Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Bộ mã số B2017-TNA-45 do PGS.TS. Phí Thị Hiếu - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 26-09-2019 | 313 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

  • Tên đề tài: Các giải pháp giáo dục nhằm giảm hành vi bạo lực học đường cho học sinh Trung học cơ sở
  • Mã số: B2017-TNA-45
  • Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Phí Thị Hiếu
  • Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên
  • Thời gian thực hiện: 30 tháng (từ 1/2017 đến 6/2019)

2. Mục tiêu

Đề xuất các giải pháp giáo dục nhằm giảm hành vi bạo lực học đường cho học sinh Trung học cơ sở.

3. Tính mới và sáng tạo

  • Đánh giá thực trạng các giải pháp giáo dục nhằm giảm hành vi bạo lực học đường cho học sinh ở các trường Trung học cơ sở.
  • Phân tích đặc điểm tâm lý của học sinh tham gia vào bạo lực học đường.
  • Đề xuất các giải pháp giáo dục nhằm giảm hành vi bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở.

4. Kết quả nghiên cứu

  • Xây dựng được cơ sở lí luận của đề tài: Xác định các khái niệm công cụ, các cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề bạo lực học đường; đặc điểm tâm lý của HS THCS tham gia vào bạo lực học đường.
  • Xây dựng công cụ nghiên cứu thực trạng và đánh giá thực trạng hành vi bạo lực học đường, đặc điểm tâm lý của học sinh có hành vi bạo lực học đường, các giải pháp giáo dục nhằm giảm hành vi bạo lực học đường mà các trường Trung học cơ sở đã sử dụng.
  • Đề xuất các giải pháp giáo dục nhằm giảm hành vi bạo lực học đường cho học sinh Trung học cơ sở.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

  1. Phí Thị Hiếu (2018), “Формирование у дошкольников навыков предотвращения насилия и борьбы с ним (Hình thành kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ mẫu giáo)”, The scientific heritage, № 29, pp.23-25.
  2. Phí Thị Hiếu (2018), “Nhận thức của học sinh trung học cơ sở về hành vi bạo lực học đường”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 180, kỳ 1, tr.69-71,74.
  3. Phí Thị Hiếu, Nguyễn Phương Linh (2018), “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh Trung học phổ thông ở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 183, kỳ 2, tr.145 -147,154.
  4. Bản thảo sách chuyên khảo: Phí Thị Hiếu, Trần Anh Tuấn (2019), “Phòng chống bạo lực học đường ở trường Trung học cơ sở (đã nghiệm thu và có giấy xác nhận xuất bản).

5.2. Sản phẩm đào tạo

- 03 học viên cao học đã bảo vệ luận văn thạc sĩ.

  1. Nguyễn Phương Linh (2017), Quản lý hoạt động giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, chuyên ngành Quản lý giáo dục, trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
  2. Lò Thị Xon (2018), Giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ mẫu giáo tại huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, chuyên ngành Quản lý giáo dục, trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.
  3. Nguyễn Thu Hằng (2019), Quản lý hoạt động phòng chống bạo hành trẻ em ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, chuyên ngành Quản lý giáo dục, trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.

- 01 sinh viên đã bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

  1. Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2019), Nhận thức của học sinh trường THCS Sài Sơn huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội về hành vi bạo lực trực tuyến, Khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

  • Các giải pháp giáo dục do đề tài đề xuất góp phần thay đổi nhận thức và hành vi của học sinh theo chiều hướng tốt hơn nhằm phòng ngừa và giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường.
  • Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn giúp cho các nghiên cứu bạo lực học đường dưới góc độ xã hội học, đạo đức học…được sâu sắc hơn; là căn cứ để các tổ chức đoàn thể xã hội đề xuất các tác động giáo dục thanh thiếu niên có hiệu quả.
  • Kết quả nghiên cứu và các bài báo công bố trên các tạp chí khoa học có thể ứng dụng trong quá trình thực hiện hoạt động phòng chống bạo lực học đường ở các trường Trung học cơ sở, sử dụng làm tài liệu phục vụ đào tạo và nghiên cứu cho sinh viên, học viên cao học, cán bộ của Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và những người quan tâm đến lĩnh vực này.

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General Information

  • Project title: "Educational solutions to reduce school violence behavior for secondary school students"
  • Code: B2017- TNA- 45
  • Coordinator: A.Prof. Dr. Phi Thi Hieu
  • Implementing institution: Thai Nguyen University
  • Duration: 30 months (1/2017 - 6/2019)

2. Objective(s)

Recommend/Propose educational solutions to reduce school violence behavior for secondary school students.

3. Creativeness and innovativeness

Assess the reality of education solutions to reduce school violence behavior for secondary school students, the psychological characteristics of secondary school students involved in school violence and propose educational solutions to reduce school violence.

4. Research results

  • Developing the theoretical basis for the study: Identify the concepts of tools and different approaches to school violence; Psychological characteristics of secondary school students involved in school violence.
  • Developing a tool to study the current situation and assess the situation of school violence behavior, psychological characteristics of students with acts of school violence, education solutions to reduce school violence behavior Secondary schools used.
  • Propose educational solutions to reduce school violence behavior for secondary school students.

5. Products

5.1. Scientific products

  1. Phí Thị Hiếu (2018), “Educating preschoolers how to fight againts child abuse”, The scientific heritage, № 29, pp.23-25.
  2. Phí Thị Hiếu (2018), “Secondary students’ awareness of school violence behavior”, Journal of Educational Equipment Magazine, № 180 (1), pp.69-71,74.
  3. Phí Thị Hiếu, Nguyễn Phương Linh (2018), “Management measures for educational activities to prevent and fight against school violence for highschool students in Yen Bai city, Yen Bai province”, Journal of Educational Equipment Magazine, № 183 (2), pp.145 -147,154.
  4. Monograph script: Phí Thị Hiếu, Trần Anh Tuấn (2019), “Prevent and fight against school violence at secondary schools (đã nghiệm thu).

5.2. Training products

- 03 master students graduated:

  1. Nguyen Phuong Linh (2017), Management for educational activities to prevent and fight against school violence for highschool students in Yen Bai city, Yen Bai province, The Education management master thesis, University of Education - Thai Nguyen University.
  2. Lo Thi Xon (2018), Solutions to ensure safety for preschoolers in Nam Po district, Dien Bien province, The Education management master thesis, University of Education - Thai Nguyen University.
  3. Nguyen Thu Hang (2019), Management for activities to prevent and fight child violence at kindergartens in Cao Bang city, Cao Bang province, The Education management master thesis, University of Education - Thai Nguyen University.

- 01 thethis student graduated:

  1. Nguyen Thi Quynh Anh (2019), Students’ awareness of online violence behavior of Sai Son secondary school in Quoc Oai district, Ha Noi city, The psychology graduation thesis, University of Education - Thai Nguyen University.

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

  • Educational solutions were proposed contribute to changing students' awareness and behaviors in a better way to prevent and minimize school violence.
  • Research results provide theoretical and practical basis for the study of school violence in the perspective of sociology, ethics ... are more profound; is the basis for social organizations to effectively propose education impacts to youth.
  • Research results and articles published in scientific journals may be applied in the process of perform prevention activities school violence in secondary schools, used as documents for training and research for students, master students, teachers of the Education University - Thai Nguyen University and those who are interested in this field.