỡ mẫu chưa đủ lớn nhưng kết quả nghiên cứu đã đáp ứng hai mục tiêu nghiên cứu đề ra.

Qua kết quả nghiên cứu đã chứng minh EBV DNA liên quan chủ yếu với ung thư vòm mũi họng và ít liên quan với các ung thư tế bào vảy, mặc dù cùng khu vực giải phẫu đầu cổ.

Nghiên cứu cũng đã tiến hành xác định sự thay đổi với chiều hướng giảm nồng độ EBV-DNA huyết tương ở bệnh nhân ung thư vòm mũi họng trước và sau điều trị. Đặc biệt, qua phân tích bước đầu xác định mối liên quan giữa nồng độ EBV-DNA huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị các trường hợp ung thư vòm mũi họng từ đó rút ra các khuyến nghị tốt cho thực hành lâm sàng ung bướu.

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

60 BN UTVMH (nhóm nghiên cứu): 68,3% nam, tỷ lệ nam/nữ là 2,1/1. Tuổi trung bình 52,8 ± 12,4 (khoảng 28 - 80 tuổi). Với 30 SCC đầu cổ: 96,7% là nam giới (29 BN). Tuổi trung bình 55,03 ± 8,86 (khoảng 37 - 73 tuổi).

U nguyên phát xếp T3, T2 chiếm đại đa số, lần lượt có 28 BN (46,7%) và 24 BN (40,0%), tương ứng. 9 BN không thấy di căn hạch vùng (15%). 80% (48 BN) thấy di căn hạch ở giai đoạn N1, N2.

Giai đoạn III chiếm tỷ lệ cao nhất với 61,7% (37 BN), tiếp theo có 14 trường hợp giai đoạn II (23,3%), số còn lại là giai đoạn IV.

Phân loại mô bệnh học: typ 3 theo WHO (UTBM không biệt hóa) với 56 BN, chiếm 93,3%. Typ 1, 2 chiếm tỷ lệ rất thấp.

4.2. Nồng độ EBV-DNA huyết tương của đối tượng nghiên cứu

Có tới 93,3% trong 30 BN SCC đầu cổ (nhóm chứng) âm tính với EBV-DNA. 2 ca dương tính có tải lượng virus không cao.

Với 60 BN UTVMH trước điều trị:

- 23/60 BN ung thư vòm mũi họng (nhóm nghiên cứu) âm tính với EBV-DNA, chiếm 38,3%. Tỷ lệ EBV-DNA dương tính là 61,7% (37 trường hợp).

- Nồng độ EBV-DNA dương tính thấp nhất là 427 bản sao/ml, cao nhất 8960000 bản sao/ml. Tải lượng EBV trung bình là 266379,76 bản sao/ml, trung vị là 2126 bản sao/ml.

Với 60 BN UTVMH sau điều trị:

- Chỉ còn 19 BN dương tính EBV-DNA (31,7%), tỷ lệ không phát hiện EBV lên tới 68,3% (41 trướng hợp).

- Nồng độ EBV-DNA dương tính thấp nhất là 405 bản sao/ml, cao nhất 63206 bản sao/ml. Tải lượng EBV trung bình là 4850 bản sao/ml, trung vị là 486 bản sao/ml (sự khác biệt trước và sau điều trị về nồng độ EBV-DNA có ý nghĩa thống kê, với p < 0,05).

4.3. Mối liên quan giữa nồng độ EBV-DNA huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

Định tính EBV:

- Không thấy sự khác biệt về giới tính, dân tộc, BMI và địa chỉ cư trú. Ngoại trừ nhóm BN dưới 60 tuổi có tỷ lệ EBV dương tính cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm BN trên 60 tuổi (29/41 so với 8/19), với p < 0,05.

- Có xu hướng giai đoạn III, IV; kích thước T3, T4; các trường hợp có di căn hạch vùng dương tính EBV cao hơn so với nhóm tương ứng, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

- Không có mối liên quan EBV-DNA trước điều trị với một số đặc điểm điều trị của đối tượng nghiên cứu (Hoàn thành liệu trình điều trị; Thời gian điều trị; Đáp ứng điều trị).

- Có xu hướng EBV-DNA dương tính cao hơn ở những BN không có độc tính cấp tính về tế bào máu, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Định lượng EBV:

- 4 BN không có di căn hạch có tải lượng virus EBV-DNA cao hơn rõ rệt với 33 trường hợp có di căn hạch (p < 0,05).

- Có xu hướng N0, N1 hay T3, T4 hay giai đoạn III, IV có nồng độ EBV-DNA cao hơn so với nhóm tương ứng (p > 0,05).

- Có xu hướng có mối liên quan giá trị trung bình cao hơn của EBV-DNA trước và sau điều trị ở nhóm BN điều trị dưới 45 ngày, không có sụt giảm các tế bào máu ngoại vi (p > 0,05).


