Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu nhiệm vụ chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp bộ mã số B2021-TNA-03MT do ThS. Nguyễn Thu Huyền - Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 07-01-2022 | 443 lần đọc
|
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài/nhiệm vụ: Biên soạn tài liệu quản lý chất thải rắn nông nghiệp dùng cho các cơ sở giáo dục đại học thuộc khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp

- Mã số: B2021-TNA-03MT

- Chủ nhiệm đề tài/nhiệm vụ: ThS. Nguyễn Thu Huyền

- Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên

- Thời gian thực hiện: năm 2021

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Biên soạn được bộ tài liệu quản lý CTR nông nghiệp nhằm nâng cao nhận thức tiến tới thay đổi hành vi cho cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên cơ sở giáo dục đại học thuộc khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng được tài liệu quản lý CTR nông nghiệp cho cán bộ quản lý, giảng viên cơ sở giáo dục đại học thuộc khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp.

- Xây dựng được tài liệu quản lý CTR nông nghiệp cho sinh viên cơ sở giáo dục đại học thuộc khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp.

3. Tính mới và sáng tạo

CTR nông nghiệp đã và đang trở thành vấn đề nổi cộm. Lượng CTR nông nghiệp phát sinh ngày càng nhiều, đa dạng về thành phần và tính chất độc hại. Do vậy, việc biên soạn tài liệu quản lý CTR nông nghiệp dùng cho các cơ sở giáo dục đại học khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp là rất cần thiết góp phần nâng cao nhận thức và hướng tới quản lý hiệu quả CTR nông nghiệp tại Việt Nam.

Nâng cao nhận thức để thay đổi thói quen xử lý CTR nông nghiệp cho cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên tại các cơ sở giáo dục thuộc khối Nông - Lâm - Ngư vừa tạo ra sự lan tỏa cộng đồng, góp phần hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường là vô cùng cấp thiết hiện nay.

4. Kết quả nghiên cứu

- Điều tra thực trạng thói quen xử lý các loại CTR nông nghiệp tại khu vực nông thôn mà cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Thái Nguyên, Đại học Tây Bắc có cơ hội tiếp xúc hoặc sinh sống ở địa phương.

- Đề xuất các biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý CTR nông nghiệp phù hợp với cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên thuộc khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp:

- Biên soạn bộ tài liệu quản lý CTR nông nghiệp cho cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên cơ sở giáo dục đại học thuộc khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng tài liệu “Quản lý CTR nông nghiệp dùng cho các cơ sở giáo dục đại học thuộc khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp” cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học

- Tập huấn thử nghiệm tài liệu sinh viên các cơ sở giáo dục đại học khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp

5. Sản phẩm

- Tài liệu quản lý chất thải rắn nông nghiệp cho sinh viên cơ sở giáo dục đại học khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp

- Tài liệu hướng dẫn quản lý chất thải rắn nông nghiệp cho cán bộ quản lý, giảng viên cơ sở giáo dục đại học khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp.

- Báo cáo kết quả thử nghiệm bộ tài liệu.

- Báo cáo tổng kết.

6. Phương thức chuyển giao và địa chỉ ứng dụng, tác động mang lại của kết quả nghiên cứu

6.1. Phương thức chuyển giao

- Trực tiếp trong công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học thuộc khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp

- Chuyển giao trực tiếp qua buổi tổ chức đánh giá thực trạng, hội nghị chuyên đề... và gián tiếp thông qua các hình thức trực tuyến phổ biến tài liệu quản lý CTR nông nghiệp cho cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên cơ sở giáo dục đại học thuộc khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp.

6.2. Địa chỉ ứng dụng

- Tài liệu quản lý CTR nông nghiệp có thể được sử dụng tại các cơ sở giáo dục đại học khối Nông - Lâm - Ngư nghiệp trong cả nước

- Làm tài liệu tham khảo cho các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các viện nghiên cứu về môi trường và nông nghiệp

- Triển khai thực hiện thử nghiệm tại Đại học Thái Nguyên

6.3. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

a) Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Nâng cao năng lực tuyên truyền, giáo dục các chủ đề về tác hại của việc xử CTR nông nghiệp không đúng cách đối với sức khỏe cộng động, gây ô nhiễm môi trường cho hiện tại và tương lai trong ngành giáo dục cho cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên

- Xây dựng và thẩm định các bộ công cụ khảo sát thực trạng nhận thức và xử lý, quản lý các loại CTR nông nghiệp của đối tượng nghiên cứu, là căn cứ khoa học để triển khai khảo sát rộng rãi trên toàn hệ thống đạt hiệu quả.

- Tài liệu nhằm nâng cao nhận thức cho các đối tượng nghiên cứu là cơ sở khoa học và thực nghiệm cho việc tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng trên cả nước

- Xây dựng mô hình điển hình để tận dụng và quản lý được tốt các loại CTR nông nghiệp ở các lứa tuổi (nhất là các sinh viên sống ở khu vực nông thôn) là căn cứ khoa học và thực tiễn nhằm nhân rộng khắp trên cả nước.

b) Đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường có liên quan

- Xây dựng lý luận và các nội dung về tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức từ đó thay đổi hành vi làm giảm lượng CTR nông nghiệp ra môi trường sống, làm sạch môi trường, tạo điều kiện cho sự sinh trưởng và phát triển của hệ sinh thái, góp phần bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học

- Việc hạn chế các loại CTR nông nghiệp, đặc biệt là các loại rác nguy hại, khó phân hủy làm trong sạch môi trường đất, nước sẽ tạo môi trường trong lành, đảm bảo nhu cầu cần thiết cho con người và sinh vật.

c) Đối với phát triển kinh tế - xã hội

- Thông qua hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về việc thay đổi thói quen xử lý các loại CTR nông nghiệp nhằm hạn chế gây ô nhiễm môi trường đất, nước sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất nông lâm nghiệp, tạo giá sản phẩm sạch có giá trị, cũng như tạo môi trường xanh, sạch đẹp cho phát triển du lịch cho cộng đồng.

