Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Bộ mã số B2017-TNA-46 do PGS.TS. Trần Bảo Ngọc - Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 29-05-2019 | 432 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

  • Tên đề tài: Khảo sát một số yếu tố năng lực nghề nghiệp của bác sĩ hệ cử tuyển giai đoạn 1991-2015 và đề xuất giải pháp phát triển chương trình đào tạo Y Dược cho đối tượng cử tuyển của Đại học Thái Nguyên
  • Mã số: B2017-TNA-46
  • Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Trần Bảo Ngọc
  • Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên.
  • Thời gian thực hiện: từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2018

2. Mục tiêu

  1. Đánh giá thực trạng một số yếu tố năng lực nghề nghiệp của bác sĩ hệ cử tuyển được đào tạo tại Trường Đại học Y Dược-Đại học Thái Nguyên giai đoạn 1991-2015.
  2. Đề xuất được các giải pháp phát triển chương trình đào tạo Y Dược cho đối tượng cử tuyển của Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020.

3. Tính mới và sáng tạo

Qua tham khảo quyết định của Bộ Y tế và chuẩn năng lực BS đa khoa 2015 và tham khảo một số nghiên cứu khác, nhóm tác giả đã xây dựng được bảng hỏi tự điền gồm 28 câu cho 3 lĩnh vực năng lực chuyên môn cho BS đã tốt nghiệp và 26 câu cho 2 lĩnh vực dành cho người quản lý trực tiếp BS cử  tuyển. Qua phân tích, các câu hỏi này đều có giá trị tin cậy cao, phân tích nhân tố khám phá (EFA) hình thành 5 nhân tố để đánh giá năng lực nghề nghiệp của BS cử tuyển nói chung và BS đối tượng khác nói riêng.

Phần khảo sát định tính với những góp ý gợi ý của các chuyên gia đã được các BS cử tuyển phản hồi qua phát vấn và ý kiến thảo luận tại buổi Hội thảo quy mô lớn đã hình thành đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực nghề nghiệp của BS cử tuyển cũng như đổi mới chương trình đào tạo y dược nói chung cho đối tượng cử tuyển của Trường Đại học Y Dược-Đại học Thái Nguyên.

4. Kết quả nghiên cứu

406 BS cử tuyển phản hồi bảng hỏi tự điền về năng lực nghề nghiệp (tỷ lệ đạt 69,9%), 186 BS cử tuyển trả lời phát vấn về đề xuất giải pháp (tỷ lệ 74,4%).

94,4% BS cử tuyển phản hồi là dân tộc thiểu số (có 7 BS thuộc nhóm DTTS rất ít người), tỷ lệ nam/nữ là 1/1,39.

Xếp loại tốt nghiệp: Giỏi 1 BS (0,2%), số lượng và tỷ lệ bằng Khá, Trung bình khá và Trung bình lần lượt là 98 (24,1%); 169 (41,6%) và 138 (34,1%).

Năng lực nghề nghiệp của các BS cử tuyển theo thang điểm Likert 5 mức độ ở 5 nhân tố sau phân tích EFA cho BS tự đánh giá là: NT1 Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, phối hợp công tác: 3,97 (83,5% ≥ 3,4); NT2 Năng lực nghề nghiệp, hoạt động bổ trợ: 3,60 (70,2% ≥ 3,4); NT3 Năng lực hoạt động chuyên nghiệp: 4,19 (92,95% ≥ 3,4); cho cán bộ quản lý đánh giá: NT4 Thái độ trong công tác và năng suất lao động: 3,68 (77,8% ≥ 3,4); NT5 Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: 3,17 (39,9% ≥ 3,4).

Điểm số cao hơn có ý nghĩa ở nữ giới với NT4; BS vùng Đông Bắc cũng ở NT4. Có xu hướng thâm niên công tác trên 10 năm điểm số tốt hơn ở NT2. Yếu tố nhóm DTTS, xếp loại học lực THPT, xếp loại tốt nghiệp không có khác biệt về điểm số ở cả 5 nhân tố.

