Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp bộ mã số B2022-TNA-34 do TS. Đàm Thị Kim Thu, Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN làm chủ nhiệm

Đăng ngày: 20-06-2024 | 70 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

 1. Thông tin chung

Tên đề tài: Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức giáo dục hoà nhập cho giáo viên ở trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc

- Mã số: B2022-TNA-34

- Chủ nhiệm đề tài: TS. Đàm Thị Kim Thu

Email: thudtk@tnue.edu.vn          Điện thoại: 090 453 2313

- Cơ quan chủ trì: Đại học Thái Nguyên

- Thời gian thực hiện: 24 tháng

2. Mục tiêu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng kĩ năng tổ chức giáo dục hoà nhập của giáo viên trường mầm non và bồi dưỡng kỹ năng tổ chức giáo dục hoà nhập cho giáo viên các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc, đề tài đề xuất các biện pháp bồi dưỡng kĩ năng tổ chức giáo dục hoà nhập cho giáo viên các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực giáo dục hoà nhập cho giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non.

3. Tính mới và sáng tạo

- Xác định thực trạng kĩ năng tổ chức giáo dục hoà nhập của số đông giáo viên ở trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc

- Đánh giá thực trạng bồi dưỡng kĩ năng tổ chức giáo dục hoà nhập cho giáo viên ở trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc.

- Đề xuất 07 biện pháp bồi dưỡng kĩ năng tổ chức giáo dục hoà nhập cho giáo viên ở trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc.

- Thực nghiệm các biện pháp bồi dưỡng kĩ năng tổ chức giáo dục hoà nhập cho 10 giáo viên ở trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc để kiểm chứng tính khả thi.

4. Kết quả nghiên cứu

- Đã xây dựng và cơ sở lí luận về bồi dưỡng kĩ năng tổ chức giáo dục hoà nhập cho giáo viên ở trường mầm non.

- Đã đánh giá được thực trạng kĩ năng tổ chức giáo dục hoà nhập của giáo viên ở trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc

- Đã đánh giá được thực trạng bồi dưỡng kĩ năng tổ chức giáo dục hoà nhập cho giáo viên ở trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc.

- Đã đề xuất được 07 biện pháp bồi dưỡng kĩ năng tổ chức giáo dục hoà nhập cho giáo viên ở trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc.

- Đã nghiên cứu và đề xuất cơ chế quá trình phân hủy kháng sinh CIP, SMX trong nước, sản phẩm sau xử lí kháng sinh thân thiên thiện môi trường.

- Đã thực nghiệm biện pháp bồi dưỡng kĩ năng tổ chức giáo dục hoà nhập cho giáo viên ở trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc và kiểm nghiệm được tính khả thi, hiệu quả của các biện pháp.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học (các bài báo công bố)

5.1.1. Bài báo quốc tế : 01 bài Scopus/Q3

[1]. Thu Thi Kim Dam, Huyen Thi Thanh Nguyen (2024). Inclusive education organization skills of preschool teachers: An Exploratory Study in the Northern Mountainous Regions of Vietnam, International Journal of Religion (IJOR). Volume: 5, Number 10, pp. 1055 – 1067. ISSN: 2633-352X (Print), ISSN: 2633-3538 (Online). DOI: https://doi.org/10.61707/xa5sgg63

5.1.2. Bài báo trong nước: 05

[1]. Đàm Thị Kim Thu, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2022), “Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ khuyết tật trí tuệ”. Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 265, kì 2 tháng 5.

[2]. Đàm Thị Kim Thu, Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2023), Đánh giá của giáo viên về trẻ khuyết tật trí tuệ 3-6 tuổi ở một số trường mầm non hòa nhập trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 289 kì 2, tháng 5.

[3]. Nguyễn Thị Hoa, Đàm Thị Kim Thu (2023), Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục hoà nhập cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số đặc biệt, tháng 5.

[4]. Nguyễn Thị Khánh Thu, Đàm Thị Kim Thu (2023), Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số đặc biệt, tháng 5.

