Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2020-TN06-02 do TS. Dương Thùy Linh, Trường Đại học Khoa học - ĐHTN làm chủ nhiệm

Đăng ngày: 12-09-2023 | 394 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Phát huy vai trò các nguồn vốn trong phát triển bền vững sinh kế của người Sán Dìu ở xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

- Mã số: ĐH2020-TN06-02

- Chủ nhiệm: TS. Dương Thùy Linh

- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Khoa học

- Thời gian thực hiện: 01/2020 - 12/2021

2. Mục tiêu

- Đánh giá vai trò của các nguồn vốn sinh kế của người Sán Dìu.

- Đề xuất các giải pháp phát huy vai trò các nguồn vốn trong mục tiêu phát triển sinh kế bền vững, xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng người Sán Dìu ở xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

3. Tính mới và sáng tạo

Đối với cộng đồng người Sán Dìu ở xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, sinh kế chính là sản xuất nông nghiệp truyền thống. Trong những năm vừa qua, cùng sự phát triển của nền kinh tế thị trường và chủ động học hỏi, diện mạo kinh tế - xã hội của người Sán Dìu đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều những rào cản như tập quán sản xuất lạc hậu, trang thiết bị thô sơ, thiếu vốn, hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật... kìm hãm sự phát triển kinh tế. Do đó, những thế mạnh trong việc sử dụng các nguồn vốn chưa được phát huy hiệu quả, chưa tạo được sự ổn định trong đời sống kinh tế của cộng đồng.

Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn, thực trạng nguồn vốn sinh kế của người Sán Dìu. Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp để phát huy thế mạnh của các nguồn vốn sinh kế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững sinh kế cho các hộ gia đình người Sán Dìu.

4. Kết quả nghiên cứu

- Làm rõ thực trạng sử dụng các nguồn vốn trong phát triển sinh kế của người Sán Dìu;

- Đề xuất các giải pháp phát huy vai trò của các nguồn vốn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững sinh kế cho các hộ gia đình người Sán Dìu.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học: 03 bài báo khoa học (

- Duong Thuy Linh (6/2023), “Leveraging cultural resources in the socioeconomic development of the San Diu ethnic in Thai Nguyen”, American Research Journal of Humanities Social Science.

- Đào Thị Hồng Thúy (2020), “Thái Nguyên khai thác giá trị then trong phát triển du lịch”, Tạp chí Du lịch, số tháng 6, tr. 42 - 43.

- Đào Thị Hồng Thúy (2021), “Đẩy mạnh marketing địa phương trong phát triển du lịch Hà Giang”, Tạp chí Du lịch, số tháng 8, tr. 54 - 56.

5.2. Sản phẩm đào tạo: Hướng dẫn 01 đề tài sinh viên NCKH

- Hoàng Thị Duyên (2022), Nghiên cứu bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch dân tộc Dao ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, khoa Du lịch, trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên.

5.3. Sản phẩm ứng dụng:

Chuyên đề: Du lịch cộng đồng trong phát triển sinh kế các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

6.1. Phương thức chuyển giao

- Chuyển giao dưới dạng văn bản, dữ liệu nghiên cứu.

- Chuyển giao thông qua chương trình đào tạo, tập huấn, chia sẻ tài liệu.

6.2. Địa chỉ ứng dụng

- UBND xã Linh Sơn, phòng Văn hóa huyện Đồng Hỷ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên.

- Đại học Khoa học Thái Nguyên.

6.3. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

- Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Kết quả của đề tài là nguồn tư liệu khoa học có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, giảng dạy văn hóa tộc người cho sinh viên ngành Du lịch và Quản trị Lữ hành. Qua đó, có thể xây dựng và khai thác các mô hình du lịch gắn với văn hóa tộc người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên nhằm nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, phát triển sinh kế song song với quảng bá và bảo tồn văn hóa tộc người. Đặc biệt, đề tài bổ sung những đóng góp trong nghiên cứu văn hóa tộc người Sán Dìu nói riêng và văn hóa tộc người vùng núi phía Bắc nói chung trong định hướng phát triển bền vững đồng thời với bảo tồn.

- Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan

Cung cấp, củng cố cơ sở khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

- Đối với phát triển kinh tế-xã hội

Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn sinh kế và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững sinh kế cho các hộ gia đình người Sán Dìu.

- Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

+ Hỗ trợ đơn vị chủ trì trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

+ Kết quả nghiên cứu là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng giúp cho địa phương, các nhà quản lý, các nhà thực hiện chính sách nhằm phát triển bền vững sinh kế người Sán Dìu.

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:

- Title: Promoting the role of capital sources in sustainable development of livelihoods of the San Diu people in Linh Son commune, Dong Hy district, Thai Nguyen province

- Code: ĐH2020-TN06-02                                                                    

- Head of the topic: PhD. Dương Thùy Linh

- Host organization: University of Science               

- Implementation period: From January 1, 2020 to December 31, 2021

2. Objectives:

- Assess the role of livelihood capital sources of San Diu people.

- Proposing solutions to promote the role of capital sources in the goal of sustainable livelihood development, hunger eradication and poverty alleviation for the San Diu community in Linh Son commune, Dong Hy district, Thai Nguyen province.

3. Novelty and creativity:

For the San Diu people in Linh Son commune, Dong Hy district, Thai Nguyen province, the main livelihood is traditional agricultural production. In recent years, with the development of the market economy and active learning, the socio-economic life of the San Diu people has changed a lot. However, there are still many barriers such as outdated production practices, rudimentary equipment, lack of capital, limitations on scientific and technical qualifications, etc., hindering economic development. Therefore, the strengths in the use of capital sources have not been effectively promoted, and have not created stability in the economic life of the community.

This is the first scientific work to systematically study the theoretical and practical basis, the current situation of livelihood capital of the San Diu people. From there, propose appropriate solutions to promote the strengths of livelihood capital sources, contribute to improving the quality of life and towards the goal of sustainable development of livelihoods for San Diu households.

4. Research results:

- Clarifying the actual use of capital sources in livelihood development of the San Diu;

- Proposing solutions to promote the role of capital sources, contributing to improving the quality of life and towards the goal of sustainable development of livelihoods for San Diu households.

5. Products:

5.1. Scientific products: 03 scientific articles 

- Duong Thuy Linh (6/2023), “Leveraging cultural resources in the socioeconomic development of the San Diu ethnic in Thai Nguyen”, American Research Journal of Humanities Social Science.

- Dao Thi Hong Thuy (2020), “Thai Nguyen exploits Then to develop tourism”, Tourism Magazine, June issue, p. 42 - 43.

- Dao Thi Hong Thuy (2021), “Promote local marketing to develop Ha Giang tourism”, Tourism Magazine, August, p. 42 - 43.

5.2. Training products: Guide 01 student research topics

- Hoang Thi Duyen (2022), Research on preserving and promoting cultural identity associated with the development of Dao ethnic minority tourism in Quan Ba district, Ha Giang province, Faculty of Tourism, University of Science - Thai Nguyen University.

5.3. Application products:

Thematic: Community-based tourism in the development of livelihoods of ethnic minorities in the Northern mountainous region

6. Transfer method, application address, impact and benefits of research results:

6.1. Transfer method

- Transfer in the form of documents, maps, research data.

- Transfer through training program, training, sharing documents.

6.2. Application address

- People's Committee of Linh Son commune, Cultural office of Dong Hy district, Department of Culture, Sports and Tourism of Thai Nguyen province.

- University of Science - Thai Nguyen University.

6.3. Impact and benefits of research results

- For the field of education and training

The results of the project are a meaningful source of scientific material in researching and teaching ethnic culture to students majoring in Tourism and Travel Management. Thereby, it is possible to build and exploit tourism models associated with the culture of the San Diu ethnic group in Dong Hy district, Thai Nguyen province in order to increase incomes for local people, develop livelihoods in parallel with advertising. promote and preserve ethnic culture. In particular, the topic adds contributions to the study of the culture of the San Diu ethnic group in particular and the ethnic culture of the northern mountainous region in general in the orientation of sustainable development and conservation

- For the relevant field of science and technology

Provide and strengthen the scientific basis related to the research problem.

- For economic and social development

Contributing to improving the efficiency of the use of livelihood capital sources and towards the goal of sustainable development of livelihoods for the San Diu households

- For the lead organization and research results application establishments

+ Supporting the host unit in training, scientific research and technology transfer.

+ Research results are an important reference source to help localities, managers, and policy makers in order to sustainably develop the San Diu's livelihood.