Về các giải pháp: 1) 96,8% (180/186) các phiếu phát vấn đều nhất trí cần xét tuyển kỹ lưỡng văn hóa đầu vào với đối tượng cử tuyển. Gần 2/3 ý kiến được hỏi (112/186) nên xem xét đầu ra của đối tượng cử tuyển nên phục vụ tại tuyến cơ sở, vì theo họ cũng như căn cứ kết quả đào tạo hầu hết xếp loại trung bình nên rất khó thể hiện năng lực chuyên môn ở tuyến cao hơn. 2) 145/186 phiếu phát vấn (78,0%) đồng ý đề nghị Nhà trường xếp đều SV cử tuyển vào các lớp khác, tránh xếp một lớp chuyên biệt như trước. 3) 98,4% (183/186) các ý kiến đề nghị Nhà trường cải tiến phương pháp giảng dạy, tập trung rèn luyện kỹ năng tay nghề vì các BS cử tuyển cho rằng kiến thức lý thuyết có thể đọc được, nhưng thực hành chuyên môn mới thực sự quan trọng cho nghề nghiệp tương lai. 4) 157/186 phiếu (84,4%) các ý kiến phát vấn đều đồng ý tăng cường trao đổi giữa Nhà trường-Các cơ sở y tế nói chung và nơi các BS cử tuyển công tác nói riêng.

5. Sản phẩm

  1. Trần Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Tiến Dũng và cs (2018), “Năng lực nghề nghiệp của bác sĩ cử tuyển 15 tỉnh tốt nghiệp từ Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên giai đoạn 1997-2016”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 472, số đặc biệt (Chào mừng 50 năm thành lập Đại học Y Dược Thái Nguyên), tr. 798-805.
  2. Trần Bảo Ngọc, Nguyễn Tiến Dũng, Lê Ngọc Uyển, Nguyễn Thị Hoa (2018), “Đánh giá của bác sĩ cử tuyển về môi trường đào tạo đại học tại Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên”, Tạp chí Y học thực hành, tập 1071 (5), tr. 103-106.
  3. Trần Bảo Ngọc, Lê Ngọc Uyển, Bùi Thanh Thủy (2018), “Thực trạng xếp loại tốt nghiệp sinh viên diện cử tuyển ở trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2013-2017”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, tập 183 (7), tr. 91-95.
  4. Trần Bảo Ngọc, Lê Ngọc Uyển, Nguyễn Tiến Dũng và cs (2018), “Giá trị và độ tin cậy của bảng hỏi tự đánh giá năng lực của bác sĩ cử tuyển tại Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 464 (1), tr. 147-151.
  5. Trần Bảo Ngọc, Lê Ngọc Uyển, Nguyễn Tiến Dũng và cs (2018), “Năng lực nghề nghiệp của bác sĩ cử tuyển tốt nghiệp từ trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên giai đoạn 1991-2015”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên, tập 180, 180 (4), tr. 73-79.
  6. Trần Bảo Ngọc, Bùi Thanh Thủy, Nguyễn Tiến Dũng, Doãn Thùy Dung và cs (2018), “Thực trạng và một số giải pháp với chương trình đào tạo nhằm cải thiện năng lực nghề nghiệp của bác sĩ cử tuyển”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 472, số đặc biệt (chào mừng 50 năm thành lập Đại học Y Dược Thái Bình), tr. 684-690.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

Các Sở y tế và các đơn vị hiện đang sử dụng các bác sĩ cử tuyển thấy rõ thực trạng chất lượng các bác sĩ, từ đó sẽ tăng cường công tác đào tạo liên tục để nâng cao năng lực.

Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên sẽ có những đổi mới phù hợp trong công tác phát triển chương trình đào tạo đại học cho sinh viên cử tuyển. Góp thêm thông tin để chỉnh sửa chuẩn đầu ra phù hợp với đối tượng tuyển sinh. Gắn nội dung đào tạo với hoàn cảnh thực tế kinh tế xã hội đất nước.

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

  • Project title: Surveying some factors of occupational competencies on doctors graduated from nominated-based program in the period of 1991-2015 and proposing solutions to develop medical and pharmacy programs nominated candidates studying at Thai Nguyen University
  • Code number: B2017-TNA-46
  • Coordinator: Assoc. Prof Tran Bao Ngoc
  • Implementing Institution: Thai Nguyen University
  • Duration: from 01/2017 to 12/2018

2. Objectives

  1. To assess the state of occupational competency factors of the nominated doctors trained at Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy between the years 1991-2015.
  2. Proposing solutions to develop medical and pharmacy training programs for nominated enrollees at Thai Nguyen University in the period of 2016-2020.

3. Creativeness and innovativeness

Referring the decision promulgated by Ministry of Health and the Competencies of General Practitioners (2015) and a number of other studies, the authors built a questionnaire consisting of 28 questions, covering 3 areas of professional competence for graduated medical doctors and 26 questions, covering 2 areas for direct managers of nominated doctors. Analysis of questions revealed that they had high reliability value, and through exploratory factor analysis (EFA) 5 factors were found to assess the professional competences of the selected doctors in general and others in particular.