5. Sản phẩm

- Trần Bảo Ngọc, Trần Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị Hoa và cs (2022), “Epstein Barr virus và ung thư vòm mũi họng”, Tạp chí Khoa học&Công nghệ Đại học Thái Nguyên, tập 227, số 10, tr. 282-291. http://jst.tnu.edu.vn/jst/article/view/6216/pdf

- Đỗ Đức Huy Hoàng, Trần Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Thu Hường (2022), “Kết quả sớm xạ trị gia tốc có hoặc không kết hợp đồng thời hóa trị ung thư vòm mũi họng tại Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 519, tháng 10, số 2, tr. 8-12. https://tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/3604/3307

- Đỗ Đức Huy Hoàng (2022), “Kết quả sớm xạ trị gia tốc kết hợp đồng thời hóa trị ung thư vòm mũi họng tại Trung tâm Ung bướu Thái Nguyên”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội, Hướng dẫn khoa học: Trần Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Thu Hường.

- Hoàng Kim Dung (2023), “Đáp ứng hóa xạ trị kết hợp và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư vòm mũi họng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên”, Đề cương luận văn Bác sĩ nội trú, Trường Đại học Y Dược-Đại học Thái Nguyên. Hướng dẫn khoa học: Trần Bảo Ngọc.

- Tran Bao Ngoc, Tran Thi Kim Phuong, Vi Tran Doanh et al (2024) “Changes in plasma EBV DNA in nasopharyngeal carcinoma patients treated with concurrent chemoradiotherapy at Thai Nguyen national hospital”, Tạp chí Khoa học&Công nghệ Đại học Thái Nguyên, tập 229, số 5, tr. 369-375. https://jst.tnu.edu.vn/jst/article/view/9588/pdf

- Ngoc Bao Tran, Phuong Kim Thi Tran, Dung Kim Hoang, Doanh Tran Vi, Hoa Thi Nguyen, Thuan Duc Lao (2024) “Relationship between EBV and Some Other Factors with Concurrent Chemo-Radiotherapy Response in Nasopharyngeal Cancer Patients at Vietnam”, The Journal of Molecular Diagnostics (đã qua phản biện vòng 1).

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

Các cơ sở chuyên khoa ung bướu sẽ đưa xét nghiệm đo tải lượng virus EBV các bệnh nhân UTVMH trở thành thường quy và đề nghị bảo hiểm y tế chi trả. Sau khi đồng loạt triển khai, với cỡ mẫu lớn và có ý nghĩa nhiều trong tiên lượng bệnh sẽ là cơ sở đề xuất sàng lọc, phát hiện sớm UTVMH trong cộng đồng có nguy cơ cao.

Các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe sẽ có số liệu khoa học để cập nhật nội dung giảng dạy cho người học với học phần Ung thư.

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

- Project title: Research on plasma EBV-DNA concentrations in nasopharyngeal cancer patients before and after radiotherapy treatment at Thai Nguyen Central Hospital.

- Code number: B2022-TNA-29

- Principal investigator: Assoc. Prof Tran Bao Ngoc

- Implementing Institution: Thai Nguyen University

- Duration: from January 2022 to June 2024

2. Objectives

- Determine the plasma EBV-DNA concentrations of nasopharyngeal cancer patients before and after radiotherapy treatment.
- Analyze the relationship between plasma EBV-DNA concentrations and some clinical and paraclinical characteristics.

3. Creativeness and innovativeness

This is one of few domestic studies measuring plasma EBV-DNA load in nasopharyngeal cancer patients, compared with other head and neck cancer groups. Although the sample size is not large enough, the research results meet the two research objectives.

Research results have shown that EBV-DNA is mainly associated with nasopharyngeal cancer and associated less with squamous cell cancer despite both are in the same head and neck anatomical area.

The study also determined decreasing trend in plasma EBV-DNA concentrations in nasopharyngeal cancer patients before and after treatment. In particular, through initial analysis, we determined the relationship between plasma EBV-DNA levels and a number of clinical and paraclinical characteristics in treatment outcomes in cases of nasopharyngeal cancer. Thereby, research results are good recommendations for oncology clinical practice.

4. Research results

4.1. Some general characteristics of research objects

60 nasopharyngeal carcinoma-NPC patients (research group): 68.3% male, male/female ratio is 2.1/1. Average age 52.8 ± 12.4 years (range 28 - 80 years). With 30 other head and neck SCC: 96.7% were men (29 patients). Average age 55.03 ± 8.86 (range 37 - 73 years).

Primary tumors classified as T3 and T2 accounted for the vast majority, with 28 patients (46.7%) and 24 patients (40.0%), respectively. 9 patients did not see regional lymph node metastasis (15%). 80% (48 patients) saw lymph node metastasis at stages N1, N2.

Stage III accounts for the highest proportion with 61.7% (37 patients), followed by 14 cases of stage II (23.3%), the remainder are stage IV.

