Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2017-TN08-10 do ThS. Nguyễn Thị Tuân- Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 01-11-2019 | 912 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

  • Tên đề tài: Tăng cường chức năng kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Thép Việt Nam-CTCP
  • Mã số: ĐH2017-TN08-10
  • Chủ nhiệm đề tài: ThS.Nguyễn Thị Tuân
  • Tổ chức chủ trì: Trường ĐH Kinh tế & QTKD
  • Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ tháng 01 năm 2017 đến tháng 12 năm 2018)

2. Mục tiêu

* Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường chức năng KTNB nhằm thực hiện hiệu quả công tác quản lý rủi ro, kiểm soát và quản trị nội bộ tại VNSTEEL

* Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu chung được cụ thể hóa thành các mục tiêu như sau:

  • Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về chức năng KTNB hiện đại làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp và khuyến nghị trong phần sau.
  • Nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng thực hiện chức năng KTNB tại VNSTEEL, nhận định nguyên nhân của thực trạng đó.
  • Đề xuất các khuyến nghị nhằm tăng cường chức năng KTNB góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát tại VNSTEEL.

3. Tính mới và sáng tạo

Đề tài đã tiếp cận nghiên cứu trên quan điểm hiện đại về chức năng KTNB và quản trị doanh nghiệp, có tham chiếu lịch sử và kinh nghiệm thực hiện chức năng KTNB của các nước và các doanh nghiệp có kinh nghiệm về lĩnh vực này. Trên cơ sở đó, đề tài khảo sát và đánh giá tình hình thực hiện chức năng KTNB tại VNSTEEL dưới góc nhìn của các bên có liên quan đến chức năng KTNB. Những kiến nghị được đề xuất trong đề tài sẽ là cơ sở để các nhà quản lý, nhà làm chính sách nghiên cứu áp dụng tăng cường chức năng KTNB tại VNSTEEL gắn với bối cảnh mới.

4. Kết quả nghiên cứu

Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ được bản chất chức năng KTNB theo quan điểm hiện đại và các khía cạnh nội hàm có liên quan.

Thứ hai, đề tài đã khảo sát và mô tả được thực trạng KTNB, đánh giá được chức năng KTNB tại VNSTEEL cũng như xác định những nguyên nhân chủ quan và khách quan của thực trạng đó.

Thứ ba, đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp, kiến nghị cho VNSTEEL trên từng khía cạnh còn hạn chế nhằm tăng cường chức năng KTNB một cách có căn cứ thực tế và có cơ sở lý luận do đó có tính thuyết phục và khả thi cao.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

  1. Nguyễn Thị Tuân (2018), “Tiếp cận KTNB theo thông lệ quốc tế”, Tạp chí Tài chính, (680), tr. 64-67.
  2. Nguyễn Thị Tuân (2019), “Các mô hình tổ chức bộ phận KTNB-vận dụng trong Tổng công ty thép Việt Nam”, Tạp chí kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương, (541), tr.104-106.
  3. Nguyễn Thị Tuân (2019), “Kinh nghiệm quốc tế về thực hiện chức năng KTNB”, Tạp chí Tài chính, (707), tr.49-51.

5.2. Sản phẩm đào tạo

  1. Nguyễn Thị Dung-GVHD Nguyễn Thị Tuân (2018), Tăng cường vai trò của KTNB tại Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên, Mã số đề tài: SV2018-AC-09. Đề tài NCKH sinh viên, Trường ĐH Kinh tế và QTKD, xếp loại Khá.

5.3. Sản phẩm ứng dụng

  1. Báo cáo tổng kết và báo cáo tóm tắt đề tài nghiên cứu “Tăng cường chức năng KTNB tại Tổng công ty thép Việt Nam”
  2. Bản kiến nghị “Tăng cường chức năng KTNB tại Tổng công ty thép Việt Nam”

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

6.1. Phương thức chuyển giao và địa chỉ ứng dụng

  • Kết quả nghiên cứu được chuyền giao cho tổ chức chủ trì để đưa vào làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu môn học KTNB và các môn học khác của chuyên ngành kế toán-kiểm toán.
  • Kết quả nghiên cứu cũng được chuyển giao cho VNSTEEL và các đơn vị thành viên, công ty con, công ty liên kết để làm tài liệu tham khảo trong việc vận dụng, triển khai các biện pháp nhằm tăng cường chức năng KTNB.

6.2. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

* Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của sinh viên giúp sinh viên gắn kết giữa những vấn đề lí luận đã được học trong nhà trường với thực tiễn, khơi dạy niềm đam mê và hình thành tư duy, phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên từ đó thúc đẩy và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường.

* Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan

  • Kết quả nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa và góp phần làm rõ một số vấn đề lí luận về KTNB hiện đại, góp phần làm giàu thêm kho tàng lí luận về KTNB đồng thời mở ra định hướng cho các nghiên cứu sau.
  • Các bài báo đã công bố, báo cáo khoa học của đề tài là một nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho đông đảo các đối tượng quan tâm (những nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh thuộc khối ngành kinh tế, chuyên ngành kế toán- kiểm toán-phân tích kinh doanh và những người làm công tác quản lí, kiểm soát, kiểm toán trong doanh nghiệp).