The qualitative survey with suggestions from experts were completed by nominated doctors through plenary discussion in a large workshop, which came up with recommendations and solutions to improve professional competences for nominated doctors as well as to renovate medical and pharmacy training programs generally for nominated candidates studying Thai Nguyen University- University of Medicine and Pharmacy.

4. Research results

406 study participants were selected to respond to the questionnaire on professional competence (69.9%), 186 participants participated in answering questions to suggest solutions (74.4%).

94.4% of the study participants hag ethnic background. The rate of male and female was 1/1.39.

Grades at graduation: 01 had distinction (0.2%). The number of those with credit, strong pass and pass were 98 (24.1%); 169 (41.6%) and 138 (34.1%) respectively.

The doctors’ professional competence according to the Likert scale of 5 levels in 5 factors after EFA analysis self-assessment from the doctors showed that: NT1 Professional and occupational competences, coordination of work: 3.97 ( 83.5% ≥ 3,4 ); NT2 Professional and supporting capacity: 3.60 (70.2% ≥ 3,4 ); NT3 Professional operational capacity: 4.19 (92.95% ≥ 3,4 ); for managers’ assessment: NT4 attitude in work and productivity: 3.68 (77.8% ≥ 3.4); NT5 Professional and occupational capacity: 3.17 (39.9% ≥ 3,4 ).

Higher score was significant among female doctors, Northeast doctors with NT4. Those with work experience of more than 10 years tended to have better scores in NT2. Factors including, ethnicity, high school results and high school graduation rankings did make any significant difference of scores.

Solutions: 1) Input and output enrollment: 96.8% (180/186), almost agreed with careful enrollment of input qualification of nominated candidates. Nearly two-thirds of the respondents (112/186; 60.2%) said outcomes for doctors working at grassroot level should be considered; because according to them, based on the results of the training, most were ranked at pass level, it is very difficult to show professional competence at higher levels. 2) Training organization: 145/186 questionnaires (78.0%) suggested that the school should assign enrolled students into different classes, instead of in the same class. 3) Teaching methods, evaluation: 98.4% (183/186) of the participants suggested the school to improve teaching methods, focuses on training skills because in nominated doctors’ view, knowledge could be read, while new professional practice is really important for future career. 4) Employer-School coordination: 157/186 votes (84.4%) agreed to enhance exchanges between the School and health facilities in general and where the nominated doctors to work in particular.

5. Products

  1. Tran Bao Ngoc, Nguyen Thi Hoa, Nguyen Tien Dung, et al (2018), “The professional capacity of doctors nominated from 15 provinces graduated from Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy in the 1997-2016 period”, Vietnam Journal of Medicine, 472, special issue, pp. 798-805.
  2. Tran Bao Ngoc, Nguyen Tien Dung, Le Ngoc Uyen, Nguyen Thi Hoa (2018), “Nominated doctors’ comment on university training environment at University of Medicine and Pharmacy - Thai Nguyen University”, Journal of Practical Medicine, 1071 (5), pp. 103-106.
  3. Tran Bao Ngoc, Le Ngoc Uyen, Bui Thanh Thuy, et al (2018), “Current graduation status of nominated graduates at University of Medicine and Pharmacy - Thai Nguyen University in the period of 2013-2017”, Journal of Science and Technology, Thai Nguyen University, 183 (7), pp. 91-95.
  4. Tran Bao Ngoc, Le Ngoc Uyen, Nguyen Tien Dung, et al (2018), “The value and reliability of the self-assessment questionnaire on nominated doctors at Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy”, Vietnam Journal of Medicine, 464 (1), pp. 147-151.
  5. Tran Bao Ngoc, Le Ngoc Uyen, Nguyen Tien Dung, et al (2018), “Professional capacity of nominated doctors graduated from University of Medicine and Pharmacy - Thai Nguyen University in the period of 1991-2015”, Journal of Science and Technology, Thai Nguyen University, 180 (4), pp. 73-79.
  6. Tran Bao Ngoc, Bui Thanh Thuy, Nguyen Tien Dung, Doan Thuy Dung, et al (2018), “Current situation and some solutions for training programs to improve professional capacity of nominated doctors”, Vietnam Journal of Medicine, 472, special issue, pp. 684-691.

6. Transfer alternatives, application institutions, impact and benefits of research results

Health departments and units that are currently employing nominated doctors clearly find the quality of doctors, which will enhance continuous training to improve capacity.

University of Medicine and Pharmacy, Thai Nguyen University will have appropriate innovations in improving university training programs for undergraduate students. The study findings contribute more information to revising outcome standards in accordance with enrollees. Similarly, the study helps connect training contents with actual socio-economic situation of the country.