Đoàn kết – trung thực – sáng tạo – hiệu quả - chất lượng

Thông tin kết quả nghiên cứu đề tài KH&CN cấp Đại học mã số ĐH2017-TN01-07 do TS. Lưu Quang Sáng - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên chủ nhiệm

Đăng ngày: 07-01-2020 | 1358 lần đọc
|

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung

  • Tên đề tài: Nghiên cứu phương pháp sử dụng ngữ tố trong dạy học tiếng Hán cho người Việt
  • Mã số: ĐH2017-TN01- 07
  • Chủ nhiệm đề tài: Lưu Quang Sáng
  • Điện thoại: 0912.258.159
  • Email: luuquangsang.sfl@tnu.edu.vn
  • Tổ chức chủ trì: Đại học Thái Nguyên
  • Thời gian thực hiện: Từ tháng 03 năm 2017- tháng 9 năm 2019

2. Mục tiêu

  • Nghiên cứu thực trạng sử dụng ngữ tố trong dạy học tiếng Hán cho người Việt tại Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên hiện nay.
  • Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của việc sử dụng ngữ tố trong dạy tiếng Hán tại Khoa Ngoại ngữ -Đại học Thái Nguyên nhằm mục đích giúp người học phát huy tối đa những lợi thế của người Việt khi học tập, nghiên cứu tiếng Hán. Qua đó người học có cái nhìn tổng thể và sử dụng đúng những từ gốc Hán trong tiếng Việt.  Góp phần bổ sung và hệ thống hóa cơ sở lý luận về ngữ tố gốc Hán trong tiếng Việt.
  • Đề xuất phương pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngữ tố trong giảng dạy ngữ âm, từ vựng và chữ Hán khi tiến hành giảng dạy tiếng Hán ở chương trình đại học.

3. Tính mới và sáng tạo

Đề tài nghiên cứu việc sử dụng ngữ tố gốc Hán trong tiếng Việt vào giảng dạy tiếng Trung Quốc cho người Việt Nam, bao gồm giảng dạy ngữ âm, từ vựng và chữ Hán. Phát huy những lợi thế của người Việt khi học tiếng Trung Quốc để nâng cao hiệu quả việc dạy và học tiếng Trung Quốc ở Việt Nam.

4. Kết quả nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu ngữ tố gốc Hán trong tiếng Việt và việc sử dụng chúng vào dạy học tiếng Trung Quốc cho người Việt. Kết quả nghiên cứu chính gồm:

      - Sự hình thành ngữ tố gốc Hán trong tiếng Việt; phân loại ngữ tố gốc Hán.

      - Thực trạng dạy và học tiếng Trung Quốc tại Việt Nam.

      - Việc sử dụng ngữ tố gốc Hán trong tiếng Việt vào dạy học tiếng Trung Quốc tại Việt Nam.

      - Những đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Trung Quốc cho người Việt.

5. Sản phẩm

5.1. Sản phẩm khoa học

  1. Lưu Quang Sáng (2017), Một số phương pháp dạy học chữ Hán cho người Việt”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ ĐHTN, 175 (15), tr.73-77.
  2. Lưu Quang Sáng, Vi Thị Hoa (2019), “Nghiên cứu một số phương pháp đổi mới việc dạy học tiếng Hán cho người Việt”, Tạp chí Charming China, tr. 200-201.
  3. Vi Thi Hoa, Lưu Quang Sáng (2019), “Phân tích lỗi sai khi dịch từ Hán Việt của sinh viên Việt Nam”, Tạp chí Charming China, tr. 151-152.
  4. Lưu Quang Sáng (2019), Giáo trình luyện viết tiếng Trung Quốc sơ cấp, NXB Đại học Thái Nguyên.

5.2. Sản phẩm đào tạo

- Hướng dẫn 01 luận văn Thạc sỹ (đã bảo vệ):

  1. Nguyễn Ngọc Lan (2019), Nghiên cứu ngữ tố gố Hán trong sách giáo khoa tiếng Trung Quốc ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó đối với việc dạy học từ vựng tiếng Trung Quốc cho người Việt, Luận văn thạc sĩ, Khoa Ngoại ngữ- ĐH Thái Nguyên.

- Hướng dẫn 02 sinh viên nghiên cứu khoa học (đã nghiệm thu):

  1. Vàng Dùng Phìn (2017), Nghiên cứu hàm ý văn hóa các chữ Hán có bộ kim, Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học, Khoa Ngoại ngữ- ĐH Thái Nguyên, Biên bản nghiệm thu ngày 27 tháng 12 năm 2016.
  2. Phạm Thị Thư (2018), Khảo sát những lỗi sai thường gặp trong bài dịch tiếng Trung Quốc 1 của sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành tiếng Trung Quốc - Khoa Ngoại ngữ- Đại học Thái Nguyên, Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học, Khoa Ngoại ngữ- ĐH Thái Nguyên, Biên bản nghiệm thu ngày 25 tháng 12  năm 2018.

6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

6.1. Phương thức chuyển giao

  • Kết quả của đề tài được công bố là các bài báo khoa học trên các tạp chí trong nước và quốc tế. Giáo trình biên soạn được giảng dạy tại Khoa Ngoại ngữ- ĐH Thái Nguyên.
  • Được nộp thư viện làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy và học tập chuyên ngành tiếng Trung Quốc tại Khoa Ngoại ngữ- Đại học Thái Nguyên.