Histopathological classification: type 3 according to WHO (undifferentiated carcinoma nasopharynx type) with 56 patients, accounting for 93.3%. Types 1 and 2 account for a very low rate.

4.2. Plasma EBV-DNA concentration of study subjects

Up to 93.3% of 30 head and neck SCC patients (control group) were negative for EBV-DNA. The 2 positive cases had low viral loads.

With 60 NPC patients before treatment:

- 23/60 patients with nasopharyngeal cancer (research group) were negative for EBV-DNA, accounting for 38.3%. The positive EBV-DNA rate was 61.7% (37 cases).

- The lowest positive EBV-DNA concentration is 427 copies/ml, the highest is 8960,000 copies/ml. Mean EBV load was 266379.76 copies/ml, median was 2126 copies/ml.

With 60 NPC after treatment:

- There are only 19 EBV-DNA positive patients left (31.7%), the EBV undetected rate is up to 68.3% (41 cases).

- The lowest positive EBV-DNA concentration is 405 copies/ml, the highest is 63,206 copies/ml. The average EBV load is 4850 copies/ml, the median is 486 copies/ml (the difference before and after treatment in EBV-DNA concentration is statistically significant, with p < 0.05).

4.3. Relationship between plasma EBV-DNA concentration and some clinical and paraclinical characteristics

Identification of EBV:

- No differences were found in terms of gender, ethnicity, BMI and residential address. Except for the group of patients under 60 years old, the EBV positive rate was statistically significantly higher than the group of patients over 60 years old (29/41 compared to 8/19), with p < 0.05.

- Tends to stage III and IV; size T3, T4; Cases with EBV-positive regional lymph node metastasis were higher than the corresponding group, but this difference was not statistically significant (p > 0.05).

- There was no relationship between pre-treatment EBV-DNA and some treatment characteristics of the study subjects (Completion of treatment course; Treatment duration; Treatment response).

- There is a tendency for EBV-DNA positivity to be higher in patients without acute blood cell toxicity, but this difference is not statistically significant (p > 0.05).

EBV quantification:

- 4 patients without lymph node metastasis had a significantly higher EBV-DNA viral load with 33 cases having lymph node metastasis (p < 0.05).

- There is a tendency for N0, N1 or T3, T4 or stages III and IV to have higher EBV-DNA concentrations than the corresponding groups (p > 0.05).

- There tends to be a higher average value of EBV-DNA before and after treatment in the group of patients treated for less than 45 days, without a decrease in peripheral blood cells (p > 0.05).   

5. Products

- Tran Bao Ngoc, Tran Thi Kim Phuong, Nguyen Thi Hoa et al (2022), "Epstein Barr virus and nasopharyngeal cancer", Journal of Science & Technology Thai Nguyen University, volume 227, number 10, pp. 282-291.

- Do Duc Huy Hoang, Tran Bao Ngoc, Nguyen Thi Thu Huong (2022), "Early results of accelerated radiotherapy with or without concurrent chemotherapy for nasopharyngeal cancer in Thai Nguyen", Medical Journal Vietnam, volume 519, October, number 2, pp. 8-12.

- Do Duc Huy Hoang (2022), "Early results of accelerated radiotherapy combined with concurrent chemotherapy for nasopharyngeal cancer at Thai Nguyen Oncology Center", Master's thesis, Hanoi Medical University, Scientific guide: Tran Bao Ngoc, Nguyen Thi Thu Huong.

- Hoang Kim Dung (2023), "Response to combined chemotherapy and radiotherapy and some related factors in patients with nasopharyngeal cancer at Thai Nguyen Central Hospital", Thesis outline for Resident Doctor, University of Medicine and Pharmacy - Thai Nguyen University, scientific guide: Tran Bao Ngoc.

- Tran Bao Ngoc, Tran Thi Kim Phuong, Vi Tran Doanh et al (2024) “Changes in plasma EBV DNA in nasopharyngeal carcinoma patients treated with concurrent chemoradiotherapy at Thai Nguyen national hospital”, Journal of Science & Technology Thai Nguyen University, volume 229, number 5, pp. 369-375.

- Ngoc Bao Tran, Phuong Kim Thi Tran, Dung Kim Hoang, Doanh Tran Vi, Hoa Thi Nguyen, Thuan Duc Lao (2024) “Relationship between EBV and Some Other Factors with Concurrent Chemo-Radiotherapy Response in Nasopharyngeal Cancer Patients at Vietnam”, The Journal of Molecular Diagnostics (passed round 1 review).

6. Transfer alternatives, application institutions, impact and benefits of research results

Oncology facilities will make EBV viral load testing of nasopharyngeal cancer patients a routine and require health insurance to pay for it. After simultaneous implementation with a large sample size and great significance in disease prognosis, it will be the basis for recommending screening and early detection of lung cancer in high-risk communities.

Health training institutions will have scientific data to update teaching content for learners with the Cancer module.