[6]. Đàm Thị Kim Thu (2023), Tổ chức giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tháng 12/2023, tr.424-434, ISSN: 2354-1075, DOI: 10.18173/2354-1075.2023-0108

5.2. Sản phẩm đào tạo

 Hướng dẫn 04 luận văn thạc sĩ:

- Nguyễn Thị Hoa (2023), Quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục hoà nhập cho giáo viên ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.

- Nguyễn Thị Khánh Thu (2023), Quản lý hoạt động giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ở các trường mầm non thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.

- Nguyễn Thị Linh Nhâm (2023), Quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục hòa nhập cho giáo viên tiểu học huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.

- Lý Thị Hoài Vân (2024), Quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường Mầm non huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.

5.3. Sản phẩm ứng dụng

- Bản đề xuất biện pháp bồi dưỡng áp dụng trong quá trình tổ chức giáo dục hoà nhập cho giáo viên các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

- Bộ công cụ khảo sát về hoạt động giáo dục hoà nhập trong nhà trường mầm non và kỹ năng tổ chức giáo dục hoà nhập của giáo viên trường mầm non

- Số liệu thực trạng kĩ năng tổ chức giáo dục hoà nhập của giáo viên các trường mầm non khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

6.1. Phương thức chuyển giao

Chuyển giao sản phẩm nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài với các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường mầm non hoà nhập trong khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

6.2. Địa chỉ ứng dụng

- Các trường mầm non hoà nhập; Các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

- Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh ngành Giáo dục học, Quản lý giáo dục.

6.3. Tác động và lợi ích mang lại của đề tài

6.3.1. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

Đề tài đã góp phần đào tạo 04 Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục, 01 sách chuyên khảo đóng góp vào sự phát triển giáo dục và đào tạo của Đại học Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu phục vụ nghiên cứu, đào tạo sinh viên, học viên cao học ngành Quản lý giáo dục, Giáo dục học, Giáo dục đặc biệt. Đặc biệt bồi dưỡng khả năng nghiên cứu của các giảng viên trẻ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

6.3.2. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan:

- Kết quả của đề tài là tài liệu tham khảo cho các đơn vị nghiên cứu, cơ sở giáo dục mầm non.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành uy tín và trên tạp chí quốc tế. Đây cũng là cơ hội tốt để mở rộng hợp tác với các trường, trung tâm nghiên cứu ở Việt Nam và nước ngoài.

6.3.3. Đối với phát triển kinh tế - xã hội:

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục cho tất cả mọi người; đặc biệt ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.

- Áp dụng thành công kết quả nghiên cứu giúp cho công tác giáo dục hoà nhập cho trẻ ở khu vực miền núi phía Bắc nói riêng và giáo dục hoà nhập nói chung được thực hiện hiệu quả hơn.

6.3.4. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu:

- Đối với tổ chức chủ trì, cá nhân tham gia thực hiện đề tài:

  + Nâng cao trình độ nghiên cứu, nâng cao năng lực cho các cán bộ tham gia thực hiện đề tài trong lĩnh vực giáo dục nói chung và giáo dục trong môi trường có đa dạng đối tượng giáo dục nói riêng.

 + Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu phục vụ nghiên cứu, đào tạo sinh viên, học viên cao học ngành Giáo dục học, Quản lý giáo dục của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.

 + Các công trình công bố trong nước và quốc tế sẽ góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu của các giảng viên trẻ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học của Đại học Thái Nguyên, tiếp cận với trình độ nghiên cứu khoa học của khu vực và thế giới.

- Đối với cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu:

+ Kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ để các Sở Giáo dục và đào tạo, các Phòng Giáo dục và các Trường mầm non hòa nhập ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam triển khai công tác bồi dưỡng kĩ năng tổ chức giáo dục hoà nhập cho giáo viên ở trường mầm non.