- Thông qua hoạt động tuyên truyền nhằm tạo nên văn hoá ứng xử cho các đối tượng liên quan đến việc tác động vào môi trường. Ngoài ra, khi xử lý đúng cách có thể biến các loại CTR nông nghiệp này thành một dạng tài nguyên, giúp tận dụng và tiết kiệm được tài nguyên cho xã hội.

- Việc xử lý, quản lý đúng cách các loại CTR nông nghiệp cũng giúp nhằm nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng, tạo ra sự lan toả đến cộng đồng sẽ giảm tải chi phí chữa bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.

d) Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

- Tiếp tục khẳng định vị thế của trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên trong công tác giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu giáo dục mới và là xu hướng phát triển bền vững.

- Giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, sinh viên và học sinh được trang bị kiến thức, kỹ năng về bảo vệ môi trường, quản lý CTR nông nghiệp gắn liền với phát triển bền vững.

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

- Project/assignment title: Compiling documents on agricultural solid waste management for higher education institutions in the Agriculture - Forestry - Fisheries sector

- Code number: B2021-TNA-03MT

- Coordinator: MSc. Nguyen Thu Huyen

- Implementing institution: Thai Nguyen university

- Duration from: 2021

2. Objectives

Overall objectives:

Compiled a set of agricultural solid waste management documents to raise awareness towards behavior change for managers, lecturers and students of higher education institutions in the Agriculture - Forestry - Fisheries sector.

Detail goal:

- Developing agricultural solid waste management documents for managers and lecturers of higher education institutions in the Agriculture-Forestry-Fisheries sector.

- Develop documents on agricultural solid waste management for students of higher education institutions in the Agriculture - Forestry - Fisheries sector.

3. Creativeness and innovativeness

Agricultural solid waste has been and is becoming a prominent issue. The amount of agricultural solid waste generated is increasing day by day, diverse in composition and toxic nature. Therefore, it is very necessary to compile documents on agricultural solid waste management for higher education institutions in the Agriculture - Forestry - Fisheries sector, contributing to raising awareness and towards effective management of agricultural solid waste in Vietnam. Vietnam.

Raising awareness to change agricultural solid waste treatment habits for managers, lecturers and students at educational institutions in the Agriculture - Forestry - Fisheries sector has created a community spillover, contributing to limiting Reducing negative impacts on the environment is extremely urgent today.

4. Research results

- Investigate the current situation of agricultural solid waste treatment habits in rural areas that managers, lecturers and students of the Vietnam Academy of Agriculture, Thai Nguyen University, and Northwestern University have the opportunity to. contact or live locally.

- Proposing measures to educate and raise awareness about agricultural solid waste management suitable for managers, lecturers and students in the Agriculture - Forestry - Fisheries sector:

- Compiling a set of agricultural solid waste management documents for managers, lecturers and students of higher education institutions in the Agriculture - Forestry - Fisheries sector.

- Develop manuals for the use of the document "Agricultural solid waste management for higher education institutions in the Agriculture - Forestry - Fisheries sector" for lecturers of higher education institutions.

- Training on document testing for students of higher education institutions in the Agriculture - Forestry - Fisheries sector

5. Products

- Documents on agricultural solid waste management for students of higher education institutions in the Agriculture - Forestry - Fisheries sector

- Guidelines for agricultural solid waste management for managers and lecturers of higher education institutions in the Agriculture - Forestry - Fisheries sector.

- Report the results of testing the document set

- Final Report

6. Transfer alternatives, application institutions, impact and benefits of research results

6.1. Transfer alternatives

- Directly in propaganda and education for managers, lecturers and students of higher education institutions in the Agriculture - Forestry - Fisheries sector.

- Transferring directly through the organization of the status assessment, the symposium... and indirectly through the online forms of disseminating agricultural solid waste management documents for managers, lecturers and students member of a higher education institution in the Agriculture - Forestry - Fisheries sector.

6.2. Application institutions

- Agricultural solid waste management documents can be used at higher education institutions in the area of ​​Agriculture - Forestry - Fisheries throughout the country.

- As a reference for the Department of Natural Resources and Environment, Department of Agriculture and Rural Development, research institutes on environment and agriculture

- Implemented the experiment at Thai Nguyen University

6.3. Impacts and benefits of research results

a) For the field of education and training

- Improve capacity to propagate and educate on topics about the harmful effects of improper agricultural solid waste disposal on public health, causing environmental pollution for the present and future in the education sector for officials. managers, teachers and students

- Develop and appraise toolkits for surveying the current status of awareness, treatment and management of agricultural solid wastes of the research subjects, which is a scientific basis for conducting extensive surveys throughout the system to achieve results. effective

- Materials to raise awareness for research subjects are scientific and experimental basis for propaganda and education to the community across the country.

- Building a typical model to make good use of and manage all types of agricultural solid waste at all ages (especially students living in rural areas) is a scientific and practical basis for replication across the country. country.

b) For the relevant field of environmental protection

- Develop theories and contents on propaganda and education to raise awareness, thereby changing behaviors, reducing the amount of agricultural solid waste in the living environment, cleaning up the environment, creating conditions for the growth and development of agricultural solid waste. development of ecosystems, contributing to the conservation of biodiversity resources

- The restriction of agricultural solid wastes, especially hazardous and non-biodegradable wastes, to purify the soil and water environment, will create a healthy environment, ensuring the necessary needs.

Sản phẩm nhiệm vụ: