Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp đại học mã số ĐH2021-TN11-01 do PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai làm chủ nhiệm

Đăng ngày: 10-06-2024 | 105 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Nghiên cứu mức năng lượng và protein tối ưu cho vịt bầu Sín Chéng nuôi thịt tại Lào Cai

- Mã số: ĐH2021-TN11-01

- Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà

- Thời gian thực hiện: 2021 - 2022

2. Mục tiêu:

- Nghiên cứu tìm ra khẩu phần ăn có mức năng lượng và protein tối thiểu với giá thành thức ăn thấp nhất, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương để phát triển vịt Bầu Sín Chéng nuôi thịt.

- Xây dựng được mô hình, quy trình chăn nuôi thuỷ cầm phục vụ đào tạo ngành chăn nuôi thú y tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên

3. Tỉnh mới và sáng tạo:

Đề tài là một công trình nghiên cứu mới về sự kết hợp 2 yếu tố dinh dưỡng là protein và năng lượng trao đổi để xác định mức năng lượng và protein tối ưu nhất trong khẩu phần thức ăn nuôi vịt Sín Chéng nuôi thịt phù hợp với điều kiện chăn nuôi và kinh tế của người dân.

4. Kết quả nghiên cứu:

- Nghiên cứu xác định được mức protein tối thiểu phù hợp trong khẩu phần ăn của vịt Sín Chéng nuôi thịt giai đoạn 1-12 tuần tuổi: giai đoạn 0-3 tuần tuổi là 17%, từ 4-7 tuần tuổi: 15% và từ 8-12 tuần tuổi: 14%.

- Nghiên cứu xác định được mức năng lượng thấp trong khẩu phần ăn có mức protein tối thiểu nuôi vịt Sín Chéng nuôi thịt giai đoạn 1-12 tuần tuổi: giai đoạn 1- 4 tuần tuổi là 2267 kcal, từ 5-8 tuần tuổi là 2329kcal và 9-12 tuần tuổi là 2372 kcal.

- Đã xây dựng được khẩu phần thức ăn có mức năng lượng và protein tối ưu (thấp) phục vụ chăn nuôi

- Xây dựng được 01 mô hình, quy trình chăn nuôi vịt Bầu Sín Chéng nuôi thịt phục vụ đào tạo tại Phân hiệu ĐHTN.

- Xây dựng được 01 sách hướng dẫn quy trình nuôi vịt Bầu Sín Chéng lấy thịt ở nông hộ.

5. Sản phẩm:

- Sản phẩm khoa học:

+ 03 bài báo đăng tạp chí (01 bài đăng tạp chí quốc tế, 02 bài đăng tạp chí trong nước)

+ 01 báo cáo đề tài NCKH cấp cơ sở của sinh viên

- Sản phẩm đào tạo:

+ 01 đề tài luận văn thạc sĩ đã bảo vệ thành công

+ 03 đề tài khóa luận sinh viên tốt nghiệp đại học

- Sản phẩm ứng dụng:

+ 01 Công thức thức ăn nuôi vịt Sín Chéng có mức năng lượng và protein tối ưu

+ 01 Mô hình nuôi vịt Sín Chéng phục vụ đào tạo tại Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai, kèm theo quy trình chăn nuôi vịt Bầu Sín Chéng nuôi thịt phục vụ đào tạo tại Phân hiệu ĐHTN.

+ 01 sách hướng dẫn kỹ thuật nuôi vịt Sín Chéng lấy thịt giai đoạn 1-12 tuần tuổi

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

6.1. Phương thức chuyển giao

- Chuyển giao trực tiếp cho Phân hiệu ĐHTN tại tỉnh Lào Cai làm mô hình đào tạo

- Lồng ghép tập huấn kỹ thuật theo quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phối hợp khẩu phần ăn cho các hộ chăn nuôi vịt.

- Chuyển giao kết quả nghiên cứu khẩu phần ăn của vịt Sín Chéng nuôi thịt cho sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lào Cai.

6.2. Địa chỉ ứng dụng

Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai;

Các trang trại/hộ chăn nuôi vịt bầu Sín Chéng trên địa bàn tỉnh Lào Cai

6.3. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

- Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo

+ Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập cho giảng viên, sinh viên ngành chăn nuôi Thú y thông qua việc bổ sung kết quả nghiên cứu thực tiễn, mới vào nội dung chương trình học phần Chăn nuôi thuỷ cầm.

+ Nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên thông qua tiếp cận các nội dung nghiên cứu của đề tài, công trình khoa học sẽ công bố

+ Giảng viên và sinh viên ngành chăn nuôi Thú y có mô hình thực tế để thực hành, thực tập nghề nghiệp trong chương trình đào tạo

- Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan

+ Bổ sung vào kho tàng nghiên cứu, về kỹ thuật chăn nuôi thuỷ cầm nói chung và vịt bầu Sín Chéng nói riêng ở Việt Nam. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và thú y phòng bệnh cho vịt.

+ Bổ sung làm phong phú thêm các kết quả nghiên cứu sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để xây dựng khẩu phần ăn với mức năng lượng và protein tối ưu đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển của vịt, hạ giá thành chăn nuôi, phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại địa phương.

