Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2017-TN09-05 do TS. Quyền Thị Dung - Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 03-05-2019 | 1110 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

- Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dễ tiêu của các nguyên tố dinh dưỡng Ni tơ và Phốt pho trong đất lúa nước

- Mã số: ĐH2017-TN09-05

- Chủ nhiệm đề tài: TS. Quyền Thị Dung

- Tổ chức chủ trì: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật - ĐHTN

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2017 – Tháng 12/2018

2. Mục tiêu

- Tìm hiểu hiện trạng canh tác lúa nước tại huyện Phú Xuyên.

- Đánh giá ảnh hưởng của chế độ tưới đến hàm lượng Ni tơ, Phốt pho dễ tiêu trong đất trồng lúa.

- Đề xuất một quy trình tưới tiết kiệm nước cho lúa.

3. Tính mới và sáng tạo

1) Đã đưa ra dẫn liệu chi tiết diễn biến của hàm lượng N, P dễ tiêu khi đất phù sa trung tính ít chua được cho ngập nước trong điều kiện có và không có cây lúa.

2) Đánh giá và luận giải khoa học được sự thay đổi hàm lượng của N, P dễ tiêu trong đất phù sa trung tính ít chua do ảnh hưởng của chế độ tưới tiết kiệm/ tưới nông lộ phơi so với kiểu tưới ngập thường xuyên của địa phương.

3) Cung cấp cơ sở khoa học về việc tưới tiết kiệm trong đất phù sa trung tính ít chua không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất cây lúa trong cả vụ xuân và vụ mùa.

4. Kết quả nghiên cứu

1) Nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế xã hội của huyện (chiếm 65,25%). Trong sản xuất nông nghiệp, trồng lúa nước là hoạt động chính chiếm 92% tổng diện tích đất nông nghiệp.

2) Ảnh hưởng của chế độ tưới đến Ni tơ và Phốt pho dễ tiêu trong đất:

* TNTP:

- Đất có phản ứng chua yếu đến trung tính và thế ôxy hóa khử (Eh) thấp.

- Đất nghiên cứu ở trạng thái khô có hàm lượng N-NH4+ ở mức trung bình. Khi đất khô được cho ngập nước, lượng N-NH4+ tăng mạnh, đặc biệt là sau tuần đầu ngập nước (21,39 mg N-NH4+/100g đất). Sau giai đoạn này, lượng N-NH4+ trong đất ít thay đổi, có biểu hiện giảm nhẹ.

- Hàm lượng N-NO3- trong đất thấp và sự suy giảm N-NO3- theo thời gian ngập nước có xảy ra nhưng không đáng kể (dao động trong khoảng 1,99 - 1,13 mg/100g đất).

- Đất nghiên cứu có hàm lượng Pdt rất giàu. Khi đất ngập nước lượng Pdt luôn ở mức rất giàu. Lượng Pdt tăng mạnh trong hai tuần đầu ngập nước sau đó ổn định. Tưới NLP làm giảm lượng Pdt trong đất 40,46 - 89,8% so với tưới NTX.

* TNĐR:

- Tưới NLP có giai đoạn rút nước phơi ruộng đã làm giảm mạnh lượng N-NH4+ ở trong đất so với tưới NTX (từ 1,64% đến 44,33%).

- Hàm lượng N-NO3- trong đất tại công thức tưới NLP thường cao hơn so với công thức tưới NTX (từ 3,59% đến 182% tùy vào mùa vụ).

- Tưới NLP làm giảm lượng Pdt trong đất từ 1,11% đến 58,40% so với tưới NTX, tùy thuộc vào mùa vụ. Nhưng sự giảm lượng Pdt không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa.

3) Khả năng tích luỹ vật chất khô giai đoạn trỗ bông ở công thức tưới NTX (32,06 - 61,41 g/khóm) cao hơn tưới NLP (35,5 - 58,63 g/khóm), nhưng trọng lượng bông tại công thức tưới NLP (7,79 - 47,83 g/khóm ) lại cao hơn NTX (8,39 - 46,38 g/khóm). Năng suất lúa trung bình của phương pháp tưới NLP đạt 60 ÷ 70 tạ/ha và tưới NTX đạt 57 ÷ 66 tạ/ha, tùy vào mùa vụ. Thống kê cho thấy chế độ tưới không làm ảnh hưởng đến khả năng tích lũy vật chất khô và năng suất của cây lúa.

5. Sản phẩm

a, Sản phẩm khoa học:

  1. Quyen Thi Dung, Nguyen Xuan Hai, Nguyen Huu Huan (2016), “Water regimes and dynamics of available nitrogen in paddy soil in the red river delta, Vietnam”, Ciência e Técnica Vitivinícola Journal, Volume 31, no.11, pp.23-33. ISSN: 0254-0223. Potugal.
  2. Quyền Thị Dung, Phạm Văn Hải (2018), “Diễn biến hàm lượng Ni tơ dễ tiêu trong đất lúa ngập nước”, Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên, Nxb Xây Dựng, Hà Nội, tr.452-454.

b, Sản phẩm đào tạo:

  1. Cử nhân chuyên ngành môi trường: 01

Bùi Thị Thùy Dung  (2018), Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp canh tác lúa nước đến hàm lượng Ni tơ dễ tiêu trong môi trường đất tại xã Văn Hoàng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đề tài tốt nghiệp, trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật - ĐH Thái Nguyên.

