Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin luận án của NCS. Đỗ Công Ba

Đăng ngày: 17-01-2020 | 1754 lần đọc
|

TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ

                                                     

Tên luận án: “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, đề xuất giải pháp bảo tồn và khai thác hợp lý phục vụ cho phát triển bền vững”

Ngành: Sinh thái học                  

Mã số: 9420120

Họ và tên NCS: Đỗ Công Ba

Người hướng dẫn khoa học:

  1. PGS.TS. Lê Ngọc Công
  2. NCVC.TS. Lê Đồng Tấn

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

 

NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Lần đầu tiên sử dụng khung phân loại của UNESCO (1973) để phân loại và mô tả đặc điểm hình thái, cấu trúc của các kiểu thảm thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

2. Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về tính đa dạng của hệ thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, gồm 726 loài, 462 chi, 137 họ, thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch.

3. Luận án làm sáng tỏ vai trò của thảm thực vật, hệ thực vật trong việc bảo vệ cảnh quan, môi trường, sinh kế của người dân và những yếu tố tác động ảnh hưởng đến tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

4. Đề xuất được 2 nhóm giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, gồm: Nhóm giải pháp cấp bách (gồm 4 giải pháp); Nhóm giải pháp lâu dài (gồm 9 giải pháp).

 

KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN,

NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Khả năng ứng dụng trong thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án là những dẫn liệu khoa học mới về tính đa dạng của thảm thực vật (đặc điểm hình thái, cấu trúc của các kiểu thảm) và hệ thực vật  (thành phần loài, thành phần dạng sống, giá trị sử dụng, các yếu tố địa lý, giá trị bảo tồn) tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

Luận án đưa ra những dẫn liệu khoa học về vai trò của thảm thực vật, hệ thực vật trong việc bảo vệ cảnh quan, môi trường, sinh kế của người dân và những yếu tố tác động ảnh hưởng đến tính đa dạng thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.

Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý thảm thực vật và hệ thực vật tại Khu di tích lịch sử Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu

Cần nghiên cứu một cách có hệ thống nhu cầu sử dụng gỗ và lâm sản ngoài gỗ phổ biến của người dân trong Khu di tích để có giải pháp phù hợp, hạn chế việc khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng.

Cần nghiên cứu hoàn thiện để thực hiện hiệu quả “Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng” để người dân làm nghề rừng được hưởng lợi từ thành quả bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng.

 

INFORMATION OF DOCTORAL DISSERTATION                                                

Dissertation tittle: “Study the plant diversity at Tan Trao historical site in Tuyen Quang province and propose conservation and rational exploitation solutions for sustainable development”

Major: Ecology

Code: 9420120

Ph.D. Candidate: Do Cong Ba

Scientific Supervisors:

  1. Assoc. Prof. Dr Le Ngoc Cong
  2. Dr. Le Dong Tan

Training Institution: University of Education - Thai Nguyen University

 

 NEW SCIENTIFIC FINDINGS OF THE DISSERTATION

1. For the first time, the classification framework of UNESCO (1973) was used to classify and describe the morphological and structural characteristics of vegetation types at Tan Trao Historic site, Tuyen Quang province.

2. The thesis is the first systematic and comprehensive study on the diversity of the flora in Tan Trao historical site, Tuyen Quang province, including 726 species, 462 genera, 137 families, belonging to 6 vascular plant branches.

3. The thesis has clarified the role of the vegetation and flora in protecting the landscape, environment, people's livelihoods and the factors that affect the diversity of plants in Tan Trao historical site, Tuyen Quang province.

4. The thesis has proposed 2 groups of solutions to preserve the plant diversity in Tan Trao historical site, including: a group of urgent solutions (including 4 solutions) and a group of long-term solutions (including 9 solutions).

 

APPLICATIONS IN PRACTICE AND

RECOMMENDATIONS FOR FURTHER STUDIES

1. Practical applications of the research results

The research results of the thesis are new scientific data on the diversity of the vegetation (morphological characteristics, structure of vegetation types) and flora (species composition, life form components, usage value, geographical factors, conservation value) in Tan Trao historical site, Tuyen Quang province.

The thesis presents scientific data on the role of the vegetation and flora in protecting the landscape, environment, people's livelihoods and the factors affecting the plant diversity in Tan Trao historical site, Tuyen Quang province.

The research results of the thesis are the scientific basis for proposing solutions to conserve, exploit and properly use the vegetation and flora in Tan Trao historical relic area, Tuyen Quang province for sustainable development of economy, society and environment.   

2. Recommendations for further studies

It is necessary to systematically study the common needs of using timber and non-timber forest products of people in the historical site to propose appropriate solutions, limiting over exploitation of forest resources.

It is necessary to complete the study to effectively implement the "Payment mechanism for forest environment services" so that foresters can benefit from the achievements of protecting and developing forest resources.

 

Nguồn: Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.