- Đối với phát triển kinh tế - xã hội

Đề tài được triển khai sẽ tạo ra một hướng chăn nuôi mới đó là sử dụng các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để xây dựng khẩu phần ăn vừa có giá thành thấp vừa đảm bảo sự phát triển bình thường của đàn vịt nuôi từ đó cải thiện tăng thu nhập góp phần nâng cao đời sống cho người nông dân trên địa bàn các tỉnh miền núi.

- Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

+ Có mô hình chăn nuôi phục vụ công tác giảng dạy và học tập

+ Đơn vị chủ trì làm chủ được một số quy trình công nghệ về chăn nuôi vịt bầu Sín Chéng. Thúc đẩy, phát triển nghề chăn nuôi vịt bầu Sín Chéng cho người dân trên địa bàn.

+ Thông qua thực hiện đề tài, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, nhân viên các cơ sở liên kết phối hợp thực hiện đề tài trong kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh cho đàn thuỷ cầm nói chung và vịt bầu Sín Chéng nói riêng.

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

 

1. General information         

- Project name: Research on optimal energy and protein levels for Sin Cheng ducks raised for meat in Lao Cai         

- Code: DH2021-TN11-01         

- Project leader: Nguyen Manh Ha         

- Implementation time: 2021 - 20222.

2. Objective:         

- Research to find diets with minimum energy and protein levels at the lowest food cost, taking advantage of locally available food sources to develop Sin Cheng ducks for meat farming.         

- Developed models and processes for raising waterfowl to serve veterinary training at Thai Nguyen University – Lao Cai Campus

3. New and innovative province:         

The project is a new research project on the combination of two nutritional factors: protein and metabolized energy to determine the most optimal level of energy and protein in the diet of Sin Cheng ducks raised for meat in accordance with the conditions of the diet. livestock and economic conditions of the people.

4. Research results:         

- The study determined the appropriate minimum protein level in the diet of Sin Cheng ducks raised for meat from 1-12 weeks of age: 0-3 weeks of age is 17%, from 4-7 weeks of age: 15% and from 8-12 weeks of age: 14%.         

- Research has identified low energy levels in diets with minimum protein levels for meat-raised Sin Cheng ducks from 1 to 12 weeks of age: 2267 kcal from 1 to 4 weeks of age, from 5 to 8 weeks of age. is 2329kcal and 9-12 weeks old is 2372 kcal.         

- A food ration with optimal (low) energy and protein levels has been developed for livestock production         

- Built 01 model and process to guide duck farming techniques to serve training at Thai Nguyen University - Lao Cai Campus

5. Products:         

- Scientific products:         

+ 03 articles published in magazines (01 article published in international magazines, 02 articles published in domestic magazines)         

+ 01 report on basic-level scientific research topic of students         

- Training products:         

+ 01 master's thesis topic successfully defended         

+ 03 thesis topics for university graduates         

- Application products:         

+ 01 Sin Cheng duck feed formula has optimal energy and protein levels         

+ 01 Sin Cheng duck farming model for training at the National University-Lao Cai Campus         

+ 01 technical manual for raising Sin Cheng ducks for meat at 1-12 weeks of age

6. Transfer method, application address, impact and benefits of research results:

6.1. Transfer method      

- Transferred directly to the Thai Nguyen University - Lao Cai Campus as a training model      

- Integrate technical training in the process of care, feeding, and coordination of diets for duck raising households.      

- Transfer the results of research on the diet of Sin Cheng ducks raised for meat to the Department of Agriculture and Rural Development of Lao Cai province.

6.2. Application address      

- Thai Nguyen University- Lao Cai Campus;      

- Sin Cheng duck farms/households in Lao Cai province

6.3. Impact and benefits of research results         

- For the field of education and training         

+ Improve the quality of teaching and learning for lecturers and students in the livestock industry through adding new, practical research results to the content of the Poultry Farming module program         

+ Improve the capacity of lecturers through accessing research content of topics and scientific works to be published         

+ Lecturers and students in the livestock industry have practical models for practice and professional practice in the training program         

- For related science and technology fields         

+ Adding to the research treasury on waterfowl farming techniques in general and Sin Cheng ducks in particular in Vietnam. Techniques for care, feeding and veterinary disease prevention for ducks.

+ Supplement and enrich research results using locally available raw materials to build diets with optimal energy and protein levels to ensure the growth and development of ducks and reduce costs. livestock, suitable to local livestock conditions.

- For socio-economic developmentThe implemented project will create a new direction of livestock farming, which is to use locally available raw materials to build diets that are both low-cost and ensure the normal development of ducks raised from That improves income and contributes to improving the lives of farmers in mountainous provinces.

- For host organizations and facilities applying research results

+ There is an animal husbandry model to serve teaching and learning+ The presiding unit masters a number of technological processes in Sin Cheng duck farming. Promote and develop Sin Cheng duck farming for people in the area.

+ Through the implementation of the project, improve the professional qualifications of officials and employees of affiliated facilities to coordinate the implementation of the project in techniques of care, nurturing, and disease prevention for poultry in general and ducks. Sin Cheng election in particular.