  1. Tiến sĩ chuyên ngành môi trường đất và nước: 01

Quyền Thị Dung (2018), Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới tiết kiệm nước đến hàm lượng dễ tiêu của các nguyên tố Nitơ và Phốt pho trong đất lúa vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ, ĐH Thủy Lợi, Hà Nội.

c, Sản phẩm ứng dụng:

 Quy trình tưới tiết kiệm nước cho lúa tại xã Văn Hoàng, huyện phú Xuyên, Hà Nội: 01.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

Xã Văn Hoàng, huyện phú Xuyên, Hà Nội

 

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

Project title: Research on the impacts of water saving irrigation regimes on the available nitrogen and phosphorus in paddy soil.

Code number: ĐH2017-TN09-05

Coordinator: Quyen Thi Dung

Implementing institution: College of Economics and Techniques - TNU

Duraton: from 1/2017 to 12/2018

2. Objectives

- The Study about the current status of the rice cultivation in Phu Xuyen district.

- Evaluation on the impacts of water saving irrigation regimes on the available nitrogen and phosphorus in paddy soil.

- Propose a water-saving irrigation procedure for rice.

3. Creativeness and in novativeness:

1) Detailed data on the available concentration changing of N and P on the soil of ancient alluvial soils with slight acidic are submerged under conditions of availability and absence of the rice.

2) Scientific evaluation and interpretation of changes in the available concentration of N, P on the soil of ancient alluvial soils with slight acidic due to the influence of water saving irrigation / wetting and drying irrigation measures compared to the regular continuous flooding irrigation in the local.

3) Provide a scientific basis for water saving irrigation in ancient alluvial soils with slight acidic without affecting the growth, development, and yield of rice in both spring and winter crops.

4. Resarch results

1) Agriculture plays a key role in the district's socio-economic structure (accounting for 65.25%). In agricultural production, wet rice cultivation is the main activity accounting for 92% of the total agricultural land area.

2) Effect of water saving irrigation regimes on the available nitrogen and phosphorus in paddy soil

* Laboratory methods:

- The soil showed a weak to the neutral reaction and low of oxidation reduction potential (Eh).

- The dry soil showed the concentration of N-NH4+ of medium range of available N. When the dry soil was flooded, N-NH4+ concentration increased sharply, especially after first week after flooding with the maximum value of 21,39 mg N-NH4+/100g soil. After this period, the concentration of N-NH4+ was slightly changed, showing a slight decrease, ranging from 16.45 to 19.96 mg/100g of soil.

- The concentration of N-NO3 is low and the reducing of concentration of N-NO3 during flooding is small, and negligible (ranging from 1,99 to 1,13 mg/100 g soil).

- Studied soil has very rich available P concentration. When flooding regimes, available concentration of P is always very rich. The available concentration of P is increased sharply in the first two weeks of flooding then stabilized. The AWD dewatering significantly reduced available concentration of P at the stage of water drainage, particularly 40.46 - 89.8% lower than that of CF.

* Methodology of field experiment:

- AWD with the water drainage stage has significantly reduced N-NH4+ concentration in the soil compared to CF (from 1.64% to 44.33%).

- The concentration of N-NO3 in the soil to increase rapidly compared to the CF (from 3.59% to 182% depending on crop).

- AWD has significantly reduced available concentration of P in the soil compared to CF from 1,11% to 58,40% depending on crop. But the reduction of the available concentration of P does not affect the growth and development of rice.

3) The accumulation of dry organics matter at the flowering stage in the CF (32,06 - 61,41 g/cluster) was higher than that of AWD (35,5 - 58,63 g/cluster), but the yield of AWD (7,79 - 47,83 g/cluster) was higher than that of CF (8,39 - 46,38 g / cluster). The average paddy yield of the AWD irrigation method is 60 ÷ 70 w/ha and the CF yield is 57 ÷ 66 w/ha, depending on the crop. Statistics show that irrigation does not affect the dry matter accumulation and yield of rice.

5. Products

a, Scientific products:

  1. Quyen Thi Dung, Nguyen Xuan Hai, Nguyen Huu Huan (2016), “Water regimes and dynamics of available nitrogen in paddy soil in the red river delta, Vietnam”, Ciência e Técnica Vitivinícola Journal, Volume 31, no.11, pp. 23-33, ISSN: 0254-0223. Potugal.
  2. Quyen Thi Dung, Phạm Van Hai (2018), “Changes in available nitrogen in paddy soil”, Proceedings of the annual conference of Thuy Loi university, Ha noi, pp. 452-454.

b, Training products:

  1. bachelor of specific Environment: 01

Bui Thi Thuy Dung (2018), Efficecy evaluation of wet rice cultivation method to the available nitrogen in soil in Van Hoang commune, Phu Xuyen district, Ha Noi, , graduation thesis, College of Economics and Techniques - Thai Nguyen University.

  1. Doctor of specialization: Soil and Water Environment: 01

Quyen Thi Dung (2018), Research on the impacts of water saving irrigation regimes on the available nitrogen and phosphorus in paddy soil in the Red river delta, doctoral thesis, Thuy Loi University, Ha Noi.

c, Application products:

- The water-saving irrigation procedure for rice: in Van Hoang commune, Phu Xuyen district, Ha Noi: 01.

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

The Van Hoang commune, Phu Xuyen district, Ha Noi.