+ Cung cấp tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên các trường mầm non; bổ sung sách tham khảo cho giảng viên, học viên, sinh viên của Trường Đại học Sư phạm - ĐHTN khi nghiên cứu về vấn đề kĩ năng tổ chức giáo dục hoà nhập cho giáo viên ở trường mầm non.

 

INFORMATION OF RESEARCH RESULTS

 

1. General information

Project title: Fostering skills in organizing inclusive education for preschool teachers in the Northern mountainous region of Vietnam.

Code: B2022-TNA-34

Project leader: Dr. Dam Thi Kim Thu

Email: thudtk@tnue.edu.vn

Phone: 090 453 2313

Host institution: Thai Nguyen University

Implementation period: From January 2022 to December 2023

2. Goals

Based on theoretical research and the current status of inclusive education organizational skills among preschool teachers, as well as the need to enhance these skills for teachers in preschools in the northern mountainous region, this study proposes measures to foster inclusive education organizational skills for preschool teachers in the northern mountainous region of Vietnam. The aim is to improve teachers' capacity for inclusive education, thereby contributing to the enhancement of preschool education quality.

3. Novelty and creativity

- Determining the current state of inclusive education organizational skills among the majority of preschool teachers in the Northern mountainous region.

- Evaluate the current status of fostering inclusive education organizational skills for preschool teachers in the Northern mountainous region.

- Propose seven measures to enhance inclusive education organizational skills for preschool teachers in the Northern mountainous region.

- Experiment with these measures on 10 preschool teachers in the Northern mountainous region to verify their feasibility.

4. Research results

- Developed a theoretical basis for fostering inclusive education organizational skills for preschool teachers.

- Assessed the current status of inclusive education organizational skills among preschool teachers in the Northern mountainous region of Vietnam.

- Evaluated the current status of fostering inclusive education organizational skills for preschool teachers in the Northern mountainous region of Vietnam.

- Proposed seven measures to enhance inclusive education organizational skills for preschool teachers in the Northern mountainous region of Vietnam.

- Conducted experiments with the proposed measures to foster inclusive education organizational skills for preschool teachers in the Northern mountainous region of Vietnam and verified their feasibility and effectiveness.

5. Products

5.1. Scientific products:

[1]. Thu Thi Kim Dam, Huyen Thi Thanh Nguyen (2024). Inclusive education organization skills of preschool teachers: An Exploratory Study in the Northern Mountainous Regions of Vietnam, International Journal of Religion (IJOR). Volume: 5, Number 10, pp. 1055 – 1067. ISSN: 2633-352X (Print), ISSN: 2633-3538 (Online). DOI: https://doi.org/10.61707/xa5sgg63

[2]. Dam Thu Kim Thu, Nguyen Thi Minh Nguyet (2022). Measures to Develop Communication Skills for Children with Intellectual Disabilities. Journal of Educational Equipment, No. 265, Issue 2, May, pp. 115-117.

[3]. Dam Thu Kim Thu, Nguyen Thi Minh Nguyet (2023). Teachers' Evaluation of Children with Intellectual Disabilities Aged 3-6 in Some Inclusive Preschools in Thai Nguyen City. Journal of Educational Equipment, No. 289, Issue 2, May, pp. 38-40.

[4]. Nguyen Thị Hoa, Dam Thu Kim Thu (2023). Management Measures for Fostering Inclusive Education Capacity for Teachers in Preschools in Dien Bien Phu City, Dien Bien Province. Journal of Educational Equipment, Special Issue, May., pp. 527-529.

[5]. Nguyen Thi Khanh Thu, Dam Thu Kim Thu (2023). Management Measures for Inclusive Education Activities for Children with Disabilities in Preschools in Dien Bien Phu City, Dien Bien Province. Journal of Educational Equipment, Special Issue, May, pp. 470-472.

[6]. Dam Thu Kim Thu (2023). Organizing Inclusive Education for Children with Disabilities in Preschools in Dien Bien Phu City, Dien Bien Province. Journal of Science, Hanoi National University of Education, December 2023, pp. 424-434, ISSN: 2354-1075, DOI: 10.18173/2354-1075.2023-0108.