* Đối với phát triển kinh tế-xã hội

Kết quả nghiên cứu cùng những khuyến nghị của đề tài góp phần hỗ trợ mạnh mẽ cho công tác quản lí hướng đến việc gia tăng giá trị và tiếp cận mục tiêu hoạt động của các DN do đó gián tiếp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ngành (thép).

* Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

Với những khuyến nghị trực tiếp tới các nhà quản trị của đơn vị được khảo sát, đề tài góp phần hoàn thiện tổ chức KTNB và tăng cường chức năng của KTNB trong doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu quản lí trong môi trường hội nhập đầy biến động và rủi ro.

* Đối với bản thân chủ nhiệm đề tài

Quá trình thực hiện đề tài giúp bản thân tác giả tích lũy kinh nghiệm, mở rộng vốn hiểu biết thực tế về lĩnh vực và địa bàn nghiên cứu. Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu của đề tài này là cơ sở dữ liệu quan trọng, có giá trị tham khảo thực tiễn hữu ích cho việc thực hiện đề tài luận án tiến sĩ của chủ nhiệm đề tài.

RESEARCH RESULTS INFORMATION

1. General information

  • Project title: Enhancing the internal audit function at VietNam Steel Corporation (VNSTEEL)
  • Code: DH2017-TN08-10
  • Project manager: MBA.Nguyen Thi Tuan
  • Host organization: University of Economics and Business Administration
  • Implementating Duration: 24 months (from Jan 2017 to Dec 2018)

2. Research objectives

  • Systematizing the basic theoretical issues about modern internal audit function as a basis for proposing solutions.
  • Doing survey and assessing internal audit function at VNSTEEL.
  • Proposing solutions and recommendations in order to enhance internal audit function in management and control at VNSTEEL.

3. Newness and creativity

The project has approached the research on the modern viewpoint of the internal audit function and corporate governance, with historical reference and experience to implement the internal audit function of the countries and enterprises experienced in this field. On that basis, the topic of survey and assessment of the implementating of the internal audit function at VNSTEEL under the perspective of 3 parties relating to the internal audit function. Proposals proposed in the project will be a basis for managers and policy makers to enhance the internal audit function at VNSTEEL in the new context.

4. Research results

Firstly, the topic highlighted the nature of the modern internal audit function and related internal aspects.

Secondly, the project has surveyed, described and evaluated the actual status of internal audit function at VNSTEEL as well as pointed out the objective and subjective causes of that situation.

Thirdly, the project has proposed petitioning groups for Steel Corporation on each aspect that is limited in order to enhance the internal audit function in basis of a realistic and theoretical way and is therefore convincing and High feasibility.

5. Products

5.1. Scientific products

  1. Nguyen Thi Tuan, (2018), "Approach to Internal Audit in accordance with international practice", Journal of Finance; (680), p. 64-67
  2. Nguyen Thi Tuan, (2019), "The organizational model of Internal Audit Department - used in Vietnam Steel Corporation", Asia-Pacific Economic Review, (541), p.104-106
  3. Nguyen Thi Tuan, (2019), " Practical experience of implementing Internal Audit function", Finance Magazine; (707), p.49-51.

5.2.Training products

  1. Nguyen Thi Dung and instructor Nguyen Thi Tuan, (2018), "Strengthening the role of Internal Audit at Thai Nguyen Iron and Steel Joint Stock Company", Student research Project, Code: SV2018-AC-09. University of Economics and Business Administration, Rank: Good.

5.3. Product application

  1. Summarized report and final report of the research “Enhancing the internal audit function at VNSTEEL”
  2. Report of proposals “Enhancing the internal audit function at VNSTEEL

6. Transfer method, application address, impact and benefits of research results

6.1. Transfer method and application address

  • The transfer to the host organization for inclusion in the reference for studying the subject of the internal audit function and other subjects of the major of auditing.
  • The transferred to VNSTEEL as a reference in organizing the internal audit function implementing measures to enhance Internal Audit  Function in VNSTEEL.

6.2. Impacts and benefits of research results

* For education and training:

The implementation of the university-level scientific research topic helps students to link theoretical issues with practice, creat passion, form thinking and methods of research science for students thereby promoting and orienting career for students after graduation.

* For related science and technology fields

  • Research results of the thesis have systematized and contributed to clarify some theoretical issues about modern internal audit, contributing to enriching the theoretical treasure of the internal audit and opening the orientation for the following studies. .
  • The published articles and scientific reports of the project are a useful reference source for a wide range of interested people (researchers, lecturers, students, graduate students, researchers lifesaving in the economic sector, majoring in accounting - auditing - business analysis and people working in management, control and auditing in enterprises).

* For socio-economic development

Research results and recommendations of the project contribute to strong support for management work towards increasing the value and approaching the operational objectives of enterprises, thus indirectly contributing to economic development. industry (steel).

* For host organizations and research application establishments

With direct recommendations to the managers of the surveyed units, the project contributes to perfecting the Internal Audit organization and strengthening the internal audit function in the enterprise towards the management objectives in the full integration environment. fluctuations and risks.

* For the project manager

The process of implementing the topic helps the author himself to gain experience, expand the real understanding of the field and field of study. In addition, the research results of this topic is an important database, valuable reference to useful practices for the implementation of the doctoral thesis of the project manager.