Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2016-TN07-01 do ThS. Trịnh Minh Đức - Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 19-07-2019 | 421 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

  • Tên đề tài: Xây dựng phần mềm diệt virus ICTUAV
  • Mã số: ĐH2016-TN07-01
  • Chủ nhiệm: ThS. Trịnh Minh Đức
  • Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
  • Thời gian thực hiện: 24 tháng

2. Mục tiêu

Đưa ra đánh giá về các loại mã độc, tìm hiểu các phương pháp phân tích, trích rút đặc trưng mã độc từ đó xây dựng một phần mềm có khả năng phát hiện và loại bỏ mã độc

3. Kết quả nghiên cứu

  • Đề tài đã thực hiện tìm hiểu về lập trình Win 32 API, Named Pipes.
  • Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các loại mã độc, cách thức lây lan phá hoại của mã độc, các phương pháp phát hiện và loại bỏ mã độc đồng thời nghiên cứu về các phương pháp trích rút đặc trưng mã độc qua đó đề xuất được một giải pháp trích trọn đặc trưng cho bài toán phát hiện mã độc.
  • Bên cạnh đó đề tài cũng đưa ra các kỹ thuật để xây dựng cơ sở dữ liệu mẫu mã độc.

4. Sản phẩm

Bài báo đăng tạp chí, kỷ yếu trong nước: 03

  1. Võ Văn Trường, Trịnh Minh Đức, Nguyễn Văn Vinh, Lê Khánh Dương (2016), “Đề xuất giải pháp trích chọn đặc trưng cho các thuật toán phân lớp dữ liệu trong kỹ thuật học máy giám sát và ứng dụng hiệu quả vào bài toán phát hiện mã độc”, Tạp chí Công nghệ thông tin và truyền thông – Bộ TT&TT, 529 (719), tr. 38-46.
  2. Võ Văn Trường, Trịnh Minh Đức, Nguyễn Văn Vinh, Lê Khánh Dương (2016), “Đề xuất giải pháp trích chọn đặc trưng cho các thuật toán phân lớp dữ liệu trong kỹ thuật học máy giám sát và ứng dụng hiệu quả vào bài toán phát hiện mã độc”, Kỷ yếu hội thảo Một số vấn đề chọn lọc về an toàn an ninh thông tin lần thứ 1, Học viện kỹ thuật mật mã.
  3. Trịnh Minh Đức, Đinh Khánh Linh, Lê Khánh Dương, Võ Văn Trường (2019), “Một số kỹ thuật tạo cơ sở dữ liệu mẫu mã độc”, Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Thái Nguyên (đã được chấp nhận đăng).

Đề tài sinh viên NCKH: 01

  1. Nguyễn Hoàng Thắng. “Nghiên cứu và xây dựng hệ thống quét mã độc trực tuyến”. Đề tài khoa học cấp sinh viên năm 2018. Kết quả nghiệm thu đạt loại Tốt theo QĐ số 31/QĐ-DH CNTT&TT, ngày 07/01/2019 của trường đại học CNTT&TT về việc công nhận kết quả thực hiện các đề tài KH&CN cấp cơ sở và sinh viên năm 2018.

Sản phẩm ứng dụng: Phần mềm diệt virus ICTUAV

5. Hiệu quả

  • Giáo dục, đào tạo: Sản phẩm của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên học các môn học liên quan đến chuyên ngành an toàn thông tin có thể hiểu được cơ chế hoạt động và các phương pháp phát hiện mã độc.
  • Kinh tế, xã hội: Phần mềm có khả năng phát hiện và loại bỏ các loại mã độc, giúp bảo vệ người dùng tránh được các nguy cơ bị đánh cắp mật khẩu, tài khoản ngân hàng, thông tin cá nhân … tránh được các thiệt hại về kinh tế.

6. Khả năng áp dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu

Phần mềm đã được sử dụng tại công ty Lumi Việt Nam và đang tiếp tục được nâng cấp để có thể chuyển giao đến các đơn vị khác.

 

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

  • Project title: BUILDING THE ICTUAV ANTI-VIRUS SOFTWARE
  • Code number: ĐH2016-TN07-01
  • Coordinator: Msc. Trinh Minh Duc
  • Implementing institution: Thai Nguyen University of Information Technology and Communication
  • Duration: 24 months

2. Objective(s)

Giving evaluations on types of malicious softwares, studying analysis methods, feature extractions of malwares from there building a software which is capable of detecting malwares.

3. Research results

  • The subject studied about Win 32 API, Named Pipes.
  • Types of malwares, spreading and detructive actions of malwares.
  • Studying about methods for detecting and removing malwares.
  • Feature extraction methods.
  • Proposing a feature extraction algorithm for malware detection.

4. Products

Published articles in the country’s magazines: 03.

  1. Vo Van Truong, Trinh Minh Duc, Nguyen Van Vinh, Le Khanh Duong (2016), “Proposing a feature extraction method for malware detection problem”, Journal of Information & Communications Technology, 529 (719), pp. 38-46.
  2. Vo Van Truong, Trinh Minh Duc, Nguyen Van Vinh, Le Khanh Duong (2016), “Proposing a feature extraction method for malware detection problem”, In proceedings of SoIS 2016, ACT.
  3. Trinh Minh Duc, Dinh Khanh Linh, Le Khanh Duong, Vo Van Truong (2019), “A number of techniques to create malware database”, TNU Journal of Science and Technology (accepted to publish).

Student research topic: 01.

  1. Nguyen Hoang Thang. “Studying and building an online malware scanning system”. Student research topic 2018. Achieving the good result.

Applied products: The anti-virus software ICTUAV

5. Effects

  • Education: Products of the project will be reference material sources for students who study subjects related to Information security
  • Economy and society: The software is capable of detecting and removing malwares, which protects users from avoiding risks such as loss of passwords, bank accounts…

6. The ability to applying and methods of transferring the results of research

The software is used by Lumi Company and being updated more function.