6.2. Địa chỉ ứng dụng

Ứng dụng trong giảng dạy tiếng Trung Quốc tại khoa Ngoại ngữ- ĐH Thái Nguyên

6.3.Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

6.3.1. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

Là tài liệu tham khảo trong chương trình đào tạo chuyên ngành tiếng Trung Quốc cho người Việt. Tích cực phát huy sự ảnh hưởng có lợi của tiếng Việt trong nâng cao chất lượng giáo dục tiếng Trung Quốc.

6.3.2. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan:

Bổ sung lý luận về ngữ tố gốc Hán trong tiếng Việt; bổ sung phương pháp dạy học tiếng Trung Quốc cho người Việt.

6.3.3. Đối với phát triển kinh tế - xã hội:

Giúp người Việt hiểu rõ và sử dụng đúng những từ gốc Hán trong tiếng Việt nhằm nâng cao hiệu quả biểu đạt ngôn ngữ.

6.3.4. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu:

Góp phần nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Trung Quốc tại ĐH Thái Nguyên.

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information

  • Project title: A study on the use of chinese language radicals in Chinese language teaching for Vietnamese learners
  • Code number: DH2017-TN01- 07
  • Principal investigator/researcher: Luu Quang Sang
  • Phone number: 0912.258.159 Email: luuquangsang.sfl@tnu.edu.vn
  • Impementing institution: Thainguyen University
  • Duration: 03/2017- 09/2019

2. Objectives

The research aims at:

  • Investigating the current situation of using Chinese language radicals in Chinese language teaching for Vietnamese learners at the School of Foreign Languages – Thainguyen University.
  • On that account, suggesting solutions to enhance the effectiveness of using Chinese language radicals in Chinese language teaching for Vietnamese learners at the School of Foreign Languages so that they can make the most use of their benefits as Vietnamese people to learn or study Chinese.
  • Providing the learners with an overview of Chinese language radicals to use them properly.
  • Contributing to and systemizing the theoretical background of Chinese language radicals in Vietnamese.
  • Providing implications in language teaching to enhance the use of Chinese language radicals in teaching phonetics, vocabulary, and Chinese characters in teaching Chinese language at the tertiary level.

3. Creativeness and innovativeness

This research investigates the use of Chinese language radicals in Vietnamese in order to teach Chinese language to Vietnamese learners in subjects like phonetics, vocabulary, and Chinese characters, on that account to make the most use of the learners’ advantages in learning Chinese, and hence to enhance the quality of teaching and learning Chinese in Vietnam.

4. Research results

The study investigates Chinese language radicals and their use in teaching Chinese language to Vietnamese learners. The main findings include:

  • The formation of Chinese language radicals in the Vietnamese language and their classification.
  • The current situation of teaching and learning Chinese in Vietnam
  • The use of Chinese language radicals in Vietnamese to teach Chinese in Vietnam.
  • Suggestions and implications to enhance the quality of teaching Chinese language to Vietnamese learners.

5. Products

5.1. Scientific works

  1. Luu, Q. S. (2017), “Some methods of teaching Chinese to Vietnamese learners”, Journal of Science and Technology – Thainguyen University, Vol 15, pp. 73-77.
  2. Luu, Q. S. & Vi, T. H. (2019), Innovative methods in teaching Chinese to Vietnamese learners”, Charming China Journal, Vol 1, pp. 200-201.
  3. Vi, T. H. & Luu, Q. S. (2019), “An analysis of errors in translating Sino Vietnamese by Vietnamese students”, Charming China Journal, Vol. 2, pp. 151-152.
  4. Luu, Q. S. (2019), Chinese Writing Textbook for Beginners, Thai Nguyen University Press.

5.2. Educational works

- Supervision of 01 master thesis (completed):

  1. Nguyen Ngoc Lan (2019),  A study on Chinese language radicals in Chinese textbooks in Vietnam and their effects on teaching Chinese vocabulary for Vietnamese learners, Master thesis, School of Foreign Languages, Thainguyen University.

- Supervision of 02 scientific studies by students (completed):

  1. Vang Dung Phin (2017), A study on cultural implications of “jin” component in Chinese characters, Student’s  research, School of Foreign Languages, Thainguyen University.
  2. Pham Thi Thu (2018), A survey of common errors in Chinese translation practice 1 by third-year students of Chinese undergraduate program at the School of Foreign Languages, Thainguyen University, Student’s  research, School of Foreign Languages, Thainguyen University.

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results

6.1. Methods of transferring

The results of the study are published in journal articles inside and outside Vietnam. The textbook will be used at the School of Foreign Languages – Thainguyen University and stored in the library as references for learning and teaching Chinese at the School of Foreign Languages – Thainguyen University.

6.2. Address of application

Chinese language teaching at the School of Foreign Languages – Thainguyen University.

6.3. Impacts and benefits of the study results

6.3.1. For education and training area

The study results are the references for the Chinese language curricula for Vietnamese learners, maximizing the advantages of Vietnamese language in enhancing the quality of teaching Chinese.

6.3.2. For related science and technology

The study results contribute to the theoretical background of Chinese language radicals and methodology of teaching Chinese to Vietnamese learners.

6.3.3. For socio-economic development:

The study results provide Vietnamese learners with more insight into the proper use of Chinese language radicals in Vietnamese to improve language expressions.

6.3.4. For the institution in charge and institutions of applications:

The study results help to improve the quality of teaching Chinese at Thainguyen University.

Lịch nghiệm thu