5.2. Training products

   Guide to 04 master's theses:

- Nguyen Thi Hoa (2023). Management of Fostering Inclusive Education Capacity for Teachers in Preschools in Dien Bien Phu City, Dien Bien Province. Master's Thesis, University of Education - Thai Nguyen University.

- Nguyen Thi Khanh Thu (2023). Management of Inclusive Education Activities for Children with Disabilities in Preschools in Dien Bien Phu City, Dien Bien Province. Master's Thesis, University of Education - Thai Nguyen University.

- Nguyen Thi Linh Nham (2023). Management of Fostering Inclusive Education Capacity for Primary School Teachers in Ba Che District, Quang Ninh Province. Master's Thesis, University of Education - Thai Nguyen University.

- Ly Thi Hoai Van (2024). Management of Inclusive Education for 5-6-Year-Old Children in Preschools in Si Ma Cai District, Lao Cai Province. Master's Thesis, University of Education - Thai Nguyen University.

5.3. Application products

- Proposal for training measures applied in the process of organizing inclusive education for preschool teachers in the Northern mountainous region of Vietnam.

- Survey toolkit on inclusive education activities in preschools and organizational skills of preschool teachers in inclusive education.

- Data on the current status of inclusive education organizational skills among preschool teachers in the Northern mountainous region of Vietnam.

6. Transfer method, application address, impact and benefits of research results

6.1. Transfer method

Transfer the research product of the project leader to the Departments of Education and Training, as well as inclusive preschools in the Northern mountainous region of Vietnam..

6.2. Application address

- Inclusive preschools; Departments of Education and Training in provinces within the Northern mountainous region of Vietnam.

- The research findings is reference materials for undergraduate students, postgraduate students, and doctoral candidates in the fields of Education and Educational Management.

6.3. Impact and benefits of the project

6.3.1. For the field of education and training:

The project has contributed to training 04 Master's in Educational Management, as well as producing one reference book that contributes to the development of education and training at Thai Nguyen University. The research outcomes of the project serve as materials for research and training for undergraduate and postgraduate students in the fields of Educational Management, Education, and Special Education. Specifically, they enhance the research capabilities of young lecturers, thereby improving the quality and effectiveness of education and scientific research at Thai Nguyen University of Education.

6.3.2. For related fields of science and technology::

The outcomes of the project serve as reference materials for research units and preschool educational institutions.

The research results of the project are published in reputable specialized scientific journals and international journals. This also presents a good opportunity to expand collaboration with research institutions and centers both in Vietnam and internationally.

6.3.3. For socio- economic development:

The research outcomes of the project contribute to realizing the Party and State's policies in achieving the educational goal for all individuals, particularly in the Northern mountainous region of Vietnam.

Successful application of the research results aids in effectively implementing inclusive education for children in the Northern mountainous region, and enhances the overall effectiveness of inclusive education initiatives.

6.3.4. For the presiding organization and institutions applying the research results:

- For the presiding organization and individual participating in the project implementation:

+ Enhance research capabilities and competencies for staff participating in the project in the field of education in general and education in diverse learning environments in particular.

+ The research outcomes of the project serve as materials for research and training for undergraduate and postgraduate students majoring in Education and Educational Management at Thai Nguyen University's School of Education.

+ Publications in domestic and international journals will contribute to enhancing the research quality of young lecturers, improving the quality and effectiveness of education and scientific research at Thai Nguyen University, and accessing the scientific research level of the region and the world.

- For the institutions applying the research results:

+ The research outcomes of the project serve as a basis for Departments of Education and Training, Education Offices, and Inclusive Preschools in the Northern mountainous region of Vietnam to implement training programs on inclusive education organizational skills for preschool teachers.

+ Provide training materials for preschool teachers; supplement reference books for lecturers, trainees, and students of Thai Nguyen University's School of Education when researching the issue of inclusive education organizational skills for preschool teachers.